Luật Địa chất và Khoáng sản 2024 đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước

26/03/2025

TN&MTTài nguyên địa chất, khoáng sản vừa là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vừa là nguồn dự trữ lâu dài của quốc gia. Việc quản lý bảo vệ, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên địa chất và khoáng sản góp phần quan trọng trong bảo đảm hướng tới sự phát triển bền vững của đất nước. Sau giai đoạn thực thi pháp lệnh về Tài nguyên khoáng sản năm 1989, Việt Nam đã trải qua 4 thế hệ Luật Khoáng sản, bắt đầu từ Luật Khoáng sản năm 1996, tiếp đó được sửa đổi, bổ sung vào năm 2005 và năm 2010 và mới đây ngày 29/11, Luật Địa chất và Khoáng sản năm 2024 (Luật ĐC&KS) được Quốc hội thông qua. Với 12 Chương, 111 Điều và nhiều điểm mới cốt lõi, Luật Địa chất và Khoáng sản sẽ tạo hành lang pháp lý đồng bộ và thống nhất trong quản lý, khai thác tài nguyên địa chất và khoáng sản, góp phần khơi thông nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Luật Địa chất và Khoáng sản 2024 đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước

Một số điểm mới đáng chú ý

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển của đất nước, pháp luật về khoáng sản đã được điều chỉnh và có nhiều đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triền KT-XH. Nếu như, Luật Khoáng sản năm 2010 đã thể hiện rõ quan điểm khai thác khoáng sản phải lấy hiệu quả KT-XH và BVMT làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư, khuyến khích các tổ chức, cá nhân có năng lực về vốn, công nghệ, thiết bị đầu tư vào khai thác khoáng sản; điều tiết nguồn thu từ khoáng sản để hài hòa lợi ích của “Nhà nước - Doanh nghiệp - Người dân”; thúc đẩy cơ chế đấu giá để hạn chế việc “xin-cho” trong cấp phép hoạt động khoáng sản, thì Luật ĐC&KS đã kế thừa các quy định của Luật Khoáng sản năm 2010 đang phát huy hiệu quả, đồng thời bãi bỏ các quy định bất cập; cập nhật, sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành cho phù hợp với thực tiễn và các yêu cầu trong QLNN về tài nguyên địa chất, khoáng sản trong tình hình mới.

Luật ĐC&KS với nhiều điểm mới, thay đổi lớn về chính sách, kỳ vọng về một ngành công nghiệp khai khoáng bền vững hơn, hiệu quả và minh bạch hơn đang dần trở thành hiện thực. Nổi bật, Luật đã quy định chi tiết về các hoạt động điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất khoáng sản, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác, khai thác khoáng sản, chế biến khoáng sản, tài chính trong lĩnh vực ĐC&KS, cũng như QLNN trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Một điểm quan trọng trong Luật ĐC&KS là việc cấm kinh doanh khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp. Các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật ĐC&KS bao gồm việc lợi dụng các hoạt động điều tra ĐC&KS để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, gây hại đến các tổ chức, cá nhân, cộng đồng, hay cố ý hủy hoại các mẫu vật địa chất, khoáng sản có giá trị. Đặc biệt, Luật ĐC&KS cũng nghiêm cấm việc thực hiện các hoạt động khai thác khoáng sản khi chưa có sự phê duyệt, cấp phép từ cơ quan QLNN có thẩm quyền. Về thời gian khai thác khoáng sản, Luật ĐC&KS quy định, dự án đầu tư khai thác khoáng sản có thời gian khai thác không quá 30 năm. Trong trường hợp cần thiết, có thể gia hạn nhưng tổng thời gian khai thác không vượt quá 50 năm.

Bên cạnh đó, Luật ĐC&KS được kỳ vọng sẽ giải quyết được các vướng mắc như: Việc tính và thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản dựa trên trữ lượng được phê duyệt không bảo đảm tính chính xác tuyệt đối dẫn đến cơ quan QLNN phải tính và phê duyệt lại tiền cấp quyền khai thác khoáng sản khi có sự thay đổi về trữ lượng trong quá trình khai thác khoáng sản, gây tốn kém nguồn lực và phát sinh các hệ lụy khác; thu tiền cấp quyền khai thác trước khi tiến hành khai thác không tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ bản mỏ.

Luật ĐC&KS đã tháo gỡ những chính sách không còn phù hợp và khơi thông nguồn lực, đặc biệt là khoáng sản nhóm IV. Theo đó, trên cơ sở công dụng và mục tiêu quản lý, phân nhóm khoáng sản, Luật quy định phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương, cải cách thủ tục hành chính phù hợp với từng nhóm khoáng sản tại các chương khác của Luật.

Đơn cử như các dự án, công trình, hạng mục công trình, thực hiện các biện pháp huy động khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật này, không phải thực hiện thủ tục cấp phép thăm dò, phê duyệt trữ lượng; thủ tục trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy phép môi trường,… nhưng phải lập phương án khai thác khoáng sản nhóm IV, trình cơ quan QLNN có thẩm quyền để xem xét, cấp giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định của Luật này. Đây là một trong các nội dung quan trọng nhất của Luật để bảo đảm tiến độ thi công các công trình đầu tư công khẩn cấp.

Ngoài ra, Luật phân định 4 trường hợp khác nhau và cách tiếp cận thứ bậc từ chặt chẽ đến đơn giản về quy trình, thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản như: Các trường hợp phải có phương án đóng cửa mỏ khoáng sản và quyết định đóng cửa mỏ; trường hợp không phải lập đề án hoặc phương án đóng cửa mỏ nhưng vẫn phải có quyết định đóng cửa mỏ; trường hợp không phải thực hiện thủ tục đóng cửa mỏ.

Với những quy định mới được thông qua, Luật ĐC&KS sẽ giúp tăng cường công tác QLNN đối với tài nguyên khoáng sản, đồng thời bảo vệ tài nguyên quốc gia, góp phần phát triển ngành khoáng sản bền vững và hiệu quả. Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ tiếp tục rà soát và điều chỉnh các quy định để bảo đảm việc cấp phép, gia hạn giấy phép được thực hiện thuận lợi và nhanh chóng, giúp các doanh nghiệp khai thác khoáng sản tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Đưa Luật đi vào thực tiễn

Pháp luật sẽ khó đi vào cuộc sống nếu như năng lực thực thi không đáp ứng. Chính vì vậy, để Luật với nhiều nội dung mới, quan trọng thực sự đi vào đời sống xã hội, được người dân tiếp nhận và thực hiện, ngay sau khi Luật được Quốc hội thông qua, các đơn vị ĐC&KS đã khẩn trương triển khai các công việc tiếp theo.

Chia sẻ về quá trình chuẩn bị triển khai đưa Luật đi vào cuộc sống, ông Nguyễn Trường Giang - Cục trưởng Cục Khoáng sản Việt Nam cho biết, hiện nay, các đơn vị ĐC&KS đang nỗ lực triển khai xây dựng và hoàn thiện dự thảo Kế hoạch triển khai thi hành Luật ĐC&KS để trình Bộ trưởng xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện cũng như các nội dung liên quan được giao. Cùng với đó, nhiệm vụ quan trọng là hoàn thành các Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật ĐC&KS, Nghị định hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật ĐC&KS về khoáng sản nhóm IV; Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ĐC&KS; cũng như các Thông tư để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Bên cạnh việc triển khai xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Cục Địa chất Việt Nam và Cục Khoáng sản Việt Nam cũng đã lên kế hoạch phối hợp với các địa phương để tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến sâu rộng những điểm mới, quy định mới của Luật để góp phần nâng cao ý thức pháp luật của các tổ chức, cá nhân, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác QLNN.

Hy vọng rằng, với Luật ĐC&KS quan trọng được ban hành, cùng những cố gắng, nỗ lực đưa Luật vào cuộc sống, với sự vào cuộc có trách nhiệm của tất cả các bên có liên quan, thời gian tới, công tác QLNN về khoáng sản sẽ tiếp tục đáp ứng được yêu cầu mới, nhiệm vụ mới, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển bền vững của ngành công nghiệp khai khoáng theo đúng yêu cầu Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị.

THỦY TRÀ
Nguồn: Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 4 năm 2025

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông