Ưu tiên ổn định ngành chế biến gỗ, hoàn thiện pháp lý chính quyền cơ sở

07/06/2025

TN&MTSáng 6/6, Thứ trưởng Bộ NN-MT Nguyễn Quốc Trị chủ trì cuộc họp cập nhật tình hình thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của các đơn vị khối lâm nghiệp.

Ưu tiên ổn định ngành chế biến gỗ, hoàn thiện pháp lý chính quyền cơ sở

Cuộc họp giao ban khối lâm nghiệp tại trụ sở Bộ Nông nghiệp và Môi trường, sáng 6/6. Ảnh: Kiều Chi. 

Tham dự cuộc họp giao ban có đại diện các đơn vị của Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm, Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Lâm nghiệp và Viện Điều tra Quy hoạch rừng.

Tổng kết 5 tháng vừa qua, các đơn vị đã chỉ đạo và đôn đốc địa phương thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch ngành, trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo tại cơ sở, do vậy, các chỉ tiêu ngành cơ bản đáp ứng theo kịch bản tăng trưởng và cao hơn so với cùng kỳ; các chỉ tiêu về số vụ vi phạm quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, diện tích rừng bị thiệt hại đều giảm. 

Báo cáo tại cuộc họp, ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm, cho biết diện tích trồng rừng tập trung trong 5 tháng đầu năm đạt 105 nghìn ha, đạt 42% kế hoạch năm và bằng 122,7% so với cùng kỳ năm 2024. Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tập trung ước đạt 8,4 triệu m³, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2024.

Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 6,93 tỷ USD, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân chủ yếu do chịu tác động bởi thuế đối ứng.

Ưu tiên ổn định ngành chế biến gỗ, hoàn thiện pháp lý chính quyền cơ sở

Ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm, báo cáo chỉ tiêu phát triển rừng và xuất nhập khẩu lâm sản. Ảnh: Kiều Chi.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị giao Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm tiếp tục tham mưu, phối hợp và đôn đốc các hiệp hội doanh nghiệp gỗ sớm ổn định tình hình sản xuất và xuất khẩu. Đồng thời, Thứ trưởng thống nhất với đề xuất chương trình đánh giá tác động của thuế quan đến ngành chế biến gỗ, chi phối của các doanh nghiệp có tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Thứ trưởng nhấn mạnh việc đánh giá nguồn nguyên liệu đầu vào, gỗ có chứng chỉ và mã số vùng trồng, tránh để tình trạng gỗ doanh nghiệp nước ngoài gắn mác hàng Việt đi xuất khẩu.

Ngoài ra, Thứ trưởng chỉ đạo các đơn vị triển khai xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, đề án theo kế hoạch, trong đó tập trung hoàn thành tiến độ các văn bản liên quan đến tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, Bộ sẽ sớm trình Chính phủ ngày 15/6.

Ưu tiên ổn định ngành chế biến gỗ, hoàn thiện pháp lý chính quyền cơ sở

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị bàn về kết quả công tác ngành lâm nghiệp 5 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch nhiệm vụ trọng tâm T6/2025. Ảnh: Kiều Chi.

Về khối cơ sở đào tạo, các trường hoàn thành mục tiêu, kế hoạch 6 tháng đầu năm và quý II/2025, triển khai đồng bộ công tác tuyển sinh, ứng dụng AI trong thống kê dữ liệu và tư vấn tuyển sinh. 

Viện Khoa học Lâm nghiệp đang được giao thực hiện 40 nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Bộ các nhiệm vụ khoa học công nghệ. Trường Đại học Lâm nghiệp quan tâm triển khai sát sao 17 nhiệm vụ khoa học công nghệ được giao, và Viện Điều tra Quy hoạch rừng đang triển khai 2 nhiệm vụ khoa học công nghệ. Hiện nay, Bộ đang thông báo tổ chức tuyển chọn các tổ chức, cá nhân thực hiện để triển khai các bước tuyển chọn, phê duyệt nội dung thực hiện các nhiệm vụ bắt đầu từ năm 2026. 

Về lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị cũng chỉ đạo Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học tham mưu triển khai thực hiện quy hoạch đa dạng sinh học quốc gia, sơ kết tiến trình thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học; tiếp tục rà soát, hoàn thiện đề xuất Bộ xem xét, chỉ đạo các dự thảo hướng dẫn kỹ thuật về quản lý và bảo vệ các di sản thiên nhiên; lập dự án công nhận các di sản thiên nhiên khác.

Trong 5 tháng đầu năm 2025, Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp đang triển khai xây dựng 5 dự án quốc tế trong lĩnh vực gồm: 

(1) Dự án Bảo tồn và Quản lý hệ sinh thái rừng có sự tham gia của người dân tại các tỉnh Nam Trung Bộ (KfW), sử dụng nguồn vốn không hoàn lại của Chính phủ Đức thông qua Ngân hàng tái thiết Đức (KfW);

(2) Dự án "Khôi phục và Quản lý rừng bền vững nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long" do Cơ quan Hợp tác phát triển Hàn Quốc (KOICA) tài trợ;

(3) Dự án "Bảo tồn đa dạng sinh học và cảnh quan (BLF)" do Bộ Môi trường, Thực phẩm và Các vấn đề nông thôn Vương quốc Anh tài trợ;

(4) Dự án hỗ trợ kỹ thuật "Phát triển sinh kế và tăng cường năng lực trong quản lý bảo vệ rừng ngập mặn vùng đồng bằng sông Hồng" (KFS2) sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc thông qua cơ quan Lâm nghiệp Hàn Quốc (KFS);

(5) Dự án "Thí điểm thiết lập mô hình phục hồi và quản lý bền vững rừng ngập mặn tại Việt Nam" sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Hàn quốc thông qua Cơ quan Lâm nghiệp Hàn Quốc (KFS).

Theo nongnghiep.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Động lực tăng trưởng mới

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông