Bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển thịnh vượng

07/05/2025

TN&MTMôi trường là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia, dân tộc trên thế giới trong quá trình phát triển. Với Việt Nam, một đất nước có hơn 70% số dân sống và sản xuất ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Khu vực nông thôn chiếm 80% diện tích cả nước, đóng góp một phần quan trọng vào kinh tế-xã hội của đất nước. Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người dân sinh sống ở nông thôn. Bởi vậy, bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn có vị trí, vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển thịnh vượng

(Ảnh minh họa)

Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng công tác bảo vệ môi trường, coi đó là một trong những nhân tố quan trọng bậc nhất, góp phần phát triển kinh tế-xã hội nói chung và phát triển một nền nông nghiệp, nông thôn bền vững. Gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực. 

Thực trạng và kết quả

Trước áp lực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tình trạng ô nhiễm môi trường đang ở mức đáng báo động, công tác bảo vệ môi trường khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân đang đứng trước những thách thức gay gắt; đất đai bị thoái hóa; chất lượng nguồn nước suy giảm mạnh; không khí bị ô nhiễm; tài nguyên thiên nhiên bị khai thác triệt để không theo quy hoạch; khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp, nguy cơ mất cân bằng sinh thái diễn ra trên diện rộng, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, sức khỏe và đời sống nhân dân; nhận thức về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường của các cấp, ngành và người dân ở nhiều nơi chưa đầy đủ; nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường còn hạn chế; công tác quản lý nhà nước về môi trường và bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập… 

Từ thực tế đó, Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ hiện đại hóa đất nước đã xác định bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đất nước. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng Bộ, ngành và từng địa phương. Đây đồng thời là nhiệm vụ phức tạp, cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng cao, đòi hỏi sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Với quan điểm đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững. 

Theo Hội Nông dân Việt Nam, với đặc thù của nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như: Xu thế dịch chuyển các hoạt động sản xuất từ đô thị về khu vực nông thôn, nhất là các loại hình có nguy cơ ô nhiễm môi trường rất cao; các dòng chất thải dịch chuyển từ đô thị về nông thôn để tái chế, xử lý; nhu cầu hàng hóa gia tăng, nên khu vực nông thôn, nông dân phải gánh chịu nhiều hậu quả của tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, kích thích tăng trưởng, diệt cỏ và rất nhiều các hóa chất khác gây áp lực không nhỏ đến môi trường nông nghiệp, nông thôn.

Trong khi đó, nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường rất hạn chế, chất thải từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa được thu gom, phân loại, xử lý kịp thời; tình trạng đốt phụ phẩm nông nghiệp, rơm rạ sau thu hoạch tại cánh đồng diễn ra rất phổ biến mà chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 và những năm tiếp theo đã nêu rõ: “Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh, quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường” . 

Bên cạnh đó, các chính sách về quản lý chất lượng môi trường, nhất là chính sách về bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn đã được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, tầm nhìn năm 2030, trong đó lấy chất lượng môi trường nông nghiệp, nông thôn là nền tảng, là mục tiêu để bảo vệ như: thực hành sản xuất sạch và an toàn; tận thu vòng tái sử dụng các sản phẩm phụ, vật chất thải bỏ, chất thải; các khu vực có nguy cơ bị ô nhiễm, nhất là các nguồn nước được theo dõi, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện và phục hồi chất lượng môi trường,…

Như vậy, bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn là sự kế thừa và phát triển đường lối của Đảng qua các kỳ Đại hội. Có thể nói, quan điểm mới của Đảng xác định những mục tiêu cụ thể về bảo vệ môi trường trong giai đoạn mới là hết sức quan trọng, đặt ngang bằng với những mục tiêu về phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, quốc phòng - an ninh,…. Tuy nhiên, hiện nay do ô nhiễm môi trường khu vực nông nghiệpj, nông thôn cùng với biến đổi khí hậu, gây mưa, bão, lũ lụt đã và đang trở thành vấn đề cấp bách toàn cầu; do đó cần tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp, Bộ, ngành, địa phương, cả hệ thống chính trị và nhân dân về ý nghĩa tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn; góp phần tích cực vào sự ngiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển bền vững.

Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường khu vực nông nghiệp, nông thôn hiện nay

Trước những thách thức về môi trường đặt ra với yêu cầu phát triển bền vững khu vực nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay, Đảng và Nhà nước ta có những chủ trương đúng đắn để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, trong đó có môi trường nông nghiệp, nông thôn khi đất nước bước vào kỷ nguyên mới, thế kỷ nguyên phát triển bền vững. “Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” . Khẳng định mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nước ta sẽ chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống, cụ thể là không để phát sinh và xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; 70% lượng nước thải ra lưu vực các sông được xử lý; tiêu hủy, xử lý trên 85% chất thải nguy hại, tái sử dụng hoặc tái chế trên 65% rác thải sinh hoạt; phấn đấu 90% dân cư nông thôn, nông dân được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh; cải thiện rõ rệt môi trường làng nghề và khu vực nông thôn. Để thực hiện được mục tiêu đó, xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, hướng tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững, chúng ta cần chung sức, đồng lòng thực hiện tốt mấy giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn thời kỳ mới là:

Trước hết, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin và truyền thông cũng như hoạt động giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường trong nhà trường và ngoài xã hội. Đây vừa là giải pháp cơ bản vừa là nhiệm vụ nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường ở các cấp, ngành và ở mỗi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới tư duy, cách làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường. Đây được xác định là giải pháp vừa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội nước ta hiện nay, vừa mang tính chiến lược, lâu dài.

Hai là, tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường khu vực nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường; xác định rõ trách nhiệm và phân công, phân cấp hợp lý nhiệm vụ bảo vệ môi trường, quản lý chất thải nông thôn giữa các Bộ, ban, ngành, các cấp, khắc phục tình trạng chồng chéo trong quản lý. Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành, liên vùng; thể chế hóa, cụ thể hóa cơ chế để nhân dân giám sát, phản biện có hiệu quả việc quản lý khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Việc lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế, thi công hệ thống tiêu thoát nước, xử lý nước thải các điểm thu gom, xử lý chất thải rắn; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu nông thôn, dân cư, phát triển cây xanh ở các công trình công cộng phải được thực hiện trên cơ sở đề án quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đã được phê duyệt theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngày 28-10-2011 của liên Bộ Xây dựng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới. Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xây dựng các chế tài xử phạt đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vị phạm Luật bảo vệ môi trường của Quốc hội.

Ba là, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn, tạo cơ sở pháp lý và cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia công tác bảo vệ môi trường. Cần phát huy hơn nữa vai trò của cấp ủy, chính quyền các cấp; hình thành các loại hình tổ chức đánh giá, tư vấn, giám định, công nhận, chứng nhận về bảo vệ môi trường; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác về bảo vệ môi trường. 

Chú trọng xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước, cam kết về bảo vệ môi trường và các mô hình tự quản về môi trường của cộng đồng dân cư, nhất là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Phát triển các phong trào quần chúng ở nông thôn, vận động nhân dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường. Phát hiện và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong hoạt động bảo vệ môi trường; gắn nội dung phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo trong công tác bảo vệ môi trường với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới với các tiêu chuẩn về môi trường.

Bốn là, chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề tại các khu vực nông nghiệp, nông thôn; Chú trọng bảo đảm tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển bền vững, để có chính sách phù hợp, tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo. Ðối với các khu công nghiệp đóng trên địa bàn các vùng nông thôn hiện nay, cần có quy định bắt buộc về các yêu cầu bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường; xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung hoàn chỉnh trước khi cấp phép hoạt động...

Năm là, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về môi trường. Tăng cường công tác điều tra cơ bản, quan trắc, dự báo, cảnh báo về tài nguyên và môi trường. Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các giải pháp công nghệ trong xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái và sự cố môi trường; sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng; ứng dụng và phát triển công nghệ sạch, thân thiện với môi trường; tiến tới một nền nông nghiệp sạch. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao về môi trường, có chính sách khuyến khích những cán bộ môi trường có chuyên môn giỏi về làm việc tại các khu vực nông nghiệp, nông thôn. Lựa chọn các công nghệ phù hợp với điều kiện kinh tế, trình độ quản lý và tập quán của khu vực nông thôn để phổ biến áp dụng; tăng cường tận thu, tái chế, tái sử dụng chất thải trong nông nghiệp.

Cùng với đó, tích cực mở rộng hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Tham gia tích cực vào các hoạt động quốc tế và khu vực về môi trường; thực hiện đầy đủ các Điều ước quốc tế, các cam kết quốc tế, chương trình, dự án về bảo vệ môi trường phù hợp với lợi ích quốc gia. Hợp tác chặt chẽ với các nước láng giềng và các nước trong khu vực để giải quyết các vấn đề môi trường liên quốc gia. Sử dụng hiệu quả các nguồn hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, chủ động tiếp cận công nghệ mới từ các nước, các tổ chức quốc tế và cá nhân trong công tác bảo vệ môi trường, nhất là môi trường khu vực nông nghiệp nông thôn.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường cần tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho việc phát triển khoa học, công nhệ, đổi mới sáng tạo, phát huy, vai trò, vị trí của nông nghiệp, nông dân và các cấp hội để cùng chung tay, góp sức thực hiện mục tiêu phát triển “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin hoặc các nền tảng trực tuyến để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và các nguồn lực giữa Bộ Nông nghiệp và Môi trường với Hội Nông dân Việt Nam và cộng đồng nông dân. Đặc biệt, thúc đẩy phát triển, ứng dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, nông thôn và nông dân; đề xuất chính sách thu hút các dự án đầu tư sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và tài nguyên trong công tác bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn, là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới./.

Đại tá, PGS. TS. KHQS TRẦN NAM CHUÂN
Nguyên Cán bộ Viện Chiến lược Quốc phòng, Bộ Quốc phòng

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Bộ NN&MT: Đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng ngành ở mức cao nhất

Lựa chọn đầu tư mở rộng hoàn chỉnh đoạn tuyến cao tốc phải khoa học, sát thực tiễn, khả thi, hiệu quả

Nuôi, trồng dược liệu dưới tán rừng phải gắn chặt với 'giữ dân, giữ rừng'

Việt Nam - Cuba: Hợp tác nông nghiệp, thủy sản là mũi nhọn

Nông nghiệp

Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP 3 - 4 sao, hướng đến phát triển bền vững

Hà Tĩnh: Nâng cao nhận thức và kỹ năng về chú trọng công tác vệ sinh môi trường trong chăn nuôi

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản với mô hình xen ghép tôm sú và cá rô phi đơn tính tại Hà Tĩnh

Hành trình kết nối và lan tỏa giá trị OCOP tại miền Trung thân thương của Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường

Tài nguyên

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025 có chủ đề: “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Chuyển đổi mục đích sử dụng 6,94 ha rừng để thực hiện Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa -Buôn Ma Thuột

Phân cấp, gắn trách nhiệm quản lý tài nguyên khoáng sản

Xây dựng chính sách phân quyền đất đai cho mô hình chính quyền hai cấp

Môi trường

Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt: Giải pháp cấp thiết cho Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Tăng cường hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong quản lý thiên tai: Hướng tới mô hình mẫu phòng, chống sạt lở đất và lũ quét

Bảo đảm môi trường sống trong lành

Bảo tồn nguồn gen vật nuôi, thủy sản là nhiệm vụ chiến lược

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu khoa học, công nghệ trong chăn nuôi, thú y, thuỷ sản, kiểm ngư: Thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ là trọng tâm, cốt lõi

Hội thảo Chuyên đề 3: Nhận diện thực trạng nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực: Môi trường, Tài nguyên nước, Viễn thám

Khoa học công nghệ - Đòn bẩy phát triển bền vững ngành nông nghiệp và môi trường

Dự báo hạn hán, thiếu nước dựa trên công nghệ viễn thám

Chính sách

Tăng tốc hoàn thành mục tiêu hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2025

Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi đã kiểm tra hiện trường tình hình thực hiện các dự án thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn mới

Nghiên cứu, rà soát kỹ phương án đầu tư đường kết nối Bình Phước - Đồng Nai qua cầu Mã Đà

Phát triển

Kỷ niệm 40 năm thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Ngành Nông nghiệp và Môi trường: Tốc độ tăng trưởng trong quý I cao nhất trong những năm gần đây

Phát động Cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VIII

Long An: Top 2 địa phương cải cách mạnh nhất theo PCI 2005 - 2024

Diễn đàn

Thời tiết ngày 13/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nắng ráo, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao

Thời tiết ngày 12/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mát dịu, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa to

Thời tiết ngày 11/5: Mưa to trải dài khắp đất nước, nhiều nơi mưa trên 60mm