TS. Dư Văn Toán: Kinh tế biển toàn cầu đang tái cấu trúc theo hướng xanh và công nghệ cao

15/06/2025

TN&MTTrong bối cảnh toàn cầu đang hướng tới tăng trưởng xanh, giảm phát thải và phát triển bền vững, kinh tế biển đã nổi lên như một trong những trụ cột chiến lược của nhiều quốc gia. Đặc biệt, các ngành kinh tế biển xanh, không phát thải, đang thu hút sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư. Để hiểu rõ hơn về bức tranh toàn cầu và những cơ hội, thách thức đối với Việt Nam, phóng viên Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường đã có cuộc trao đổi với TS. Dư Văn Toán - chuyên gia về môi trường, biển và hải đảo, Viện Khoa học Môi trường, Biển và Hải đảo (Bộ Nông nghiệp và Môi trường).

PV: Thưa ông, ông đánh giá thế nào về hiện trạng và xu hướng phát triển kinh tế biển trên thế giới hiện nay?

TS. Dư Văn Toán:

Hiện nay, kinh tế biển đang trở thành một trong những động lực tăng trưởng chính trên quy mô toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh chuyển dịch sang phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn và trung hòa carbon. Theo Báo cáo “Tương lai đại dương 2050” của DNV công bố tháng 4/2024, hiện nay nền kinh tế biển đạt hơn 2.200 tỷ USD, đến năm 2030, nền kinh tế đại dương có thể đạt quy mô hơn 3.000 tỷ USD, tạo ra khoảng 40 triệu việc làm, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như năng lượng gió ngoài khơi, nuôi trồng thủy sản biển, chế biến hải sản và các hoạt động cảng.


TS. Dư Văn Toán – Viện Khoa học Môi trường, Biển và Hải đảo (Bộ Nông nghiệp và Môi trường)

Xu hướng phát triển kinh tế biển đang có sự dịch chuyển rõ rệt về mặt địa lý. Trung Quốc hiện chiếm khoảng 10% vốn đầu tư kinh tế biển toàn cầu nhưng sẽ tăng mạnh lên 26% vào năm 2050, vươn lên vị trí dẫn đầu thế giới. Châu Âu vẫn giữ vững vị trí thứ hai, tăng từ 11% lên 14%. Khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, sẽ chiếm 8% tổng vốn đầu tư vào kinh tế biển toàn cầu trong năm 2050 – tăng từ mức 5% hiện tại và đứng thứ 7 thế giới.

Về ngành nghề, điện gió ngoài khơi là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng việc làm nhanh nhất, dự báo đến năm 2050 số lượng việc làm sẽ tăng gấp 250 lần so với năm 2018. Trong khi đó, nuôi trồng thủy sản biển dự báo sẽ vượt ngành đánh bắt hải sản truyền thống. Các ngành mới như khử muối, điện hải lưu, điện sóng, năng lượng thủy triều… cũng sẽ đóng vai trò ngày càng lớn. Điều này cho thấy kinh tế biển toàn cầu đang tái cấu trúc theo hướng bền vững hơn, xanh hơn và ứng dụng công nghệ cao, tạo ra những cơ hội lớn cho các quốc gia có tiềm năng biển như Việt Nam.

PV: Về xu thế dòng vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư xanh trong kinh tế biển, ông có nhận định gì?

TS. Dư Văn Toán:

Dòng vốn đang dịch chuyển rõ rệt từ các ngành truyền thống như dầu khí sang các lĩnh vực kinh tế biển xanh, bền vững. Hiện nay, CAPEX (vốn đầu tư phát triển) trong các ngành kinh tế biển toàn cầu đạt khoảng 20.000 tỷ USD. Tuy nhiên, 80% trong số này vẫn đang đến từ ngành dầu khí và khí đốt. Nhưng xu thế này sẽ thay đổi mạnh mẽ trong vòng 25 năm tới.


Theo TS. Dư Văn Toán: Kinh tế biển đang trở thành một trong những động lực tăng trưởng chính trên quy mô toàn cầu

Đến năm 2050, đầu tư vào năng lượng gió ngoài khơi sẽ chiếm tới 50% tổng vốn kinh tế biển. Trong khi đó, dầu khí giảm mạnh, chỉ còn khoảng 25%. Các ngành mới như nuôi biển (chiếm 3,4%), khử mặn nước biển (2,7%) cũng có sự gia tăng đáng kể. Như vậy, đầu tư sẽ ưu tiên các ngành ít phát thải, thân thiện môi trường và có giá trị lâu dài.

Theo báo cáo năm 2023 của Hội đồng Đại dương Bền vững, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) trong các lĩnh vực kinh tế biển bền vững là rất cao, dao động từ 300% đến hơn 600%. Chẳng hạn: Mỗi 1 USD đầu tư vào rừng ngập mặn đem lại 3 USD lợi ích; Đầu tư điện gió ngoài khơi: ROI từ 2 đến 17 lần; Giảm phát thải trong vận tải biển: lợi nhuận từ 2–5 USD cho mỗi USD đầu tư; Nuôi biển bền vững: 1 USD đầu tư có thể tạo ra tới 10 USD lợi ích.

Đáng chú ý, đầu tư toàn cầu cho điện sóng và điện hải lưu cũng sẽ tăng mạnh, từ 56 tỷ USD năm 2024 lên 750 tỷ USD vào năm 2050, đóng góp 2500 GW điện sạch cho thế giới.

PV: Kinh tế biển Việt Nam hiện nay đang chuyển dịch theo hướng nào và xu thế toàn cầu có tác động ra sao, thưa ông?

TS. Dư Văn Toán:

Việt Nam đã xác định rõ định hướng phát triển bền vững kinh tế biển trong Nghị quyết số 36-NQ/TW (2018), đặt mục tiêu trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển. Sáu trụ cột chính của kinh tế biển Việt Nam gồm: Du lịch và dịch vụ biển; Kinh tế hàng hải; Khai thác dầu khí và khoáng sản biển; Nuôi trồng và khai thác hải sản; Công nghiệp ven biển; Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới.


Việt Nam đã xác định rõ định hướng phát triển bền vững kinh tế biển trong Nghị quyết số 36-NQ/TW (2018), đặt mục tiêu trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển

Hiện nay, Việt Nam đang có sự dịch chuyển tích cực: Dầu khí và khoáng sản: giảm dần, hướng đến giảm phát thải; Nuôi biển: tăng mạnh, đặc biệt nuôi khơi với công nghệ hiện đại; Năng lượng tái tạo biển: tăng mạnh, nổi bật là điện gió ngoài khơi; Du lịch biển: phát triển du lịch xanh, đảo nhân tạo, hạ tầng bền vững; Hàng hải: chuyển hướng sang vận tải xanh, cảng biển điện hóa, tầu sử dụng hydrogen.

Về điện gió ngoài khơi, theo Quy hoạch điện VIII (QHD8 sửa đổi), đến năm 2050, Việt Nam đặt mục tiêu phát triển tới 139 GW điện gió ngoài khơi với tổng vốn đầu tư khoảng 420 tỷ USD. Giai đoạn 2035 sẽ đạt 17 GW (tương đương 50 tỷ USD). Đây là con số rất đáng chú ý, cho thấy sự chủ động bắt kịp xu thế thế giới.

Ngoài ra, chiến lược cũng định hướng phát triển các ngành mới như sản xuất H2 xanh, khai thác sinh vật biển làm mỹ phẩm, dược liệu; phát triển các mô hình khu công nghiệp ven biển không phát thải, tuần hoàn tài nguyên, sử dụng AI, AUV, vệ tinh biển…

PV: Vậy theo ông, đâu là những gợi ý chiến lược đầu tư kinh tế biển phù hợp cho Việt Nam trong thời gian tới?

TS. Dư Văn Toán:

Trước tiên, chúng ta cần khẩn trương hoàn thiện thể chế: Xây dựng Luật Kinh tế biển; Thành lập Hội đồng tư vấn Kinh tế biển Quốc gia; Xây dựng lộ trình chuyển dịch xanh, kèm cơ chế thu hút vốn, đối tác, công nghệ.


Việt Nam cần có chiến lược đầu tư kinh tế biển phù hợp

Thứ hai, ưu tiên đầu tư vào những lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng xanh rõ rệt: Điện gió ngoài khơi: tận dụng các vùng biển có tiềm năng gió mạnh, đầu tư vào sản xuất tuabin, vật liệu hỗ trợ trong nước; Nuôi biển công nghiệp thông minh: ứng dụng AI, cảm biến thời gian thực, vật liệu xanh và giống năng suất cao, hướng đến nuôi biển tuần hoàn, không gây ô nhiễm; Công nghiệp đóng tàu xanh: phát triển tàu điện, tàu hydrogen, vật liệu mới, công nghệ phát thải thấp; Du lịch biển cao cấp, sinh thái: đầu tư đảo nhân tạo xanh, cơ sở hạ tầng du lịch an toàn, sử dụng công nghệ giám sát môi trường.

Ngoài ra, cần đặc biệt quan tâm: Khử mặn và sản xuất nước ngọt từ biển; Green Hydrogen, điện sóng – điện thủy triều – điện hải lưu; Nghiên cứu các ngành kinh tế biển mới như mỹ phẩm sinh học, y học biển, hóa sinh biển... Cuối cùng, Việt Nam nên chủ động kết nối với các dòng vốn xanh quốc tế, các tổ chức tài chính khí hậu, quỹ đầu tư SDG để huy động vốn cho chuyển dịch xanh, tăng trưởng bền vững kinh tế biển. Đây không chỉ là xu thế, mà là yêu cầu sống còn trong tương lai gần.

Kinh tế biển xanh đang mở ra một không gian phát triển bền vững, đa lĩnh vực và đầy tiềm năng cho Việt Nam. Với sự định hướng đúng đắn và sự vào cuộc mạnh mẽ của Nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu, Việt Nam hoàn toàn có thể bứt phá để trở thành quốc gia mạnh về biển, đi đầu trong phát triển kinh tế đại dương bền vững khu vực và toàn cầu.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Hoàng Anh

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Nhật Bản triển khai mô hình sản xuất sắn tuần hoàn đầu tiên tại Việt Nam

Tân Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam: 'Vì Việt Nam, với Việt Nam và từ Việt Nam'

Phát huy vai trò nòng cốt trong quy hoạch và bảo vệ tài nguyên nước

Khẩn trương hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho đường sắt tốc độ cao

Nông nghiệp

Người mang lại giá trị sản phẩm chè Tân Cương, Thái Nguyên

Kết quả hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo Dự án 5

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Tài nguyên

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Môi trường

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UNDP ra mắt cơ chế chính sách đa bên chống ô nhiễm nhựa

Thúc đẩy hành động từ dữ liệu: Hướng tiếp cận mới cho quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam

Quảng Ninh: Nhiều kết quả nổi bật trong bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Khánh Hòa: Nhóm Môi trường xanh Đại Lãnh cùng nhau dọn rác, giữ màu xanh cùng biển

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Đắk Lắk: Du lịch biển rừng, hội tụ giao thoa hướng tới phát triển kinh tế sau sát nhập

Phía sau vết dầu loang: Hành trình trả ơn thiên nhiên của ông Phạm Văn Sơn

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn

Thời tiết ngày 10/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa rào và dông, cục bộ mưa rất to

Thời tiết ngày 9/7: Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa - Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Đắk Lắk, Khánh Hòa nắng nóng

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông