Xây dựng Sàn giao dịch tín chỉ carbon: Bước đệm cho nền kinh tế xanh

18/07/2025

TN&MTNgày 17/7 tại Hà Nội, Bộ Tài chính phối hợp với Chương trình Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP, UNOPS) tổ chức Hội thảo tham vấn dự án Hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực cho Bộ Tài chính trong nghiên cứu mô hình và chuẩn bị vận hành thử nghiệm sàn giao dịch tín chỉ carbon tại Việt Nam.

Xây dựng Sàn giao dịch tín chỉ carbon: Bước đệm cho nền kinh tế xanh

Hội thảo tham vấn Dự án Hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực cho Bộ Tài chính trong nghiên cứu mô hình và chuẩn bị vận hành thử nghiệm sàn giao dịch tín chỉ carbon tại Việt Nam

Sự kiện nằm trong khuôn khổ lộ trình phát triển thị trường carbon tại Việt Nam theo Quyết định số 232/QĐ-TTg ngày 24/1/2025 của Thủ tướng Chính phủ, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng cho giai đoạn thí điểm từ năm 2525 đến 2028, hướng tới vận hành chính thức từ năm 2029.

Phát biểu tại hội thảo, ông Trương Huỳnh Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Tài chính khẳng định việc thiết lập và vận hành thị trường carbon nội địa là nhiệm vụ trọng tâm, thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Hội thảo là dịp để các chuyên gia trong và ngoài nước chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp ý kiến cho mô hình vận hành phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam.

Tại sự kiện, các chuyên gia quốc tế đã trình bày những đánh giá sâu sắc về kinh nghiệm tổ chức sàn giao dịch tín chỉ carbon tại các nước.

Giáo sư Michael Mehling, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Hoa Kỳ), phân tích cơ chế giám sát và phòng chống thao túng thị trường tại Anh và California, qua đó rút ra bài học thiết thực cho Việt Nam.

Theo ông, bài học then chốt là phải xây dựng hệ thống giám sát giao dịch chặt chẽ, bảo đảm tính minh bạch, phòng ngừa rủi ro thao túng thị trường và bảo vệ nhà đầu tư.

gsmc17.jpg

Giáo sư Michael Mehling, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Hoa Kỳ).

Giáo sư Zhang Xiliang, Đại học Thanh Hoa, Chủ tịch Hiệp hội Giao dịch phát thải carbon Trung Quốc (CETA), giới thiệu kinh nghiệm triển khai hệ thống giao dịch phát thải quốc gia và vai trò của tổ chức trung gian trong bảo đảm minh bạch thị trường.

Giáo sư Zhang Xiliang cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hạ tầng dữ liệu, vai trò điều phối của cơ quan quản lý và tính linh hoạt trong thiết kế cơ chế đấu giá tín chỉ phát thải.

Về phía Việt Nam, bà Đặng Hồng Hạnh - Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Tư vấn năng lượng và môi trường (VNEEC), đơn vị tư vấn chính của dự án trình bày khung mô hình vận hành đề xuất cho sàn giao dịch tín chỉ carbon.

Bà nhấn mạnh: “Việc xây dựng khung pháp lý, cơ chế giao dịch và giám sát hiệu quả là nền tảng cho một thị trường vận hành minh bạch, hiệu quả và gắn kết với thị trường quốc tế”.

Dự án Hỗ trợ kỹ thuật do ETP tài trợ và VNEEC triển khai, nhằm hỗ trợ Bộ Tài chính chuẩn bị điều kiện vận hành thử nghiệm sàn giao dịch trong giai đoạn thí điểm, góp phần cụ thể hóa các cam kết của Việt Nam tại COP26.

Theo nhandan.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Tập trung tháo gỡ những vấn đề "nghẽn nhất, khó nhất, phức tạp nhất" trong lĩnh vực nông nghiệp, môi trường

Bảo vệ môi trường là yếu tố sống còn

Quảng Trị: Gắn chặt với các mục tiêu toàn cầu và quốc gia về khí hậu, phát triển bền vững và bảo vệ thiên nhiên

Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam

Nông nghiệp

Triển vọng từ giống đậu đũa ngồi chịu nhiệt

Điện Biên quyết liệt xây dựng nông thôn mới: Tăng tốc về đích, giữ vững tiêu chí

Hợp tác OCOP - Việt Nam cùng các quốc gia hành động vì an ninh lương thực

Các sản phẩm nông sản Quảng Trị cần làm gì để chinh phục thị trường quốc tế

Tài nguyên

Tập trung điều tra địa chất và khoáng sản biển

Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Khát vọng quốc gia biển

Môi trường

Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam: Thực trạng và hướng đi

Thực hiện quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ các loài thú biển

TP. Hồ Chí Minh: Nỗ lực giảm ô nhiễm không khí và cải thiện chất lượng sống cho người dân

Giữ rừng mùa nắng và bài học quản lý rừng bền vững từ Kiểm lâm Chũ - Lục Ngạn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường đạt điểm cao trong Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng Giáo sư nhà nước

Hội thảo Tăng cường huy động khu vực tư nhân trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm tại Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Chính sách

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẵn sàng cho mùa tuyển sinh 2025 với nhiều điểm mới

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Phát triển

Ra mắt tập truyện ngắn “Linh hồn ký ức” của tác giả Phạm Công Thắng

Tạp chí Thanh niên được Hội đồng Giáo sư Nhà nước phê duyệt lên 0,75 điểm cho bài báo khoa học

Bản đồ Nghề cá trên biển: Giá trị, cấp bách và con đường hiện thực hóa

Bản đồ mới - Dấu ấn mở không gian phát triển Việt Nam

Diễn đàn

Xây dựng Sàn giao dịch tín chỉ carbon: Bước đệm cho nền kinh tế xanh

Nhiều điểm sáng trong hoạt động Công đoàn Nông nghiệp và Môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Cơ hội vàng từ Bất động sản Công nghiệp

Thời tiết ngày 17/7: Bắc Bộ và Trung Bộ có nơi nắng nóng gay gắt, Nam Bộ chiều tối mưa dông