Trồng lúa giảm phát thải gắn với tăng trưởng xanh

30/03/2025

TN&MTSau hơn một năm từ khi Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các mô hình thí điểm cho thấy những kết quả khả quan. Tuy nhiên, để sớm đạt mục tiêu một triệu ha vào năm 2030, cần thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ nhóm nông dân ngành hàng lúa gạo.

Trồng lúa giảm phát thải gắn với tăng trưởng xanh

Cán bộ khuyến nông hướng dẫn canh tác thông minh cho thành viên Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Thanh niên Phú Hòa, xã Tân Hội, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang

Theo Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam (Vietrisa), kết quả 7 mô hình thí điểm trồng lúa phát thải thấp từ đầu năm 2024 đến nay tại các tỉnh, thành phố: Kiên Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ cho thấy, các mô hình này đã giảm 30-50% lượng giống (chỉ còn sử dụng 60-70 kg/ha so với trước đây lượng giống cao nhất lên đến 150 kg/ha), tiết kiệm được 600.000 đến 1,6 triệu đồng/ha; lượng phân bón giảm từ 30-70 kg đạm/ha tương đương 700.000 đến 1,6 triệu đồng/ha; tổng số lần phun thuốc bảo vệ thực vật giảm từ 1-4 lần. Trong khi đó, năng suất bình quân tăng từ 0,3-1,3 tấn/ha tùy theo lượng giống.

Tính tổng hiệu quả kinh tế, mô hình trồng lúa chất lượng cao giảm phát thải tăng từ 5,6 đến 17,6 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình.

Việc quản lý rơm rạ cũng đạt hiệu quả tốt khi các mô hình đều thực hiện thu gom rơm ra khỏi đồng ruộng để phục vụ trồng nấm hoặc ủ phân hữu cơ từ rơm.

Tại các mô hình thí điểm còn thực hiện quản lý nước ngập khô xen kẽ (AWD), từ đó làm giảm lượng khí Metan (CH4) và các khí khác, góp phần giảm phát thải khí nhà kính. So với mục tiêu đặt ra trong Đề án là giảm lượng lúa giống gieo sạ xuống 80-100 kg/ha, giảm 20% lượng phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, giảm 20% lượng nước tưới so với canh tác truyền thống, 100% diện tích áp dụng ít nhất một quy trình canh tác bền vững như “1 phải 5 giảm”, tưới ngập khô xen kẽ, tiêu chuẩn sản xuất lúa bền vững (SRP)... thì có thể thấy các mô hình đã được triển khai khá hiệu quả.

Thành quả này là nhờ trong quá trình triển khai mô hình tại các hợp tác xã đã có sự liên kết theo chuỗi giá trị. Cụ thể, hợp tác xã tham gia mô hình hiện nay đều có các dịch vụ chính là canh tác lúa theo Đề án, cung cấp dịch vụ nước, cơ giới hóa, sấy lúa, thu gom rơm; thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn từ rơm. Hợp tác xã liên kết với các đối tác như: thương lái, doanh nghiệp mua bán và xuất khẩu lúa gạo, nhà cung cấp nguyên liệu canh tác; có hợp đồng sản xuất với nông dân, doanh nghiệp xuất khẩu gạo; có phân khúc khách hàng là nông dân trong khu vực, doanh nghiệp mua bán xuất khẩu gạo, thị trường địa phương và quốc tế (lúa, gạo, tín chỉ carbon).

Phó Chủ tịch Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam (Vietrisa) Trần Minh Hải cho rằng: Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long” với mục tiêu chính là tái cơ cấu ngành lúa gạo theo hướng nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững. Đề án này góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân và lợi ích cho người tiêu dùng, trong đó, việc liên kết theo chuỗi giá trị đóng vai trò quan trọng.

Để đẩy mạnh liên kết, đạt mục tiêu 100% diện tích sản xuất vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp có liên kết giữa doanh nghiệp với tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc các tổ chức của nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thì cần xác định và công bố diện tích tham gia Đề án tại từng địa phương để mời doanh nghiệp liên kết; nâng cao chất lượng hợp tác xã để làm đầu mối đại diện nông dân và để liên kết với doanh nghiệp; giúp hợp tác xã đóng vai trò kết nối “mua chung, bán chung” chứ không phải “mua đứt, bán đoạn”.

“Muốn vậy thì cần tăng quy mô sản xuất của hợp tác xã thông qua việc tăng số lượng thành viên; quy mô diện tích sản xuất cũng phải đủ lớn, ít nhất đạt 300-500 ha thì mới thu hút được doanh nghiệp; nâng cao năng lực điều hành của hội đồng quản trị và ban giám đốc hợp tác xã để đủ điều kiện làm các dịch vụ cho doanh nghiệp như: chốt giá, thời điểm thu hoạch, máy thu hoạch, phân loại, vận chuyển...”, ông Hải nhấn mạnh.

Trong bối cảnh thị trường lúa gạo trong nước và thế giới có những biến động về nguồn cung, giá cả ngay từ đầu năm 2025 thì việc đẩy nhanh triển khai Đề án càng trở nên cần thiết.

Tại Công điện số 21/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 4/3/2025 về việc điều hành bảo đảm cân đối cung cầu lúa gạo trước diễn biến thị trường thế giới và trong nước, Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường tiếp tục tập trung chỉ đạo triển khai có hiệu quả Đề án, đặc biệt là đẩy mạnh nhân rộng quy trình sản xuất lúa giảm phát thải để giảm chi phí sản xuất và tăng giá bán cho nông dân. Đây cũng chính là giải pháp mang tính đột phá trong tổ chức lại sản xuất ngành hàng lúa gạo, hướng tới tăng trưởng xanh, bảo đảm phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng.

Theo nhandan.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông