
Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP qua nhiều kênh phân phối ở Quảng Trị
25/07/2025TN&MTHiện nay, ở tỉnh Quảng Trị có một số sản phẩm OCOP nổi bật như khoai gieo, nước mắm, hải sản khô, các sản phẩm từ dược liệu, sản phẩm nông sản yến, cam, tiêu, bột nghệ, mật ong, cà phê… Có thể khẳng định rằng chương trình OCOP đang tạo ra sự lan tỏa mạnh mẽ trong khu vực nông thôn, giúp người dân thoát nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Tìm đầu ra cho sản phẩm… phân qua nhiều kênh
Hiện nay, hiệu quả của việc đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử được đánh giá cao. Các sản phẩm OCOP của địa phương được nhanh chóng đưa lên các sàn Postmart (của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam), Vỏ Sò (Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel), Sen Đỏ (Tập đoàn FPT)… Trong Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP giai đoạn 2021-2025, có rất nhiều tiêu chí để đánh giá. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các sản phẩm OCOP càng độc đáo, càng có nét riêng biệt thì luôn được đánh giá cao, thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, và các sản phẩm đó sẽ có nhiều lợi thế hơn khi phân phối ra các thị trường lớn, thị trường có tiềm năng so với các sản phẩm OCOP còn lại.
Quảng Trị có một số sản phẩm OCOP nổi bật như khoai gieo, nước mắm, hải sản khô, yến, cam, tiêu, bột nghệ, mật ong, cà phê…
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Quảng Trị, thực tiễn cho thấy hiện nay các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đã được các cấp, các ngành, các chủ thể kinh tế quan tâm đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm thông qua nhiều hình thức như: Trưng bày tại điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP cấp tỉnh, xã, trưng bày tại các cửa hàng bán đồ lưu niệm tại các điểm du lịch trong tỉnh; ký hợp đồng phân phối sản phẩm với các hệ thống, đại lý trong và ngoài tỉnh; thực hiện quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử như quangbinhtrade.vn; voso.vn; posmart.vn… Đặc biệt một số chủ thể đã ký kết các đơn hàng lớn với các hệ thống siêu thị lớn ở trong nước như BigC, Coopmart.
Ông Trần Quốc Tuấn - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Quảng Trị cho biết: “Chúng ta cần lưu ý rằng tạo ra sản phẩm thì dễ, nhưng để thương mại hóa được sản phẩm và mang tính bền vững nó lại là câu chuyện khác. Quy luật của thị trường là khi sản phẩm lên kệ siêu thị, sản phẩm nào mang lại doanh thu nhiều nhất cho siêu thị tính trên một đơn vị diện tích thì người ta sẽ ưu tiên bán sản phẩm đó. Yêu cầu của kinh tế hàng hóa chính là phải luôn cải tiến, cải tiến và cải tiến. Với những kết quả đạt được, có thể khẳng định rằng chương trình OCOP đang là một hướng đi đúng trong việc phát triển kinh tế khu vực nông thôn, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng nông thôn mới có chiều sâu và hiệu quả bền vững ở tỉnh Quảng Trị”.
Cũng theo ông Tuấn, trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Môi trường Quảng Trị sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan để xây dựng hệ thống hỗ trợ phát triển và thương mại hóa sản phẩm OCOP từ cấp tỉnh, đến xã bảo đảm đồng bộ, hiện đại và bài bản; tiếp tục kết nối, đưa các sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử, góp phần tạo ra một kênh quảng bá hiệu quả cho các sản phẩm OCOP nói riêng, sản phẩm nông sản nói chung, giúp cho bà con nông dân ổn định giá bán sản phẩm, xây dựng thương hiệu và nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường.
Thời gian tới, các chủ thể cần đầu tư mở rộng sản xuất, bảo đảm đầu ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường; tiếp tục đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ, đặc biệt là kết nối với các sàn giao dịch, thương mại điện tử… xây dựng và hoàn thiện kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm, tiến tới áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như ISO/HACCP/GMP… để xuất khẩu sản phẩm, hướng tới thị trường ngoài nước.
Một số sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Trị
Ông Phan Hoài Nam - Phó Giám đốc Sở Công Thương Quảng Trị cho biết, thông qua các hoạt động kết nối, nhiều sản phẩm từ chương trình OCOP có chất lượng cao không chỉ được tiêu thụ ở địa phương, mà còn được tiêu thụ tại các chuỗi siêu thị, kênh phân phối nước ngoài. Việc này không chỉ giúp gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn mà còn thúc đẩy nâng cao thương hiệu, đặc sản địa phương. Tạo chuỗi liên kết bền vững, nâng cao giá trị cho người sản xuất, sản phẩm có chất lượng, an toàn, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Kết nối sản phẩm - tìm sự liên kết chặt chẽ
Tạo liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể trong thị trường với nhau, từ người sản xuất đến người tiêu dùng, từ trung ương đến địa phương, từ doanh nghiệp đến cơ quan quản lý nhà nước, nhằm đưa hàng hóa có chất lượng từ nhiều khu vực, vùng miền đến tận tay người tiêu dùng. Thu hút hàng hóa nông sản, đặc sản tại địa phương đến các tỉnh, thành phố khác. Quảng Trị cũng cần tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết giữa các chủ thể kinh tế, liên kết các xã để cùng sản xuất một sản phẩm OCOP cùng chủng loại, hướng đến xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP của tỉnh.
Quảng Trị khuyến khích các chủ thể kinh tế đầu tư, nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, chế biến sản phẩm OCOP để tạo ra sự khác biệt, nổi trội của sản phẩm gồm phần gia tăng giá trị, chất lượng sản phẩm. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm để mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm OCOP. Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thông qua các sàn giao dịch thương mại điện tử, các trang bán hàng Facebook, Zalo.
Thông qua, các hoạt động kết nối, nhiều sản phẩm từ Chương trình OCOP có chất lượng cao không chỉ được tiêu thụ ở địa phương mà còn tiêu thụ tại các chuỗi siêu thị, kênh phân phối nước ngoài. Việc này không chỉ giúp gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn mà còn thúc đẩy nâng cao thương hiệu, đặc sản địa phương. Tạo chuỗi liên kết bền vững, nâng cao giá trị cho người sản xuất, sản phẩm có chất lượng, an toàn, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Các sản phẩm OCOP chất lượng cao không chỉ được tiêu thụ ở địa phương mà còn tiêu thụ tại các chuỗi siêu thị, kênh phân phối nước ngoài
Ông Phan Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Công Thương Quảng Trị cho biết, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh hoàn thiện các thủ tục hồ sơ pháp lý của các sản phẩm OCOP, xây dựng bao bì, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý… và các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng cáo, giới thiệu, kết nối giao thương, tham gia giao dịch trao đổi mua bán trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến, thanh toán onlie cho các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng của tỉnh Quảng Trị.
Cũng theo ông Nam, việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP gia tăng giá trị các sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, góp phần thúc đẩy xuất khẩu tại chỗ cho các mặt hàng nông sản, trong đó có nhiều sản phẩm OCOP. Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho chủ thể kinh tế về kỹ năng bán hàng, thương mại điện tử để quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP.
Thời gian tới, ngành Công thương sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, liên kết với các hoạt động du lịch, để các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh Quảng Trị ngày càng vươn xa. Nâng tầm giá trị, được người tiêu dùng trong nước và quốc tế tin tưởng sử dụng, hình thành những thương hiệu mạnh có uy tín trên thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu.
Sản phẩm OCOP độc đáo riêng biệt - dễ chinh phục thị trường cùng với Chương trình OCOP, việc triển khai thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đạt được kết quả quan trọng, góp phần phát triển thị trường trong nước, từ đó đưa ra các giải pháp tổ chức hiệu quả hệ thống phân phối, thiết lập các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng hàng hóa thông suốt, tạo liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể trong thị trường với nhau, từ người sản xuất đến người tiêu dùng, từ Trung ương đến địa phương, từ doanh nghiệp đến cơ quan quản lý nhà nước, nhằm đưa hàng hóa có chất lượng từ nhiều khu vực, vùng miền đến tận tay người tiêu dùng tại địa phương và thu hút hàng hóa nông sản, đặc sản tại địa phương đến các tỉnh, thành phố khác.
Đinh Loan