Trang trại heo gây ô nhiễm môi trường

05/07/2023

TN&MTHiện nay, trên địa bàn tỉnh có nhiều trang trại nuôi heo tập trung quy mô lớn. Một số trang trại không đảm bảo khoảng cách an toàn từ nơi chăn nuôi đến khu dân cư. Chỉ tính riêng ở xã Lộc An, huyện Lộc Ninh đã có 6 trang trại nuôi heo thịt. Trong số đó, có không ít trang trại chưa thực hiện đúng, đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm kéo dài trong khu dân cư.

Theo cam kết bảo vệ môi trường, các trang trại phải xây dựng quy trình xử lý chất thải chăn nuôi qua hầm biogas, sau đó thu gom dẫn vào hồ lắng, đáy có lót bạt chống thấm. Sau hồ lắng, nước thải tiếp tục dẫn vào ao nuôi cá và thải ra môi trường hoặc tận dụng nguồn nước tưới cho cây trồng. Thực tế, nhiều trang trại chăn nuôi ở xã Lộc An không thực hiện đúng cam kết này.

Xả thải ra môi trường

Năm 2015, huyện Lộc Ninh chấp thuận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường phương án chăn nuôi heo thịt của hộ ông Ngô Quang Hải ở ấp 6, xã Lộc An. Theo đó, chủ trang trại có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ những nội dung nêu trong bản cam kết. Chủ hộ phải đầu tư hệ thống biogas để xử lý nước thải chăn nuôi.

Trang trại của hộ ông Hải đang nuôi gia công 500 con heo thịt. Bình quân mỗi ngày trang trại xả 24m3 chất thải. Thế nhưng qua nhiều năm hoạt động, hệ thống hầm biogas vẫn chưa hoàn thiện. Do đó, toàn bộ chất thải chăn nuôi chưa qua xử lý được thải trực tiếp ra môi trường. Khu vực có các hồ chứa chất thải bốc mùi hôi thối nồng nặc. Sau chuồng nuôi là 2 hố chứa chất thải được xây bao, lót bạt, che kín bề mặt. Gọi là hầm biogas, nhưng thực tế chất thải của trang trại vẫn chưa được xử lý chảy qua hố thứ 3, bề mặt phủ bạt. Khi hố này đầy thì nước phân được dẫn vào một hố lộ thiên khác và chảy tràn ra vườn cao su. Điều đáng nói là khoảng cách từ trang trại chăn nuôi đến khu dân cư chỉ hơn 100m nên không thể tránh khỏi ô nhiễm không khí, nguồn nước.

Trang trại heo gây ô nhiễm môi trường

Hầm chứa chất thải chưa qua xử lý trong khuôn viên trại heo của hộ ông Ngô Quang Hải

Theo phản ánh của các hộ dân sống xung quanh, chất thải từ trang trại heo của hộ ông Hải thường xuyên chảy tràn ra ngoài, nhất là vào những ngày mưa lớn. Bà Lê Thị Xuân sống gần trang trại nói: “Mỗi lần trời mưa là nước phân heo chảy tràn về vườn, sân nhà tôi. Không khí ở đây quá ô nhiễm, người già, trẻ nhỏ không ai chịu được mùi hôi này”.

Giáp ranh hộ ông Hải là trang trại nuôi heo của gia đình bà Trần Thị Đào. Năm 2014, huyện Lộc Ninh chấp thuận bản cam kết bảo vệ môi trường phương án chăn nuôi heo thịt của hộ bà Đào. Theo đó, trang trại được phép nuôi 990 con. Hộ bà Đào phải báo cáo UBND huyện khi có thay đổi, điều chỉnh nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường và chỉ được thực hiện khi có sự chấp thuận bằng văn bản. Thế nhưng từ nhiều năm nay, trang trại tăng số lượng đàn gấp đôi, lên 1.800 con, nhưng không báo với cấp có thẩm quyền. Mỗi ngày, trang trại xả gần 90m3 chất thải. Hệ thống biogas quá tải, không thể xử lý hết lượng chất thải. Hộ bà Đào đã đào thêm nhiều hố chứa phân heo ngay trong khu vườn. Bề mặt hố phủ bạt, mùi hôi bốc lên nồng nặc, gây ô nhiễm môi trường sống của người dân xung quanh. Tuy vậy, ông Trần Đình Hân (chồng bà Đào) vẫn khẳng định: “Trang trại đã xây dựng hầm biogas, nhưng chăn nuôi thì không tránh khỏi mùi hôi. Tôi sẽ cố gắng hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải để các hộ dân không phản ánh”. Ông Hân cho biết, khi các hầm chứa chất thải lộ thiên đầy thì dùng máy hút để làm phân bón tưới cho cây trồng.

Trang trại heo gây ô nhiễm môi trường

Trang trại heo gây ô nhiễm môi trường

Chất thải phân heo chưa qua xử lý được chứa trong nhiều hố tại vườn cao su của hộ ông Trần Đình Hân

Bức xúc trước tình trạng ô nhiễm môi trường do các trang trại chăn nuôi heo gây ra, ông Nguyễn Trí Lương ở ấp 6 cho biết: “Ông Hân nói đã xây dựng hầm biogas, thực tế chỉ đào hố che bạt rất sơ sài. Biogas là phải đốt lên lửa. Còn che bạt mà gọi biogas là tôi không tán thành, mùi hôi vẫn ra ngoài không khí. Còn đường dây điện của trang trại thì vắt vẻo giữa lô cao su, rất nguy hiểm. Các trang trại chăn nuôi trong khu dân cư là không hợp lý. Rất mong cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý, không để tình trạng ô nhiễm kéo dài”.

Nuôi heo trên đồi cao, vùng thấp lãnh đủ

Ấp 6, xã Lộc An có 3 hộ chăn nuôi heo thịt, với tổng đàn gần 2.900 con. Các trang trại đều rất gần khu dân cư, không đảm bảo khoảng cách theo quy định. Do chăn nuôi với số lượng lớn, hệ thống xử lý chất thải chưa đáp ứng yêu cầu nên thường xuyên xả trực tiếp ra mặt đất trong nhiều năm.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kiều ở gần các trang trại chăn nuôi, giáp ranh là trại heo của hộ ông Nguyễn Văn Mạnh. Cuối tháng 5 vừa qua, trang trại này nuôi 550 con heo (vượt số lượng cho phép 50 con). Chất thải thường xuyên chảy tràn ra mặt đất, đọng lại thành vũng lầy trong vườn. Nhiều năm qua, gia đình bà Kiều phải sống trong cảnh ô nhiễm không khí, nguồn nước. Bà Kiều bức xúc: “Các trang trại ở trên đồi cao, còn khu dân cư ở vùng trũng nên mưa là nước phân heo từ trên cao dồn về. Tôi phải đào đường mương trong vườn để dẫn nước thải ra ngoài, chảy qua đường thì ảnh hưởng đến các hộ dân bên kia đường và ngấm xuống giếng nước. Mùi hôi nồng nặc, nhất là khi các trang trại vệ sinh chuồng. Mùi hôi ảnh hưởng đến cả bữa ăn, giấc ngủ”.

Trang trại heo gây ô nhiễm môi trường

Chất thải chưa qua xử lý xả trực tiếp trong khuôn viên trại heo của hộ ông Nguyễn Văn Mạnh

Những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước ở khu vực tổ 4, ấp 6 ngày càng tăng. Nguyên nhân do các chủ trang trại nuôi heo không thực hiện đúng bản cam kết bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, các hộ chăn nuôi tự tăng số lượng đàn nên hệ thống xử lý chất thải quá tải, hầm biogas không hoạt động, phân heo tràn ra môi trường xung quanh. Bức xúc vì ô nhiễm, người dân đã nhiều lần góp ý với chủ trang trại, nhưng các cuộc tranh cãi vẫn chưa có hồi kết.

Năm 1987, các hộ dân đã sinh sống tại tổ 4, ấp 6, xã Lộc An. Trước đây chưa có trang trại, không khí vùng quê rất trong lành. Từ khi các trang trại chăn nuôi hoạt động, môi trường nước, không khí trong khu dân cư ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Ông Nguyễn Trí Lương cho biết thêm: “Vào mùa mưa, nước phân heo tràn qua vườn nhà tôi đen kịt. Người dân sống trong môi trường ô nhiễm ngày này qua tháng khác. Chúng tôi không biết phản ánh với ai, góp ý với chủ trang trại thì họ thách thức, gay gắt”.

Thời gian qua, công tác kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại các trang trại chăn nuôi chưa được thực hiện thường xuyên. Thực tế cho thấy, các trang trại chăn nuôi tự tăng số lượng đàn, gây ô nhiễm môi trường kéo dài, nhưng chưa bị phát hiện, xử phạt. Chỉ khi người dân phản ánh thì cơ quan chức năng mới vào cuộc.

Để các trang trại chăn nuôi phát triển bền vững, cần có quy hoạch vùng chăn nuôi, đồng thời lấy ý kiến đánh giá tác động môi trường trong cộng đồng dân cư. Song song đó, cơ quan chức năng có biện pháp quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm, không chỉ bảo vệ môi trường sống cộng đồng, mà còn bảo đảm tính thượng tôn pháp luật.

Qua xác minh, địa phương phát hiện các hộ chăn nuôi chưa thực hiện nghiêm những cam kết bảo vệ môi trường. Những năm 2014-2015, dân cư khu vực này vẫn còn thưa thớt. Tuy nhiên, thời gian gần đây, lượng dân cư đến ở rất đông, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các trang trại. Xã kiến nghị cấp có thẩm quyền nên xem xét, khảo sát lại việc cấp phép cho các trang trại, bởi vì rất gần khu dân cư, không đảm bảo khoảng cách theo quy định. Đồng thời, tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát đối với các hộ chăn nuôi trên địa bàn nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi gây ô nhiễm môi trường”.

Theo baokhanhhoa.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam là đối tác tiên phong trong nền tảng NPAP chống ô nhiễm nhựa

Ngành Thú y phải chủ động, chuyên nghiệp, bền vững hơn

Cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam vào thị trường Halal Pakistan

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp xã giao Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam

Nông nghiệp

Người mang lại giá trị sản phẩm chè Tân Cương, Thái Nguyên

Kết quả hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo Dự án 5

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Tài nguyên

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Môi trường

Lâm trường Lục Ngạn: Đổi thay từ chuyển đổi mô hình

Bài cuối: Từ nền móng vững chắc đến kỳ vọng phát triển lâm nghiệp hiện đại, bền vững

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UNDP ra mắt cơ chế chính sách đa bên chống ô nhiễm nhựa

Thúc đẩy hành động từ dữ liệu: Hướng tiếp cận mới cho quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai trao Bằng khen cho YeaH1 vì đóng góp phát triển du lịch qua chương trình “Gia đình Haha”

Đắk Lắk: Du lịch biển rừng, hội tụ giao thoa hướng tới phát triển kinh tế sau sát nhập

Phía sau vết dầu loang: Hành trình trả ơn thiên nhiên của ông Phạm Văn Sơn

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Diễn đàn

Thời tiết ngày 11/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa có nơi mưa rất to

Thời tiết ngày 10/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa rào và dông, cục bộ mưa rất to

Thời tiết ngày 9/7: Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa - Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Đắk Lắk, Khánh Hòa nắng nóng

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to