“Được mùa nhãn, lo đầu ra”: Nỗi trăn trở của người dân trồng nhãn ở Hưng Yên

26/06/2025

TN&MTNhững ngày cuối tháng 6, những vườn nhãn xanh mướt trải dài từ Hồng Nam (TP. Hưng Yên) đến Khoái Châu, Kim Động bắt đầu vào giai đoạn quả lớn đều, hứa hẹn một vụ mùa bội thu. Nhưng bên cạnh niềm vui được mùa, bà con nông dân lại đang đối diện với nỗi lo cũ chưa nguôi - “Được mùa rồi, chỉ lo… mất giá”. Đầu ra mờ mịt và bài toán an toàn thực phẩm trong hành trình chinh phục thị trường xuất khẩu.

Toàn cảnh vùng nhãn Hưng Yên đầu vụ 2025

Theo thống kê từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hưng Yên, tính đến đầu vụ 2025, toàn tỉnh có khoảng 5.000 ha nhãn, trong đó hơn 4.800 ha đã cho thu hoạch ổn định. Diện tích trồng tập trung tại TP Hưng Yên (khoảng 1.000 ha, chủ yếu ở các xã Hồng Nam, Tân Hưng, Phương Chiểu, Quảng Châu…), huyện Khoái Châu (khoảng 1.400 ha, gồm Hàm Tử, Đông Kết, Bình Kiều…) và các huyện Kim Động, Ân Thi, Tiên Lữ, mỗi nơi vài trăm ha, chuyên trồng nhãn sớm hoặc muộn để giãn vụ.

“Được mùa nhãn, lo đầu ra”: Nỗi trăn trở của người dân trồng nhãn ở Hưng Yên.

                                            Bản đồ các khu vực trồng nhãn lồng tại tỉnh Hưng Yên 

Toàn tỉnh hiện có khoảng 1.700 ha nhãn được canh tác theo quy trình VietGAP, chủ yếu tại TP. Hưng Yên và Khoái Châu. Đây là lực lượng nòng cốt trong quá trình nâng cao chất lượng và mở rộng tiêu thụ theo hướng bền vững. Nhiều hợp tác xã đã được cấp mã số vùng trồng và có cơ sở đóng gói đạt chuẩn xuất khẩu, tiêu biểu như: HTX Nhãn lồng Hồng Nam (xuất khẩu đi Trung Quốc, Mỹ), HTX Hàm Tử (có mã vùng xuất sang Nhật Bản, Hàn Quốc), và HTX Phương Chiểu, hiện đang kết nối tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử và các chuỗi siêu thị trong nước.

Nỗi sợ sau niềm vui 

Dự báo vụ nhãn năm 2025 sẽ là một trong những vụ được mùa nhất tại Hưng Yên trong 5 năm trở lại đây. Trái ra sai, mẫu mã đẹp, chất lượng quả tốt là kết quả của thời tiết thuận lợi, kỹ thuật chăm sóc được nâng cao và sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về sản xuất an toàn. Thế nhưng, niềm vui ấy chưa kịp trọn vẹn thì đã nhanh chóng nhường chỗ cho nỗi lo “Được mùa thì lại mất giá”. Tại xã Hồng Nam, TP. Hưng Yên vùng trồng nhãn trọng điểm của tỉnh, nhiều hộ nông dân đều có chung một tâm sự năm nay được mùa nhưng đầu ra vẫn không ổn định. Ông Nguyễn Việt Tiến người trồng nhãn hơn 30 năm ở Hồng Nam, chia sẻ: “Năm ngoái mỗi sào thu về khoảng 15 triệu đồng, năm nay nhãn sai hơn, nhưng chắc chỉ còn 10 triệu vì giá đang xuống. Nhãn đẹp mà giá thì lại rớt”.

“Được mùa nhãn, lo đầu ra”: Nỗi trăn trở của người dân trồng nhãn ở Hưng Yên.

Ông Nguyễn Việt Tiến tại xã  Hồng Nam, TP. Hưng Yên đang cắt bớt nhãn để năng suất quả lơn hơn trước khi vào mùa thu hoạch. Ảnh: Phan Huế

Hiện nay, phần lớn người dân vẫn tiêu thụ sản phẩm thông qua thương lái nhỏ lẻ, không hợp đồng bao tiêu, không cam kết về giá. Cơ chế mua bán chủ yếu dựa trên sự thỏa thuận theo ngày khiến nông dân rơi vào thế bị động hoàn toàn. Nếu thị trường xuất hiện hiện tượng “trùng vụ” với các tỉnh khác như: Sơn La, Lạng Sơn, Bắc Giang, giá càng dễ lao dốc vì cung vượt cầu.

