Quản lý tài nguyên nước thông minh cho phát triển bền vững thủy sản

13/04/2025

TN&MTThứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, sử dụng hợp lý tài nguyên nước là yếu tố then chốt trong việc nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản.

Ngày 12/4, tại Hà Nội, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã làm việc với Viện Khoa học Tài nguyên nước về khoa học công nghệ và lĩnh vực liên quan đến phát triển thủy sản trên sông và hồ chứa.

Tối ưu quản lý nguồn nước, nâng hiệu quả phát triển thủy sản

Theo ông Dương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Khoa học Tài nguyên nước, thời gian qua, mặc dù chưa có nghiên cứu chuyên sâu liên quan đến phát triển thuỷ sản trên sông và hồ chứa, song Viện Khoa học tài nguyên nước cũng đã bước đầu tiếp cận, triển khai một số đề tài nghiên cứu liên quan đến đánh giá giá trị tài nguyên nước trong sản xuất nông nghiệp bao gồm nuôi trồng thủy sản.

Viện trưởng Viện Khoa học tài nguyên nước Dương Hồng Sơn đề xuất một số hướng nghiên cứu liên quan đến phát triển thủy sản trên sông và hồ chứa trong thời gian tới. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Viện trưởng Viện Khoa học tài nguyên nước Dương Hồng Sơn đề xuất một số hướng nghiên cứu liên quan đến phát triển thủy sản trên sông và hồ chứa trong thời gian tới. 

Điển hình, tại khu vực ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Viện đã ứng dụng công nghệ viễn thám để lập bản đồ các vùng nuôi trồng thuỷ sản và tính toán nhu cầu dùng nước cho nuôi trồng thuỷ sản của các tỉnh ĐBSCL. Đặc biệt, là nghiên cứu xây dựng công cụ phục vụ tính toán thiệt hại đối với nuôi trồng thủy sản do hạn hán, xâm nhập mặn của toàn vùng. Các tính toán này được sử dụng làm cơ sở để xây dựng các giải pháp trữ nước phục vụ cấp nước cho các đối tượng sử dụng nước vào mùa khô, đặc biệt là những năm khô hạn.

Hay một số nghiên cứu liên quan đến chính sách quản lý và giải pháp sử dụng tuần hoàn tài nguyên nước cho nông nghiệp. Đây là một trong những tiền đề quan trọng cho các nghiên cứu tiếp theo liên quan đến tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên nước và bảo vệ môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi công nghiệp.

Quản lý tài nguyên nước thông minh góp sức cho phát triển thủy sản. Ảnh: Việt Anh.

Quản lý tài nguyên nước thông minh góp sức cho phát triển thủy sản. 

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã thực hiện, ông Dương Hồng Sơn cho biết, Viện Khoa học tài nguyên nước cũng đề xuất một số hướng nghiên cứu liên quan đến phát triển thủy sản trên sông và hồ chứa. Trong đó, Viện hướng tới việc nghiên cứu các chính sách dịch vụ chi trả môi trường nước; ứng dụng IoT và AI trong quan trắc tự động giám sát số lượng và chất lượng nước hỗ trợ đánh giá rủi ro và hệ thống ra quyết định, giám sát và tối ưu quy trình tuần hoàn, tái sử dụng nước trong nuôi trồng thủy sản; đồng thời ứng dụng công nghệ RS và GIS trong đánh giá rủi ro tài nguyên nước liên quan đến lũ lụt, hạn hán và xâm nhập mặn...

Đánh giá tổng cung cầu nguồn nước, phân bổ hài hòa lợi ích

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan và tác động sâu rộng đến mọi mặt đời sống, nền kinh tế và môi trường. Chúng ta vừa phải đối mặt với sụt lún đất do mưa lớn, vừa phải chịu thiếu nước nghiêm trọng trong những mùa khô hạn kéo dài. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ngành thủy sản, tài nguyên nước chính là yếu tố đầu vào thiết yếu.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, sự cần thiết của việc phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, lĩnh vực để kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ có thể phát huy tác dụng. Đặc biệt là phải có nghiên cứu tổng thể, chuyên sâu về nhu cầu sử dụng nước, từ đó đưa ra các giải pháp hợp lý cho từng ngành, từng lĩnh vực.

Nhập chú thích ảnh

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đặt yêu cầu cho Viện Khoa học tài nguyên nước cần nghiên cứu một cách tổng thể về tổng “cầu” và “cung” của nguồn nước, từ đó đảm bảo nguồn tài nguyên này được phân bổ hợp lý cho tất cả các ngành. 

“Chúng ta cần nghiên cứu một cách tổng thể về tổng “cầu” và “cung” của nguồn nước, từ đó đảm bảo nguồn tài nguyên này được phân bổ hợp lý cho tất cả các ngành từ nông nghiệp, thủy sản, thuỷ lợi đến các ngành, lĩnh vực khác.”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đặt yêu cầu cho Viện Khoa học tài nguyên nước.

Để làm được việc đó, Thứ trưởng đề nghị, Viện Khoa học Tài nguyên nước cần tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các đề tài khoa học công nghệ, hướng tới những nghiên cứu chuyên sâu phục vụ cho ngành nông nghiệp và môi trường, đặc biệt chú trọng nghiên cứu về nước ngầm, những giải pháp tuần hoàn, tái sử dụng nước trong nuôi trồng thủy sản;…

Thứ trưởng cho rằng, những nghiên cứu của các quốc gia đi trước, chẳng hạn như Pháp, đã chứng minh rằng những công trình nghiên cứu vững chắc, có tầm nhìn xa, đồng thời kế thừa và phát triển những gì đã có sẽ luôn giữ được giá trị qua thời gian. Thứ trưởng hy vọng, Viện sẽ tiếp tục phát huy tinh thần nghiên cứu khoa học, kế thừa và đổi mới sáng tạo, có giải pháp lâu dài, hiệu quả đảm bảo sự phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước quốc gia.

 “Tôi tin rằng, kết quả cuối cùng trong nghiên cứu khoa học luôn là sự tổng hòa của những nỗ lực từ nhiều đơn vị khác nhau, và mục tiêu cuối cùng là đưa ra các giải pháp tối ưu nhất cho ngành nông nghiệp và môi trường. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế đang duy trì mức tăng trưởng cao, khoa học công nghệ sẽ đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của ngành trong thời gian tới”, Thứ trưởng khẳng định.

Theo: https://nongnghiep.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Động lực tăng trưởng mới

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông