Tiêu dùng xanh trong đô thị: Thay đổi thói quen hướng tới phát triển bền vững

26/06/2025

TN&MTTháng 6 - Tháng hành động vì môi trường đang được triển khai với hoạt động thiết thực trên khắp cả nước. Tại Hà Nội, xu hướng tiêu dùng xanh đang len lỏi vào đời sống đô thị, từ siêu thị đến cửa hàng nhỏ - dù hành trình ấy vẫn còn nhiều thử thách.

Dễ tiếp cận nhưng thói quen còn là rào cản 

Tiêu dùng xanh đang dần trở thành một lựa chọn sống có trách nhiệm trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Đây là xu hướng tiêu dùng bền vững, trong đó người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe và góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực đến hệ sinh thái tự nhiên. Những thay đổi tưởng chừng nhỏ như việc chọn mua sản phẩm không có bao bì nhựa, sử dụng túi vải thay cho túi nylon, hay ưu tiên hàng hóa có nguồn gốc hữu cơ, tái chế đang trở thành những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống.

Tại Việt Nam, xu hướng này đang lan rộng, đặc biệt ở các đô thị lớn như Hà Nội. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc và vòng đời sản phẩm, trong khi doanh nghiệp cũng bắt đầu chuyển mình theo hướng xanh hóa sản xuất. Một số siêu thị, cửa hàng bán lẻ đã hạn chế túi nylon, trưng bày sản phẩm hữu cơ, tái chế và thân thiện với môi trường.

Người dân Hà Nội ngày càng ưu tiên lựa chọn sản phẩm thân thiện với môi trường. Chị Nguyễn Thu Hà (27 tuổi, sống tại Thanh Xuân, Hà Nội) thường có thói quen mang hộp nhựa đựng thực phẩm mỗi khi đi chợ chia sẻ: “Một tuần mình sẽ đi chợ từ 3 - 4 lần, mỗi lần như vậy mình đều sẽ mang theo hộp nhựa và chiếc làn để đựng đồ, như vậy mình sẽ yên tâm hơn vừa đảm bảo sức khỏe vừa giảm thải túi nylon sử dụng một lần”. 

Nhiều siêu thị lớn như WinMart, Co.opmart, Go!… đã đồng loạt chuyển sang sử dụng bao bì thân thiện với môi trường như túi vải, hộp giấy và túi phân hủy sinh học. Không chỉ dừng lại ở việc thay đổi bao bì, một số siêu thị còn triển khai các chương trình ưu đãi như giảm giá, tặng điểm tích lũy khi khách hàng mang theo túi cá nhân hoặc chọn mua sản phẩm sử dụng bao bì sinh thái. 

Tại Co.opmart trong tháng 6 này đã thực hiện chương trình “Gia đình Việt - Đại sứ Xanh” với thông điệp yêu thương gia đình không chỉ dừng lại ở lời nói, kêu gọi người tiêu dùng thực hiện những thay đổi tích cực trong sinh hoạt hàng ngày, từ việc lựa chọn thực phẩm an toàn, mang theo túi vải đi chợ đến ưu tiên sản phẩm tươi ngon, an lành. Những bảng thông báo với nội dung “Hãy mang theo túi của bạn để giảm thiểu rác thải nhựa” được đặt ở nhiều vị trí dễ thấy. Các nhân viên siêu thị cho biết, đây là một phần trong hoạt động hưởng ứng chiến dịch giảm nhựa của hệ thống bán lẻ trên toàn quốc.

Tiêu dùng xanh trong đô thị: Thay đổi thói quen hướng tới phát triển bền vững

Quầy rau củ xanh tại siêu thị được treo nhiều thông báo của đại sứ Xanh (Ảnh: Nguyễn Hạnh)

Chị Nguyễn Thanh Mai (32 tuổi, cư dân quận Hà Đông) - một khách hàng quen của siêu thị chia sẻ: “Trước đây tôi toàn lấy túi nylon theo thói quen, giờ thấy có túi sinh học thì cũng thử dùng, ban đầu chưa quen nhưng cảm thấy yên tâm hơn khi nghĩ đến môi trường”. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẵn sàng thay đổi như chị Mai. Một bác lớn tuổi đi cùng gia đình vẫn yêu cầu nhân viên chia nhỏ đồ ra “cho sạch”, mỗi loại một túi, bất chấp lời nhắc nhẹ nhàng từ nhân viên thu ngân về việc giảm nhựa.

Theo ghi nhận thực tế, lượng túi nylon được sử dụng tại khu vực bán thịt, cá, rau củ vẫn còn khá lớn. Mặc dù túi sinh học đã xuất hiện nhiều hơn, nhưng giá thành cao và độ bền không bằng túi nylon khiến nhiều người bán lẫn người mua còn dè dặt.
“Khó nhất vẫn là thói quen lâu năm. Dù có túi tự hủy hay túi vải nhưng khách vẫn thích dùng túi thường, vì cảm giác chắc chắn và tiện lợi hơn,” một nhân viên siêu thị chia sẻ!.

Vật dụng sinh học: Mảnh đất nhỏ cho người tiêu dùng ‘xanh’

Không chỉ dừng lại ở các siêu thị lớn, hành trình tiêu dùng xanh còn len lỏi đến những cửa hàng nhỏ trong lòng phố thị. Trên phố Ngọc Khánh (quận Ba Đình), một cửa hàng chuyên bán sản phẩm sinh học đang dần trở thành điểm đến quen thuộc của những người tiêu dùng quan tâm đến môi trường.

Tại đây, một thế giới “không nhựa” hiện lên rõ nét: từ túi bắp, ống hút giấy đến khay làm từ bã mía, vỏ trấu… đều được bày bán như những giải pháp thay thế cho đồ nhựa dùng một lần. Cửa hàng không chỉ thu hút người tiêu dùng trẻ mà còn là nơi tìm đến của các chủ quán cà phê, nhà hàng đang thử nghiệm những lựa chọn bền vững hơn trong kinh doanh.

Tiêu dùng xanh trong đô thị: Thay đổi thói quen hướng tới phát triển bền vững

Một góc tại cửa hàng trưng bày nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường

Quản lý cửa hàng cho biết: “So với 2 - 3 năm trước, hiện tại người dân đã quan tâm nhiều hơn đến sản phẩm thân thiện môi trường. Tuy nhiên, lượng khách thường xuyên vẫn chủ yếu là nhóm nhỏ: người có điều kiện kinh tế, hiểu biết về môi trường hoặc có động lực riêng để thay đổi thói quen tiêu dùng.”

Một bộ ống hút giấy tại đây có giá từ 20.000 - 30.000 đồng, túi bắp sinh học dao động khoảng 2.000 - 3.000 đồng/chiếc, cao gấp vài lần túi nilon thông thường. Chính mức giá này đã khiến nhiều khách hàng phân vân, dù đồng tình với ý nghĩa của sản phẩm. “Tôi rất ủng hộ nhưng nếu dùng hàng ngày thì hơi tốn. Giá như có chính sách hỗ trợ hay giảm thuế cho sản phẩm xanh thì tốt hơn,” một bạn sinh viên ghé mua chia sẻ.

Từ siêu thị lớn đến cửa hàng nhỏ, dấu hiệu của tiêu dùng xanh đã hiện diện rõ rệt trong đô thị – dễ tiếp cận hơn, đa dạng hơn và được nhắc đến thường xuyên hơn. Thế nhưng, thực tế cho thấy số người thực sự thay đổi hành vi vẫn còn quá ít. Theo các chuyên gia, để tiêu dùng xanh thực sự trở thành xu hướng chủ đạo, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ba trụ cột: người tiêu dùng, doanh nghiệp và Nhà nước. Người tiêu dùng cần thay đổi tư duy tiêu dùng từ ưu tiên sự tiện lợi, giá rẻ sang lựa chọn những sản phẩm xanh, an toàn và bền vững hơn. Doanh nghiệp không chỉ cần minh bạch về nguồn gốc hàng hóa, mà còn phải đầu tư vào công nghệ sạch và cải tiến quy trình sản xuất. Về phía Nhà nước, điều quan trọng là xây dựng hành lang pháp lý rõ ràng, thiết lập hệ thống kiểm định hậu kiểm hiệu quả, đồng thời ban hành các chính sách hỗ trợ thiết thực như ưu đãi về thuế, vốn, mặt bằng… để khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình kinh doanh xanh dù không thiếu giải pháp, rào cản lớn nhất vẫn nằm ở sự chênh lệch giữa nhận thức và hành động: nhiều người ủng hộ bằng lời nói, nhưng ngần ngại khi phải trả giá cao hơn, bất tiện hơn, hay chỉ đơn giản là khác với thói quen cũ.

Nguyễn Hạnh

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông