Thời hạn huy động vốn tại Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ chưa phù hợp với tiến độ dự án

09/05/2025

TN&MTNgày 25/4 mới đây, Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh ký công văn số 2521/SXD-PTDT liên quan đến việc Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ (thuộc Tập đoàn Vingroup) xin huy động vốn tại dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ…

Thời hạn huy động vốn tại Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ chưa phù hợp với tiến độ dự án
Lễ khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ diễn ra sáng ngày 19/4/2025

Theo đó, tại văn bản số 1604/2025/CV-CG được Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ gửi ngày 16/4/2025, đề nghị Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh xác nhận đủ điều kiện huy động vốn thông qua việc góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân tại dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ.

Sau khi nhận văn bản nói trên, ông Phạm Minh Mẫn, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh trả lời cụ thể như sau: Thứ nhất, Chủ đầu tư (tức Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ) đề nghị huy động vốn đối với toàn bộ dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ là không phù hợp với quy định của pháp luật.

Thứ hai, về quyền góp vốn bằng Quyền sử dụng đất, Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh căn cứ Luật Đất đai năm 2024, tại Khoản 5, Điều 45 quy định như sau: “Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất”. Như vậy, căn cứ theo điều khoản nói trên, việc góp vốn bằng Quyền sử dụng đất của Công ty theo Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh là không phù hợp.

Thứ ba, tại văn bản số 1604/2025/CV-CG, Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ đã đề xuất huy động vốn lên đến 180.000 tỷ đồng, tương đương 83% tổng mức đầu tư của dự án (217.054 tỷ đồng). Theo Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ chưa thuyết minh về quy mô, cơ cấu và căn cứ để xác định mức vốn huy động. Đồng thời, chưa phân định rõ mức vốn cần huy động tương ứng với từng hình thức huy động vốn.

Thứ tư, cũng tại văn bản trên, Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh cho rằng thời hạn huy động vốn của Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ cũng chưa phù hợp với tiến độ thực hiện dự án nói trên.

Thời hạn huy động vốn tại Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ chưa phù hợp với tiến độ dự án
Văn bản số 2521/SXD-PTDT của Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh xác định thời hạn huy động vốn chưa phù hợp với tiến độ dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ

Do vậy, với công văn số 2521/SXD-PTDT, Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh bác bỏ đề nghị huy động vốn của Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ tại dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ.

Trước đó, ngày 19/4, tại Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ có diện tích 2.870 ha, với quy mô dân số gần 230.000 người, có lợi thế sinh thái đặc biệt, được định vị là một Thành phố sinh thái - thông minh - nghỉ dưỡng - dịch vụ tiêu chuẩn quốc tế.

Được biết, Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ nằm ở xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ gồm 4 phân khu, với mục tiêu hình thành Khu đô thị du lịch biển, nghỉ dưỡng, đô thị thông minh. Ngoài ra, đây còn được xem là mô hình tiên phong trong việc kết hợp giữa công nghệ - năng lượng tái tạo - bảo tồn hệ sinh thái và phát triển con người… có khả năng đón 8 - 9 triệu lượt du khách mỗi năm. Hơn thế nữa, với phạm vi lấn biển của dự án có diện tích 1.357ha, diện tích khu vực san nền là 906ha, có cao độ trên 2,9m (so với cao độ Hòn Dấu)...

Nguyễn Kiên

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông