Ít mà tinh, sản phẩm OCOP giữ trọn hương vị bản địa

25/06/2025

TN&MTKhông chạy theo số lượng, những sản phẩm OCOP 5 sao được chọn lọc kỹ lưỡng, như cất giữ một phần ký ức làng quê gửi tới thế giới.

Chiều 24/6, phòng họp của Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP quốc gia sôi động hẳn lên giữa hàng chục đặc sản đến từ khắp vùng miền. Thứ trưởng Trần Thanh Nam ngồi lặng một lúc trước sản phẩm đường mạch nha Quảng Ngãi, rồi nói chậm rãi: “Sản phẩm OCOP 5 sao ít, nhưng chính vì ít nên mới quý. Đây không phải hàng công nghiệp”.

Chia sẻ của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã thay cho tuyên ngôn về phát triển nông thôn, khi đặt chất lên trên lượng, lấy hồn cốt làng quê làm nền tảng cho giá trị thương hiệu.

Ít mà tinh, sản phẩm OCOP giữ trọn hương vị bản địa

Thứ trưởng Trần Thanh Nam: Sản phẩm OCOP đang ngày càng chứng tỏ được vị trí, thương hiệu. Ảnh: Bảo Thắng.

Ít nhưng có hồn, có chất

OCOP, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, đã đi qua hơn 5 năm lan tỏa, mang theo ước mơ của những bàn tay người nông dân.Từ những sản phẩm khiêm nhường như kẹo lạc, nước mắm, bánh lá, đến cà phê Bích Thao, mắc ca Đắk Lắk hay chè shan tuyết cổ thụ Hà Giang, OCOP âm thầm tạo nên một hệ sinh thái mang đậm chất bản địa, nơi mỗi sản phẩm như một mạch ngầm sinh ra từ đất, từ làng.

“Sản phẩm làm thủ công, theo mùa vụ, sản xuất bởi hộ gia đình và HTX thì không thể làm nhiều. Nhưng chính sự ít ấy mới bảo đảm được chất. Mỗi sản phẩm là một phần ký ức, một phần văn hóa địa phương”, Thứ trưởng Nam nói.

Tính đến trước thời điểm công bố hôm nay, cả nước có hơn 16.000 sản phẩm OCOP, gấp hơn 3 lần so với năm 2020. Trong đó, chỉ có 79 sản phẩm đạt 5 sao, chưa tới 0,5%. Nhưng đây lại là những “tinh hoa trong tinh hoa”, không chỉ vì chất lượng cao, mà bởi chứa đựng giá trị bản địa nguyên bản.

Thứ trưởng Nam nhấn mạnh, OCOP không chỉ để tiêu thụ nông sản, mà là cách để những hộ dân nhỏ lẻ, HTX, nghệ nhân thủ công... có cơ hội làm thương hiệu, bước chân vào thị trường lớn, cả trong nước lẫn quốc tế.

Đó cũng là lý do vì sao Bộ Nông nghiệp và Môi trường chọn hướng đi “nâng niu” từng sản phẩm, không khuyến khích đại trà, không chạy theo phong trào, mà đầu tư vào những sản phẩm đặc trưng nhất, kể được câu chuyện quê hương rõ nhất.

Một gói trà từ khu vực miền núi phía Bắc; một túi cà phê, hồ tiêu ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ; một lọ nước mắm từ Đồng bằng sông Cửu Long; hay một chiếc bình gốm sứ, thủ công mỹ nghệ ở khu vực Đồng bằng sông Hồng, khi cầm trên tay, không chỉ là sản phẩm, mà là một lát cắt văn hóa, một ký ức được đóng gói bằng cả tâm huyết và bàn tay người làm.

Cả nước có thêm 47 sản phẩm OCOP 5 sao mới. Ảnh: Bảo Thắng.

Cả nước có thêm 47 sản phẩm OCOP 5 sao mới. Ảnh: Bảo Thắng.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam đặc biệt lưu tâm đến câu chuyện bao bì, thứ không chỉ là lớp áo bên ngoài, mà là ánh mắt đầu tiên, là lời chào của sản phẩm gửi tới thị trường. Theo ông, một chiếc tem, một nét chữ, một gam màu, nếu biết cách, cũng đủ gợi lên cả quê nhà trong lòng người xa xứ.

Bởi vậy, trong niềm vui chung với hàng chục chủ thể vừa được công nhận sản phẩm OCOP 5 sao chiều 24/6, ông vẫn dành một lời nhắn nhủ: Phải kể được câu chuyện bản địa ngay từ nhãn sản phẩm, để người tiêu dùng chỉ cần nhìn, đã thấy quê hương hiện lên.

Đó cũng là điểm mà lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị các chủ thể cải thiện, bởi nhiều sản phẩm 5 sao vẫn giữ kiểu bao bì cũ, thiếu chất dẫn chuyện, thiếu cảm xúc hình ảnh.

Từ nông thôn mới đến niềm tin mới

Từ tháng 11 năm ngoái đến cuối tháng 4 năm nay, Hội đồng OCOP quốc gia đã tiếp nhận 82 hồ sơ phân hạng sản phẩm. Trong đó, thực phẩm chiếm 62 sản phẩm, thủ công mỹ nghệ 14, dược liệu 5, du lịch cộng đồng 1. Tất cả cho thấy sự tập trung vào những dòng sản phẩm có hàm lượng bản sắc cao.

Có 20 tỉnh, thành phố tham gia đợt này, trong đó 5 tỉnh lần đầu góp mặt tại Hội đồng quốc gia, như Bạc Liêu, Quảng Bình, Yên Bái, Tuyên Quang, Bình Định. Những sản phẩm xuất hiện trong đợt này mang đậm dấu ấn vùng miền, đặc biệt là đã gắn với lợi thế, thế mạnh của địa phương, nhất là các vùng nguyên liệu tập trung.

Chương trình OCOP, như cách ví von của Thứ trưởng Trần Thanh Nam, đang dần hình thành như một dòng chảy đặc sản có định danh, có chứng nhận, có truy xuất và "có linh hồn". Một dòng chảy lặng lẽ nhưng sâu, bắt nguồn từ làng, từ nếp nghề tổ tiên, đang tìm đường hòa vào mạch thị trường lớn.

Nhưng để dòng chảy ấy không bị "chệch hướng" cần một cánh cửa kiểm định thật sự nghiêm túc và công bằng. Sau khi bộ máy Hội đồng OCOP quốc gia được kiện toàn, Thứ trưởng yêu cầu công tác chấm điểm phải chính xác, khách quan, bởi như ông nói, “mỗi ngôi sao là một sự công nhận chính danh, và là niềm tin để sản phẩm bước ra thị trường”.

Mạch nha Quảng Ngãi - Đường Mantoza một sản phẩm của Công ty CP Đường Quảng Ngãi (QNS) - là một trong số các sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao chiều 24/6. Ảnh: Bảo Thắng.

Mạch nha Quảng Ngãi - Đường Mantoza một sản phẩm của Công ty CP Đường Quảng Ngãi (QNS) - là một trong số các sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao chiều 24/6. Ảnh: Bảo Thắng.

"Không cần quá nhiều sản phẩm mang 5 ngôi sao. Chỉ cần những ngôi sao thực sự được làm từ tâm, từ đất, từ làng, từ hồn quê", Thứ trưởng nhấn mạnh và khẳng định OCOP giờ không còn là phong trào mang tính hình thức, mà thực sự trở thành một chương trình có thực lực, thực chất. Nhiều sản phẩm đã khẳng định được thương hiệu, vươn ra thị trường quốc tế. 

Trong bối cảnh làn sóng chống hàng giả và đòi hỏi minh bạch ngày càng cao từ người tiêu dùng, OCOP nổi bật như một dòng sản phẩm “có lý lịch rõ ràng, bao bì chuẩn hóa, mang đặc trưng vùng miền”. Theo Thứ trưởng, đó là “lợi thế cạnh tranh mềm” mà không phải dòng sản phẩm nào cũng có được.

Không chỉ góp phần tăng thu nhập cho cư dân nông thôn, OCOP còn đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa giá trị văn hóa thành giá trị kinh tế. Bước phát triển theo chiều sâu này góp phần tạo dựng nền tảng cho nông thôn mới giai đoạn tiếp theo.

Với cam kết “sẽ đồng hành để sản phẩm OCOP bay cao, bay xa”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đặt kỳ vọng chương trình sẽ bước tiếp một chặng đường dài trên bản đồ xuất khẩu. Những yêu cầu mà Thủ tướng từng đặt ra, từ xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, có doanh nghiệp và HTX đồng hành, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển thương hiệu cho đến đảm bảo nguồn vốn tín dụng, tiếp tục là kim chỉ nam để chương trình đi xa hơn, bền vững hơn.

Từ những sản phẩm thủ công mộc mạc của làng quê, OCOP đang từng bước định hình như một biểu tượng nông thôn mới thời hiện đại, nơi văn hóa trở thành tài sản, và mỗi sản phẩm là một “sứ giả” kể chuyện quê hương ra thế giới.

Chiều 24/6, Thứ trưởng Trần Thanh Nam, Chủ tịch Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP quốc gia công bố 47 sản phẩm OCOP 5 sao mới. Như vậy, tính tổng cộng Việt Nam hiện có 126 sản phẩm OCOP 5 sao.

Theo nongnghiep.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông