Giữ rừng nơi miền Tây xứ Nghệ

04/07/2025

TN&MTVới gần 30.000 ha rừng trên địa bàn rộng lớn miền núi, những cán bộ kiểm lâm tại Hạt Kiểm lâm Anh Sơn (tỉnh Nghệ An) đang ngày đêm bám rừng, giữ rừng và cùng người dân viết nên câu chuyện phát triển lâm nghiệp bền vững. Hành trình này không chỉ có những con số ấn tượng, mà còn là bao trăn trở giữa rừng già heo hút.

Buổi sáng đầu hè ở khu vực phía Tây (Nghệ An) – địa bàn rừng thuộc quản lý của Hạt Kiểm lâm Anh Sơn (Hạt), nắng đã gắt từ sớm. Chiếc xe bán tải của Hạt Kiểm lâm lăn bánh theo con đường uốn lượn xuyên qua các đồi keo, bạch đàn thẳng tắp. Người dẫn đường là ông Nguyễn Khắc Đạo – Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Anh Sơn, một người đã gắn bó với rừng nhiều năm liền.
“Rừng ở đây không chỉ là tài nguyên, mà là máu thịt của cả vùng. Mất rừng là mất cả sinh kế, môi trường và an ninh sinh thái”, ông Đạo mở đầu cuộc trò chuyện, ánh mắt nhìn xa xăm về phía núi Nguộc mờ xanh trong nắng sớm.
Những con số biết nói
Địa bàn Hạt Kiểm lâm Anh Sơn rộng hơn 60.000 ha, trong đó đất có rừng chiếm gần một nửa – hơn 29.135 ha. Rừng sản xuất, phòng hộ, đặc dụng đan xen nhau, tạo nên một bức tranh sinh thái phong phú, với nhiều loài động, thực vật quý hiếm.

Giữ rừng nơi miền Tây xứ Nghệ

Cán bộ Hạt Kiểm lâm Anh Sơn tuần tra bảo vệ rừng

 “Chỉ riêng năm 2024, chúng tôi trồng được 1.591 ha rừng, vượt hơn 100% kế hoạch; chăm sóc hơn 3.600 ha và khoanh nuôi gần 2.000 ha”, ông Đạo nói trong lúc chỉ vào tập tài liệu mà ông mang theo như một thói quen.
Không chỉ trồng, khai thác cũng được giám sát kỹ lưỡng: 1.590 ha rừng trồng cho sản lượng hơn 116.000 m³ gỗ, chưa kể hàng nghìn mét khối củi và cây phân tán. Còn trong 6 tháng đầu năm 2025, dù thời tiết khắc nghiệt hơn, Hạt Kiểm lâm Anh Sơn đã trồng được gần 800 ha, khai thác hơn 53.000 m³ gỗ,  những con số rất đáng kể trong điều kiện địa hình phức tạp.
Những vụ vi phạm – nỗi trăn trở chưa nguôi
Tuy nhiên, song hành với thành tựu là những vụ vi phạm vẫn âm ỉ. “Năm ngoái, chúng tôi xử lý 30 vụ, trong đó có 23 vụ phá rừng trái phép. Diện tích rừng tự nhiên bị thiệt hại là 5,66 ha. Dù không lớn, nhưng mỗi vụ là một vết cứa vào lòng người làm nghề”, ông Đạo chia sẻ.
Năm 2025 mới đi qua 6 tháng, Hạt đã phát hiện thêm 20 vụ vi phạm, chủ yếu là phá rừng làm rẫy, lấn đất canh tác. “Có xã phải họp dân đến ba lần chỉ vì chuyện hộ này đốt nương lan sang rừng phòng hộ”, một cán bộ kiểm lâm đi cùng nói thêm.
Ông Đạo trầm ngâm: “Khó nhất không phải phát hiện hay xử lý, mà là thay đổi nhận thức. Có vụ phải mất hàng tháng vận động mới thu hồi được đất rừng bị lấn”.
Những điều thuận lợi – từ sự đồng lòng
Bên cạnh khó khăn, cũng có những điều kiện thuận lợi giúp công tác ở Hạt Kiểm lâm Anh Sơn đạt kết quả. Một trong số đó là sự quan tâm sát sao từ cấp ủy, chính quyền địa phương.
“Chúng tôi may mắn được các cấp chính quyền địa phương rất quan tâm, mỗi lần triển khai phòng cháy chữa cháy rừng, không chỉ có kiểm lâm mà cả công an, quân đội, dân quân đều tham gia. Nhiều hộ dân còn tự nguyện canh gác, ký cam kết”, ông Đạo kể với giọng hào hứng.

Giữ rừng nơi miền Tây xứ Nghệ

Cán bộ Hạt Kiểm lâm Anh Sơn kiểm tra hiện trạng rừng

Thống kê cho thấy, Hạt đã thành lập 19 Ban Chỉ đạo phòng cháy chữa cháy rừng cấp xã, với hơn 120 tổ, đội bảo vệ rừng. Nhờ đó, năm 2024 và đầu 2025, Hạt Kiểm lâm Anh Sơn không xảy ra vụ cháy rừng nào.
Phát triển rừng bền vững – mục tiêu dài hạn
Một điểm nhấn khác là việc triển khai xây dựng vùng nguyên liệu rừng thâm canh chất lượng cao, với hơn 6.800 ha, trong đó hơn 2.880 ha do hơn 1.000 hộ dân trực tiếp tham gia, đang chờ cấp chứng chỉ FSC.
“Chúng tôi đang cùng người dân hướng đến phát triển lâm nghiệp có chứng chỉ, để gỗ khai thác ra có thể xuất khẩu hoặc tiêu thụ với giá trị cao hơn. Đó không chỉ là giữ rừng mà còn nâng tầm giá trị của rừng”, ông Đạo chia sẻ.
Ngoài ra, Hạt cũng khuyến khích mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng, nuôi ong rừng, phát triển du lịch sinh thái cộng đồng… giúp người dân sống được nhờ rừng.
Nhưng vẫn còn nhiều “nút thắt” cần gỡ
Trên chặng đường phát triển, Hạt Kiểm lâm Anh Sơn vẫn còn không ít trăn trở. Nhân lực kiểm lâm còn mỏng, nhiều trạm kiểm lâm chỉ có 2-3 người, phải quản lý hàng nghìn ha rừng, trong điều kiện địa hình chia cắt.
“Có hôm mưa lũ, anh em phải đi bộ cả chục cây số để kiểm tra hiện trường. Có điểm giáp biên, đi một vòng tuần tra mất cả ngày”, ông Đạo kể.
Thêm vào đó, việc quản lý giống cây lâm nghiệp chưa chặt. Người dân nhiều nơi vẫn mua giống không rõ nguồn gốc, ảnh hưởng chất lượng rừng trồng.
“Cái khó nhất là chính sách. Nhiều quy định tốt nhưng thiếu kinh phí, thiếu nhân lực nên triển khai rất vất vả. Hộ dân cũng còn tâm lý ngại tiếp cận”, ông Đạo chia sẻ.
Gợi mở hướng đi mới
Hướng về tương lai, ông Đạo cho biết Hạt Kiểm lâm Anh Sơn đang xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ số như bản đồ số, ảnh vệ tinh, flycam để giám sát rừng hiệu quả hơn.
Đồng thời, kiến nghị với cấp tỉnh có cơ chế hỗ trợ riêng cho lực lượng bảo vệ rừng tại cơ sở như cộng đồng, tổ đội phòng cháy chữa cháy rừng, để khuyến khích họ gắn bó lâu dài.
“Muốn giữ được rừng thì phải giúp người dân sống tốt hơn từ rừng. Phát triển kinh tế dưới tán rừng, làm giàu từ rừng là con đường lâu dài và chắc chắn nhất”, ông Đạo kết luận khi xe rẽ vào lối đất đỏ dẫn tới một khu rừng keo mới trồng xanh ngắt.
Dưới đây là một số hình ảnh về công tác bảo vệ và phát triển rừng của Hạt:

Giữ rừng nơi miền Tây xứ Nghệ

Giữ rừng nơi miền Tây xứ Nghệ

Giữ rừng nơi miền Tây xứ Nghệ

Giữ rừng nơi miền Tây xứ Nghệ

Giữ rừng nơi miền Tây xứ Nghệ

Giữ rừng nơi miền Tây xứ Nghệ

Đỗ Hùng

>>>>> Xin vui lòng xem thêm:

Nghệ An: Nỗ lực bảo vệ và phát triển rừng;

Hà Tĩnh: Tích cực nâng cao công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng;

Điện Biên: Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng;

Tăng cường bảo vệ và phát triển rừng bền vững tại Thái Nguyên;

Lạng Sơn: Chủ động trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông