Bài toán môi trường và phép thử với địa phương

23/06/2025

TN&MTKhông khí là tài nguyên chung, nhưng ở nhiều địa phương, người dân vẫn đang phải sống chung với tình trạng ô nhiễm mỗi ngày.

Bài toán môi trường và phép thử với địa phương

Người dân phản đối trang trại lợn gây ô nhiễm ở Thanh Hóa.

Thực trạng này cho thấy những khoảng trống đáng lo ngại trong công tác quản lý, nhất là tại không ít khu vực chăn nuôi tập trung - nơi người dân gánh chịu hệ lụy ô nhiễm, trong khi phần lớn lợi ích kinh tế lại thuộc về doanh nghiệp.

Tỉnh Thanh Hóa có quy mô chăn nuôi nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước, với tổng đàn lợn khoảng 1,3 triệu con, được nuôi tại gần 600 trang trại và hơn 88.000 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ; trong đó, có 582 trang trại tập trung, chiếm gần một nửa tổng đàn. Cùng với đà phát triển, một số hệ lụy về môi trường cũng dần bộc lộ. Những ngày gần đây, người dân xã Cẩm Long (huyện Cẩm Thủy) liên tục phản ánh tình trạng ô nhiễm do một trang trại chăn nuôi gây ra.

Trước đó, vào tháng 7/2024, tại huyện Lang Chánh, một trang trại khác có công suất 60.000 con lợn thịt mỗi năm từng bị yêu cầu tạm dừng để khắc phục vi phạm. Tuy nhiên, sau khi được phép hoạt động trở lại từ ngày 30/5 vừa qua, ô nhiễm không khí tiếp tục xuất hiện, khiến người dân bức xúc.

Từ năm 2020 đến nay, Thanh Hóa đã thu hút hơn 30 dự án chăn nuôi công nghệ cao, với tổng vốn đầu tư hơn 17.000 tỷ đồng, chủ yếu tập trung vào mô hình trang trại quy mô lớn. Những dự án này mang lại kỳ vọng về năng suất, hiệu quả và giá trị gia tăng. Tuy nhiên, phát triển bền vững không thể chỉ dựa trên tăng trưởng về sản lượng, mà cần đồng thời kiểm soát tốt các yếu tố tác động đến môi trường.

Một trang trại chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện xử lý chất thải nhưng vẫn vận hành trong thời gian dài cho thấy các quy trình giám sát, hậu kiểm đang thiếu chặt chẽ. Việc lắng nghe và xử lý kịp thời phản ánh từ cơ sở không chỉ giúp giải quyết vấn đề cụ thể, mà còn góp phần củng cố niềm tin vào chính quyền các cấp.

Thực tế, trong nhiều trường hợp, khi người dân được chia sẻ thông tin một cách minh bạch, sự hợp tác trong bảo vệ môi trường sẽ trở thành nền tảng bền vững. Trách nhiệm chung thuộc về toàn xã hội, nhưng vai trò của chính quyền địa phương và doanh nghiệp cần được thể hiện rõ ràng, chủ động và có chiều sâu.

Không khí thì không có tiếng nói, nhưng nó khiến người dân lên tiếng và sự lên tiếng ấy cần được lắng nghe với tinh thần cầu thị, trách nhiệm. Không có chính sách phát triển nào thật sự bền vững nếu làm tổn hại đến đời sống cộng đồng. Cũng không có mục tiêu tăng trưởng nào xứng đáng nếu cái giá phải trả là chất lượng sống và niềm tin của người dân.

Theo nhandan.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông