Hà Tĩnh: Tích cực nâng cao công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng

26/06/2025

TN&MTThời gian qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh (Chi cục) đã tích cực nâng cao công tác quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) và phát triển rừng. Phóng viên Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Quốc Huấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh xung quanh vấn đề này.

Hà Tĩnh: Tích cực nâng cao công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng

Ông Hoàng Quốc Huấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh

PV: Xin ông cho biết kết quả nổi bật trong công tác bảo vệ rừng của Chi cục trong năm 2024 vừa qua và 05 tháng đầu năm 2025? 
Ông Hoàng Quốc Huấn: Công tác bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh đã được Chi cục chủ động triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp như: kiểm tra, rà soát xác định các khu vực rừng trọng điểm có nguy cơ xâm hại cao để tăng cường lực lượng, tập trung thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng tại gốc; chủ động phối hợp với các ngành chức năng (Công an, Biên phòng, Quản lý thị trường,…) xây dựng kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm tra, truy quét tại các khu vực rừng tự nhiên trọng điểm có nguy cơ xâm hại cao, các khu vực thường xẩy ra tình trạng săn bắt, mua bán, tàng trữ, giết mổ động vật hoang dã, chim tự nhiên để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Qua đó, số vụ vi phạm pháp luật về Lâm nghiệp năm 2024 và 5 tháng đầu năm 2025 giảm hẳn so với cùng kỳ năm trước.

Hà Tĩnh: Tích cực nâng cao công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng

Tuần tra bảo vệ rừng tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh

Năm 2024, toàn tỉnh đã phát hiện, xử lý 126 vụ vi phạm (giảm 75 vụ so với năm 2023), trong đó khởi tố vụ án hình sự 01 vụ, xử phạt 01 đối tượng 12 tháng tù giam; xử phạt vi phạm hành chính 125 vụ. Tịch thu 67,649 m3 gỗ các loại; 5 cá thể/ 27,7kg động vật rừng; 18,27 kg, ste lâm sản khác; 04 tang vật, phương tiện khác; tổng thu nộp ngân sách Nhà nước 1.425 triệu đồng.
Năm tháng đầu năm 2025, toàn tỉnh đã phát hiện và xử lý 27 vụ vi phạm, phạt tiền 378 triệu đồng (giảm 21 vụ so với cùng kỳ năm 2024). Tịch thu 12 m3 gỗ các loại; 02 cá thể/ 05 kg động vật rừng. Tổng thu nộp ngân sách Nhà nước 144 triệu đồng.

Hà Tĩnh: Tích cực nâng cao công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng

Thả động vật về Vườn Quốc gia Vũ Quang

PV: Công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) được quan tâm thực hiện như thế nào?
Ông Hoàng Quốc Huấn: Hà Tĩnh có trên 358.400 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó có khoảng 130.000 ha rừng trọng điểm dễ cháy trên địa bàn tỉnh lớn, phân bố trên 12 huyện, thành phố, thị xã. Xác định công tác PCCCR trên địa bàn tỉnh là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, nên ngay từ đầu năm 2025, Chi cục Kiểm lâm đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương, các ngành, chủ rừng triển khai đồng bộ các giải pháp PCCCR trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể, tập trung cao cho công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi người dân trong công tác PCCCR. Rà soát các khu vực rừng trọng điểm có nguy cơ cháy cao để xây dựng phương án, kế hoạch sát đúng với thực tế để tổ chức thực hiện có hiệu quả, hoàn thành trước 30/4/2025. Thành lập 392 tổ đội xung kích với 8.844 người tham gia, sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng khi có lệnh huy động.

Hà Tĩnh: Tích cực nâng cao công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng

Lực lượng Kiểm lâm chỉ đạo Trạm Bảo vệ rừng Rào Rồng (thuộc Ban quản lý Rừng phòng hộ Hương Khê) tập trung tuần tra, kiểm soát, bảo vệ các vùng rừng dễ bị xâm hại, lấn chiếm, dễ cháy

Xây dựng, tu sửa các công trình PCCCR (đường băng cản lửa 143 km, xử lý thực bì giảm vật liệu cháy 1.333 ha, biển tường 166 cái,…), mua sắm, bảo dưỡng công cụ, dụng cụ, thiết bị PCCCR (560 máy thổi gió, 110 cưa xăng,..) để đưa vào sử dụng trước mùa nắng nóng. Tập trung lực lượng trực canh gác phát hiện sớm lửa rừng đảm bảo 24/24 giờ trong thời gian cao điểm năng nóng tại 296 điểm trực và 22 Camera giám sát để phát hiện sớm cháy rừng.
Khi có cháy rừng xảy ra phải kịp thời huy động “4 tại chỗ” tham gia chữa cháy rừng, khi đám cháy mới phát sinh, không để lây lan diện rộng. Đồng thời, phối hợp với Công an xã, các ngành, địa phương điều tra, xác minh làm rõ nguyên nhân, đối tượng gây cháy rừng để xử lý nghiên theo pháp luật.
Nhờ sự chủ động vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong tổ chức thực hiện các giải pháp nói trên nên đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa xẩy ra cháy rừng.
PV: Công tác phát triển rừng và trồng rừng thay thế đã được Chi cục triển khai ra sao?
Ông Hoàng Quốc Huấn: Trong thời gian qua, Chi cục đã tham mưu Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Tĩnh ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, đôn đốc các địa phương, đơn vị thực hiện việc phát triển rừng và trồng rừng thay thế. Cụ thể, đã ban các văn bản: số 77/SNN-KL ngày 24/01/2024, số 2541/SNN-KL ngày 09/8/2024, số 549/SNN-KL ngày 26/02/2025 về việc triển khai công tác trồng rừng thay thế; số 2220/ SNNMT-KL ngày 26/5/2025 của Sở Nông nghiệp và Môi trường về đẩy mạnh hoạt động trồng rừng, khai thác gỗ rừng trồng năm 2025,….
Theo đó, đã phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư chủ động chuẩn bị đủ số cây giống có chất lượng phục vụ trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán theo kế hoạch đề ra và mùa vụ trồng rừng. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiêp đảm bảo giống đưa vào trồng rừng chất lượng tốt, có nguồn gốc theo quy định của pháp luật.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền về bảo tồn đa dạng sinh học, nhất là tại các khu vực vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, Vườn Quốc gia Vũ Quang bằng nhiều hình thức như: tổ chức hội nghị tuyên truyền, ký cam kết, tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh thôn, xóm, cấp phát tờ rơi, xây dựng các phim ngắn, phóng sự về bảo tồn thiên nhiên,.... Qua đó, nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học của người dân trên địa bàn những năm vừa qua được nâng lên rõ rệt.

Tuyên truyền, hướng dẫn các chủ rừng nhà nước, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đẩy mạnh các giải pháp thực hiện trồng rừng sản xuất theo hướng thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng rừng, trồng rừng thay thế... Đặc biệt tuyên truyền các tổ chức, cá nhân trên địa bàn sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp có năng suất, chất lượng cao, giống mô, hom để trồng rừng. Tổ chức sản xuất chuỗi liên kết giữa tổ chức, cá nhân trồng rừng với doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ gắn với quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.
Nhờ vậy, năm 2024 toàn tỉnh đã trồng được 9791,97 ha rừng trồng tập trung (rừng phòng hộ: 184,59 ha; rừng sản xuất 9607,38 ha), trong đó diện tích trồng rừng thay thế: 25,368 ha; cây lâm nghiệp trồng phân tán ước đạt 2.050 nghìn cây.
Trong 05 tháng đầu năm 2025, toàn tỉnh đã trồng được 2.778 ha rừng trồng tập trung (rừng phòng hộ: 53 ha; rừng sản xuất 2.725 ha), trong đó diện tích trồng rừng thay thế: 30 ha; cây lâm nghiệp trồng phân tán ước đạt 1.555 nghìn cây.
PV: Đâu là những khó khăn, bất cập trong công tác bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương hiện nay?
Ông Hoàng Quốc Huấn: Bên cạnh những thuận lợi, công tác bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương hiện nay vẫn còn một số tồn tại, khó khăn.
Do Hà Tĩnh là tỉnh nằm trong vùng có điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, nắng nóng thường đến sớm, kéo dài và chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam nên nguy cơ cháy rừng cao, dễ xảy ra sâu hại, dịch bệnh.
Đời sống nhân dân gần rừng, miền núi khó khăn, thu nhập thấp, thiếu việc làm; nhu cầu sử dụng đất, lâm sản tăng cao,…; ý thức chấp hành pháp luật của một số người dân trong công tác BVR-PCCCR chưa cao. Ngoài ra, do yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội nên trên địa bàn có nhiều dự án liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp phần nào đã ảnh hưởng khó khăn cho công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Diện tích rừng dễ cháy lớn (khoảng 130.000 ha), trải đều trên địa bàn 12 huyện, thành phố, thị xã; địa hình đồi núi chia cắt, phức tạp, cao dốc, hiểm trở, trong khi biên chế của lực lượng Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng còn thiếu trên biên chế theo quy định (Kiểm lâm hiện thiếu 72 biên chế).

Hà Tĩnh: Tích cực nâng cao công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng

Lực lượng kiểm lâm của Vườn quốc gia Vũ Quang tham gia tuần tra, bảo vệ rừng kết hợp với bảo vệ biên giới với cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Hương Quang

Giá trị rừng trồng còn thấp, sản phẩm chủ yếu là gỗ nhỏ, khai thác khi rừng còn non để bán dăm giấy, chưa đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu gỗ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, chưa tương xứng với tiềm năng về rừng và đất lâm nghiệp hiện có. Thị trường các loại lâm sản không ổn định, nên đời sống của người dân làm nghề rừng còn bấp bênh.
Cùng với đó, chưa hình thành các mô hình sản xuất liên kết giữa các doanh nghiệp và người dân từ trồng rừng đến tiêu thụ sản phẩm. Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương trong những năm gần đây không bố trí nguồn đầu tư để giao cho các đơn vị chủ rừng là tổ chức để trồng và chăm sóc rừng phòng hộ.
Đặc biệt, cơ sở hạ tầng lâm nghiệp (đường lâm nghiệp) xuống cấp ảnh hưởng đến việc vận chuyển cây giống trồng rừng, đội giá thành lên cao, bên cạnh đó việc khai thác, vận chuyển sản phẩm gỗ rừng trồng cũng hết sức khó khăn.
PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Đỗ Hùng (thực hiện)

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông