3 địa phương được công nhận cán đích nông thôn mới

02/06/2025

TN&MTPhó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận 3 địa phương cán đích nông thôn mới.

3 địa phương được công nhận cán đích nông thôn mới

Ninh Bình trở thành trung tâm du lịch - dịch vụ của vùng đồng bằng sông Hồng.

Tỉnh Ninh Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Cụ thể, tại Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 31/5/2025, Thủ tướng Chính phủ công nhận tỉnh Ninh Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.

Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về kinh tế và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.

Từ năm 2011, tỉnh Ninh Bình đã triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới một cách quyết liệt. Tính đến hết năm 2024, tỉnh Ninh Bình đã đạt 8/8 yêu cầu của tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Cụ thể, toàn tỉnh có 6/6 huyện đạt chuẩn nông thôn mới và 2 thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Đáng chú ý, 2/6 huyện đã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 76/119 xã (chiếm tỷ lệ 63,8%) đáp ứng các tiêu chí của chuẩn nông thôn mới nâng cao. 

Không chỉ vậy, cảnh quan nông thôn Ninh Bình cũng có những chuyển biến tích cực. Trên các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ, cây xanh đã được trồng tại hơn 85% các vị trí đủ điều kiện. Tỷ lệ này ở các tuyến đường huyện cũng đạt trên 72%. Diện tích đất cây xanh công cộng bình quân trên địa bàn tỉnh đạt 6,51m²/người, vượt xa so với quy định tối thiểu là 4m²/người.

Điều này cho thấy sự quan tâm đến không gian sống xanh của tỉnh. Bên cạnh đó, sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước trong năm 2024 đạt 85,34%, cao hơn so với mức quy định (80%). Một điểm đáng ghi nhận nữa là tỉnh Ninh Bình không phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản trong quá trình triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Những nỗ lực trên đã mang lại thay đổi rõ rệt về cơ sở hạ tầng và đời sống của người dân. Giá trị sản xuất trên 1ha đất canh tác đạt 160 triệu đồng, cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh năm 2024 đạt 73,21 triệu đồng/năm, trong đó khu vực nông thôn đạt 70,74 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 1,03%...

Huyện Tháp Mười đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

3 địa phương được công nhận cán đích nông thôn mới

Huyện Tháp Mười đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Tại Quyết định số 1059/QĐ-TTg ngày 31/5/2025, Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện Tháp Mười tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về kinh tế và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.

* Huyện Tháp Mười đã hoàn thành 9/9 chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao. Có 99,84% người dân hài lòng với kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 72,5 triệu đồng/năm. Tổng giá trị sản xuất một số ngành chủ yếu, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn huyện Tháp Mười năm 2024 đạt gần 14.900 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực nông - lâm - thủy sản ước đạt 5.575 tỷ đồng...

Huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024

3 địa phương được công nhận cán đích nông thôn mới

Một góc huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

Tại Quyết định số 1060/QĐ-TTg ngày 31/5/2025, Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024.

Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện Thanh Bình tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về kinh tế và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.

* Huyện Thanh Bình chọn năm 2024 là năm bứt phá để hoàn thành Kế hoạch 5 năm 2021-2025 và phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu để trở thành huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Đến nay, huyện có 12/12 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Công tác xây dựng chính quyền và cải cách hành chính, chuyển đổi số có nhiều chuyển biến, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư. 

Về các ngành kinh tế, Thanh Bình định hướng phát triển nông nghiệp xanh, sạch, tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ; nuôi dưỡng, duy trì, tạo điều kiện phát triển các cơ sở công nghiệp, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hiện có; đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, thương mại dịch vụ; nâng cao chất lượng và hiệu quả các sản phẩm OCOP...

Theo nongnghiep.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông