Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên và môi trường

15/10/2024

TN&MTTại Hội nghị Thường trực Chính phủ về chuyển đổi số với các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương diễn ra ngày 19/07/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, việc đẩy mạnh chuyển đổi số đã trở thành xu thế, phong trào, là yêu cầu khách quan, do đó, “chỉ bàn làm, không bàn lùi, khó mấy cũng phải làm”.

Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên và môi trường

Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách

Quán triệt, xác định quan điểm chỉ đạo theo chủ đề năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, Bộ TN&MT đã thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số theo tinh thần “Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột: Công nghiệp công nghệ thông tin, số hoá các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số. Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững”.

Trong thời gian qua, ngành TN&MT đã quyết liệt ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, vận hành Chính phủ/Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số và đạt được những kết quả rất quan trọng như: Cơ chế chính sách hoàn thiện, công tác xây dựng hoàn thiện dữ liệu của Ngành đã có nhiều chuyển biến, hạ tầng số, nền tảng số, an toàn thông tin được hiện đại hóa, đồng bộ, thống nhất; công tác chỉ đạo, điều hành được thực hiện trên môi trường điện tử; cung cấp đầy đủ qua dịch vụ công trực tuyến, giải quyết thủ tục hành chính của Ngành và hiện tại Bộ đang triển khai dự án “Xây dựng hệ thống điều hành thông minh tại Bộ TN&MT,... Cụ thể: Bộ TN&MT đã ban hành 9 Quyết định về chuyển đổi số (CĐS), ứng dụng CNTT, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong ngành TN&MT và đang tiếp tục triển khai hoàn thiện, trình Bộ trưởng Bộ TN&MT xem xét, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật bảo đảm cơ sở pháp lý phục vụ CĐS, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số ngành TN&MT. Cùng với đó, thực hiện xây dựng, hoàn thiện các nội dung về CĐS, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu (CSDL), dịch vụ công trực tuyến, giao dịch điện tử,… trong các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn các Luật mới được ban hành.

Trong việc triển khai vận hành Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, Bộ đã xây dựng, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật CNTT, hạ tầng số tại Bộ sử dụng chung, quản lý tập trung tại các Trung tâm dữ liệu, đã từng bước được nâng cấp, phục vụ khai thác sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, đáp ứng an toàn, an ninh thông tin và nhu cầu của các đơn vị thuộc Bộ, hỗ trợ Sở TN&MT các địa phương.

Bộ đã triển khai chữ ký số, chứng thư số, chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong tất cả các đơn vị bảo đảm chỉ đạo, điều hành, công tác quản lý, chuyên môn nghiệp vụ trên môi trường số. Tổng số chứng thư số đã cấp 3.611 (đã thu hồi 508); tổng số hiện đang sử dụng 3.103, 2.923 cá nhân và 180 tổ chức, trên thiết bị di động 314. Đồng thời, hoàn thành triển khai Chương trình Ipv6 for Gov (giai đoạn 1) theo Quyết định số 1096/QĐ - BTTTT ngày 23/6/2023.

Về triển khai vận hành nền tảng số, hệ thống thông tin, Bộ đã triển khai, vận hành tích hợp, chia sẻ dữ liệu của Bộ (LGSP), bảo đảm ATTT, kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP), bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân và các hệ thống thông tin của Bộ với 263 dịch vụ, tổng số giao dịch trong 6 tháng đầu năm 2024 là 5.530.570 giao dịch, số lượng văn bản điện tử (ký số) gửi, nhận trong 6 tháng đầu năm 2024 là 66.916 văn bản.

Tính đến nay, 63/63 tỉnh, thành phố đã và đang triển khai xây dựng CSDL đất đai với 455/705 đơn vị hành chính cấp huyện hoàn thành; thực hiện kết nối, chia sẻ với CSDL quốc gia về dân cư với dữ liệu của 461/705 đơn vị hành chính cấp huyện; 6.198/10.599 đơn vị hành chính cấp xã và đang được tiếp tục thực hiện. Ngoài ra, Bộ TN&MT đã hoàn thành xây dựng CSDL nền địa lý quốc gia và thành lập bản đồ địa hình quốc gia các tỷ lệ 1:25.000; 1:100.000, 1:250.000, 1:500.000,1:1.000.000 phần đất liền và CSDL nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình đáy biển trên vùng biển Việt Nam, góp phần giúp các Bộ, ngành, địa phương phục vụ công tác quy hoạch, chỉ đạo điều hành và phát triển KT-XH.

Bên cạnh đó, Bộ đang tiếp tục vận hành, cung cấp 88 Dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), trong đó 36 DVCTT mức độ toàn trình (chiếm tỷ lệ 40,91%); kết nối với các CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm, dân cư và Hệ thống thu thập, đánh giá việc sử dụng thông tin và DVCTT (hệ thống EMC). Đồng thời, tích hợp, cung cấp 86 DVCTT trên Cổng dịch vụ công quốc gia, đạt tỷ lệ 97,7% trên tổng số 88 DVC đã triển khai; Thực hiện số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 8/4/2020 và Nghị định số 107/2021/NĐ-CP, dự kiến số hoá các hồ sơ và giải quyết TTHC hoàn thành 100% trong năm 2024.

Về tình hình triển khai thực hiện Đề án 06/CP, Bộ TN&MT đã hoàn thành nhiệm vụ ban hành các Thông tư có quy định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy hoặc giấy tờ có yêu cầu xác của địa phương nơi cư trú, đã ban hành 3 thông tư thay thế, sửa đổi 4 thông tư liên quan. Trong đó, Bộ đã hoàn thành tái cấu trúc quy trình, thực hiện kết nối, tích hợp, công bố, cung cấp DVCTT “Đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận” trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, kết nối với CSDLQG về dân cư, đến nay đã có 63 tỉnh thành triển khai; trong tháng 3/2024 phát sinh 3.282 hồ sơ, nâng tổng hồ sơ phát sinh năm 2024 là 10.974 hồ sơ.

Dịch vụ công tại danh mục được phê duyệt tại Quyết định số 422/QĐ-TTg, Bộ đã hoàn thành việc rà soát, chuẩn hoá, tái cấu trúc quy trình và cung cấp DVCTT “Đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất” trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tập trung của Bộ, Cổng Dịch vụ công quốc gia và tích hợp với Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Hiện tại, đã có 63/63 tỉnh, thành phố triển khai, trong tháng 6 tháng đầu năm 2024, phát sinh thêm 26.487 hồ sơ.

Ưu tiên nguồn lực cho chuyển đổi số

Mặc dù, vẫn còn một số vướng mắc về TTHC, định mức kinh tế - kỹ thuật và nhân lực triển khai CĐS hạn chế, song, Bộ TN&MT vẫn đang tích cực xây dựng các chính sách, cơ chế khắc phục, tạo điều kiện thuận lợi về pháp lý, giải pháp công nghệ kỹ thuật cho CĐS, phát triển Chính phủ số quốc gia nói chung. Đồng thời, đưa ra một số đề xuất, trong đó, các cơ quan chức năng cần hoàn thiện quy định pháp lý, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá để tạo thuận lợi cho CĐS, số hoá, bảo đảm dữ liệu “đúng - đủ - sạch - sống”; ưu tiên các điều kiện về thể chế, quy định, nguồn lực để hoàn thành xây dựng, duy trì vận hành các CSDL/hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia, các nền tảng phát triển Chính phủ điện tử.

Nghiên cứu, xây dựng ban hành cơ chế chính sách về tổ chức, vị trí việc làm, chế độ đãi ngộ đặc thù đối với công chức, viên chức nhằm thu hút, khuyến khích, sử dụng nhân lực có chất lượng về công nghệ thông tin, khoa học dữ liệu, ATTT. Cùng với đó, ưu tiên các điều kiện về thể chế, quy định, nguồn lực để hoàn thành xây dựng, duy trì vận hành các cơ sở dữ liệu/hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia, các nền tảng phát triển Chính phủ điện tử.

Nghiên cứu, xây dựng ban hành cơ chế chính sách về tổ chức, vị trí việc làm, chế độ đãi ngộ đặc thù đối với công chức, viên chức nhằm thu hút, khuyến khích, sử dụng nhân lực có chất lượng về công nghệ thông tin, khoa học dữ liệu, an toàn thông tin gắn bó, yên tâm công tác trong các cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, đẩy mạnh triển khai rộng rãi các nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) trong phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số phục vụ người dân và doanh nghiệp, phát triển KT-XH, thiết thực hiện đại hóa đất nước, độc lập tự chủ về công nghệ, hội nhập trình độ công nghệ quốc tế.

Có cơ chế thực tế để ưu tiên bố trí nguồn thu từ đất, tài nguyên để thực hiện số hóa, chuẩn hóa, hoàn thiện, vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, tài nguyên và môi trường để phục vụ công tác quản lý nhà nước, giải quyết thủ tục hành chính, phát triển KT-XH nhanh và bền vững.

PHƯƠNG CHI
Nguồn: Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 14 (Kỳ 2 tháng 7) năm 2024

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Bộ NN&MT: Đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng ngành ở mức cao nhất

Lựa chọn đầu tư mở rộng hoàn chỉnh đoạn tuyến cao tốc phải khoa học, sát thực tiễn, khả thi, hiệu quả

Nuôi, trồng dược liệu dưới tán rừng phải gắn chặt với 'giữ dân, giữ rừng'

Việt Nam - Cuba: Hợp tác nông nghiệp, thủy sản là mũi nhọn

Nông nghiệp

Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP 3 - 4 sao, hướng đến phát triển bền vững

Hà Tĩnh: Nâng cao nhận thức và kỹ năng về chú trọng công tác vệ sinh môi trường trong chăn nuôi

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản với mô hình xen ghép tôm sú và cá rô phi đơn tính tại Hà Tĩnh

Hành trình kết nối và lan tỏa giá trị OCOP tại miền Trung thân thương của Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường

Tài nguyên

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025 có chủ đề: “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Chuyển đổi mục đích sử dụng 6,94 ha rừng để thực hiện Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa -Buôn Ma Thuột

Phân cấp, gắn trách nhiệm quản lý tài nguyên khoáng sản

Xây dựng chính sách phân quyền đất đai cho mô hình chính quyền hai cấp

Môi trường

Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt: Giải pháp cấp thiết cho Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Tăng cường hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong quản lý thiên tai: Hướng tới mô hình mẫu phòng, chống sạt lở đất và lũ quét

Bảo đảm môi trường sống trong lành

Bảo tồn nguồn gen vật nuôi, thủy sản là nhiệm vụ chiến lược

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu khoa học, công nghệ trong chăn nuôi, thú y, thuỷ sản, kiểm ngư: Thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ là trọng tâm, cốt lõi

Hội thảo Chuyên đề 3: Nhận diện thực trạng nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực: Môi trường, Tài nguyên nước, Viễn thám

Khoa học công nghệ - Đòn bẩy phát triển bền vững ngành nông nghiệp và môi trường

Dự báo hạn hán, thiếu nước dựa trên công nghệ viễn thám

Chính sách

Tăng tốc hoàn thành mục tiêu hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2025

Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi đã kiểm tra hiện trường tình hình thực hiện các dự án thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn mới

Nghiên cứu, rà soát kỹ phương án đầu tư đường kết nối Bình Phước - Đồng Nai qua cầu Mã Đà

Phát triển

Kỷ niệm 40 năm thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Ngành Nông nghiệp và Môi trường: Tốc độ tăng trưởng trong quý I cao nhất trong những năm gần đây

Phát động Cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VIII

Long An: Top 2 địa phương cải cách mạnh nhất theo PCI 2005 - 2024

Diễn đàn

Thời tiết ngày 13/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nắng ráo, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao

Thời tiết ngày 12/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mát dịu, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa to

Thời tiết ngày 11/5: Mưa to trải dài khắp đất nước, nhiều nơi mưa trên 60mm