Bà Nguyễn Thị Nga, một hộ trồng ở xã Hồng Nam, thẳng thắn: “Chúng tôi chăm cây giỏi, đầu tư bài bản, nhưng giá cả lại do thương lái quyết định. Mỗi năm một giá, không ai dám chắc có lời. Năm nay chắc giá sẽ giảm nhiều so với năm ngoái, tiền phân bón với nhân công nữa thì lời chẳng đáng là bao”. Thực tế thì bà con nông dân ở đây nói riêng và cả bà con trồng nhãn ở TP. Hưng Yên nói chung đã chuyển đổi trồng lúa sang trồng nhãn nên kinh tế gia đình cũng phụ thuộc vào cây trồng này.

Không chỉ giá cả thiếu ổn định, mà hệ thống thu mua cũng còn thiếu tính chuyên nghiệp. Nhiều hộ phản ánh rằng thương lái thường chọn mua “nhãn đẹp”, bỏ lại số lượng lớn nhãn nhỏ, nhãn chín sớm, khiến bà con phải bán rẻ cho thương lái thứ cấp hoặc đổ bỏ, gây lãng phí lớn. Trong khi đó, các hợp tác xã, tổ liên kết tiêu thụ hiện vẫn còn chưa đủ năng lực bao tiêu toàn bộ sản lượng của người dân.

“Được mùa nhãn, lo đầu ra”: Nỗi trăn trở của người dân trồng nhãn ở Hưng Yên.

Vườn nhãn của bà con xã Hồng Nam, TP. Hưng Yên đạt năng suất cao cho ra sai quả. Ảnh: Phan Huế

Vấn đề tiêu thụ nội địa đã khó, xuất khẩu lại càng khó hơn khi chi phí sản xuất sạch cao nhưng không có cam kết từ phía doanh nghiệp. Nhiều nông dân muốn chuyển sang canh tác theo VietGAP nhưng e ngại vì “làm sạch mà vẫn phải bán giá thường” thì chẳng có động lực.

Muốn nhãn ngọt bền lâu, cần hơn một cú bắt tay từ ba nhà

Trong những năm qua, tỉnh Hưng Yên đã chủ động cấp mã số vùng trồng, đẩy mạnh truyền thông thương hiệu “Nhãn lồng Hưng Yên”, tổ chức tuần lễ nhãn tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, đồng thời khuyến khích các hợp tác xã kết nối với sàn thương mại điện tử, siêu thị nội địa. Tuy nhiên, cánh tay nối dài quan trọng nhất là doanh nghiệp vẫn chưa thực sự chủ động “bắt tay” từ đầu vụ.

Trong bối cảnh sản lượng lớn nhưng đầu ra vẫn bất ổn, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững giữa "người trồng - chính quyền - doanh nghiệp" trở thành yêu cầu cấp thiết. Thực tế cho thấy, nếu chỉ người nông dân tự xoay xở, tự làm sạch, tự tìm đầu ra thì sẽ rất khó trụ vững, nhất là trong điều kiện chi phí sản xuất VietGAP còn cao, hệ thống bảo quản sau thu hoạch chưa đồng bộ, và năng lực tiêu thụ từ các hợp tác xã vẫn còn hạn chế.

Một số mô hình liên kết ba nhà đã được thử nghiệm thành công tại Khoái Châu và TP. Hưng Yên, với sự phối hợp từ Sở NN&MT, doanh nghiệp xuất khẩu và người dân. Tuy nhiên, để nhân rộng, cần có cơ chế rõ ràng hơn, từ hỗ trợ đầu tư sơ chế, bảo quản, đến ưu đãi tín dụng cho HTX và cam kết mua hàng ổn định từ doanh nghiệp

Đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hưng Yên, ông Nguyễn Văn Tráng cho biết: “Để nâng cao chất lượng nông sản nói chung, Sở đã chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, xây dựng các đề án phát triển nông nghiệp sạch theo hướng VietGAP và hữu cơ, tổ chức đào tạo kỹ thuật, hỗ trợ mã số vùng trồng và truy xuất nguồn gốc”. Tuy nhiên, để mô hình sản xuất sạch không chỉ dừng ở “chuẩn”, mà thực sự trở thành “đường ra thị trường”, cần hơn nữa sự vào cuộc thực chất từ phía doanh nghiệp, những đơn vị có khả năng bao tiêu, chế biến sâu và kết nối thị trường. 

Bài toán tiêu thụ nhãn không thể giải bằng từng mảnh riêng rẽ. Muốn trái nhãn thực sự “ngọt lâu dài”, thì cần một hệ sinh thái, nơi người trồng không đơn độc, doanh nghiệp không thờ ơ và chính quyền không đứng ngoài.

Phan Huế

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông