Thúc đẩy thực hành ESG trong ngành ngân hàng

26/07/2024

TN&MTThực hành ESG (môi trường-xã hội-quản trị doanh nghiệp) và phát triển bền vững đã trở thành xu thế tất yếu và là mục tiêu mà mọi quốc gia hướng tới. Tại Việt Nam, với vai trò trung gian tài chính, cung ứng vốn cho nền kinh tế, ngày càng nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính áp dụng ESG vào hoạt động thực tiễn để hướng tới mục tiêu này.

Thúc đẩy thực hành ESG trong ngành ngân hàng

Toàn cảnh tọa đàm

Theo nghiên cứu của Tổ chức DARA International, Việt Nam là quốc gia có thể chịu tổn thất khoảng 15 tỷ USD/năm do biến đổi khí hậu, tương đương khoảng 5% GDP.

Vì vậy, thời gian qua, Việt Nam đã tích cực tham gia thực hiện các cam kết quốc tế về chuyển đổi xanh, giảm phát thải khí nhà kính, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ đã cam kết đến năm 2050 sẽ đưa phát thải ròng khí nhà kính về 0.

Tỷ trọng tín dụng xanh chiếm khoảng 4,6% tổng dư nợ nền kinh tế

Phát biểu khai mạc tọa đàm "Thúc đẩy thực hành ESG trong ngành ngân hàng" do Thời báo Ngân hàng tổ chức chiều 25/7 tại Hà Nội, Tổng Biên tập Thời báo Ngân hàng Hoàng Thanh Nhàn cho biết: Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường, xã hội và chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, đời sống người dân. Do vậy, để hướng tới phát triển bền vững, thực hành ESG là một yêu cầu bắt buộc.

“Ngày càng nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính tại Việt Nam áp dụng ESG vào hoạt động thực tiễn để hướng tới thông điệp chung tay vì sự phát triển bền vững. Đây được xem là giải pháp mang đến nhiều lợi ích cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, cũng như nâng cao uy tín, vị thế của mình cả trong nước và quốc tế”, bà Hoàng Thanh Nhàn khẳng định.

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Phạm Thị Thanh Tùng, nhận thức tầm quan trọng của việc triển khai ESG trong hoạt động ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ngân hàng xanh, hoạt động tín dụng xanh và phát triển bền vững. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã phối hợp với IFC xây dựng Sổ tay hướng dẫn đánh giá các rủi ro môi trường và xã hội cho 15 ngành kinh tế có rủi ro môi trường và xã hội cao nhất...

Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức tín dụng đã chủ động hợp tác, tiếp nhận các nguồn vốn xanh, hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức tài chính quốc tế để xây dựng quy chế nội bộ thực hiện quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng, nỗ lực đầu tư cho vay tín dụng xanh…

Thúc đẩy thực hành ESG trong ngành ngân hàng

Bà Hoàng Thanh Nhàn phát biểu tại tọa đàm

Kết quả thống kê từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy, đến 31/3, có 47 tổ chức tín dụng báo cáo phát sinh dư nợ tín dụng xanh đạt gần 640.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 4,6% tổng dư nợ nền kinh tế. Có tới 80% đến 90% các ngân hàng đã áp dụng một phần hoặc toàn bộ ESG trong hoạt động. Gần 50% các ngân hàng khác thành lập bộ phận quản trị rủi ro cho vay vốn tín dụng bảo vệ môi trường.

Không ít tổ chức tín dụng đã công bố báo cáo riêng về Phát triển bền vững. Đáng chú ý, số dự án/khách hàng đã cấp tín dụng được thực hiện quản lý rủi ro môi trường đạt 110.371 dự án/khách hàng với số dư nợ được quản lý rủi ro về môi trường là 991.378 tỷ đồng.

Cần nhiều giải pháp để triển khai ESG hiệu quả

Tại tọa đàm, các chuyên gia, diễn giả cũng đã tập trung phân tích sâu hơn về những lợi ích, cơ hội khi các ngân hàng triển khai ESG, cũng như chỉ ra những khó khăn, vướng mắc, từ đó đề xuất các giải pháp để triển khai ESG hiệu quả hơn nữa để hướng tới phát triển bền vững.

Theo chia sẻ của các đại biểu, việc ngân hàng áp dụng tiêu chuẩn ESG mang đến nhiều lợi ích cho nền kinh tế và chính bản thân ngân hàng. Đối với nền kinh tế, ngân hàng có thể mang lại những tác động tích cực cho môi trường và xã hội, thúc đẩy quá trình chuyển đổi kinh tế hướng tới phát triển bền vững thông qua việc ưu tiên dành các chính sách tài trợ ưu đãi cho doanh nghiệp thực hiện tốt các vấn đề ESG, hạn chế tài trợ cho các dự án có tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội.

Bên cạnh đó, sự phát triển của các cơ chế quản trị ESG trong hoạt động tín dụng cũng được xem là có khả năng định hướng cho các nhà sản xuất, các nhà đầu tư đến phát triển bền vững…

Đối với ngân hàng, việc thực hành các tiêu chuẩn ESG mang lại nhiều lợi ích nâng cao uy tín, mở rộng thị phần; tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro, giảm chi phí vận hành do tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu; giảm áp lực pháp lý, thu hút được nguồn vốn ưu đãi từ tổ chức quốc tế, nâng cao hiệu quả đầu tư…

Mặc dù vậy, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi ngành ngân hàng cần tiếp tục nỗ lực thực hiện các giải pháp, đặc biệt trong việc thúc đẩy áp dụng tiêu chuẩn ESG trong hoạt động ngân hàng nhằm phát huy hơn nữa vai trò và đóng góp của ngành trong việc hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững như xây dựng chiến lược tích hợp ESG, khung quản lý rủi ro, thường xuyên thực hiện tuyên truyền và đào tạo sâu, rộng trong nội bộ và đến doanh nghiệp về phát triển bền vững; công bố thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về ESG…

Thúc đẩy thực hành ESG trong ngành ngân hàng

Bà Phạm Thị Thanh Tùng phát biểu tại tọa đàm

Một trong những khó khăn vướng mắc cũng được đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ ra đó là: chưa có quy định chung của quốc gia về tiêu chí, danh mục dự án xanh cho các ngành/lĩnh vực theo hệ thống phân ngành kinh tế, làm cơ sở tổ chức tín dụng xác định, thống kê đầy đủ nguồn lực tín dụng xanh; thiếu các quy định và hướng dẫn cụ thể từ các cơ quan quản lý chuyên ngành về ESG…

“Đặc biệt, năng lực quản trị và tầm nhìn chiến lược về ESG của các doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa) cũng là rào cản lớn, khiến cho quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh bền vững và thực hành ESG tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn, tác động đến hiệu quả hoạt động cấp tín dụng, quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng”, bà Phạm Thị Thanh Tùng nêu rõ.

Do đó, bên cạnh nỗ lực của các tổ chức tín dụng, để thúc đẩy thực hành ESG trong ngành ngân hàng, các đại biểu nêu ý kiến đề xuất cần có sự vào cuộc đồng bộ của các Bộ, ngành liên quan nhất là trong hoàn thiện khung pháp lý về ESG; sớm ban hành danh mục dự án xanh quốc gia để các tổ chức tín dụng có cơ sở pháp lý xác định các dự án, hạng mục dự án đáp ứng điều kiện tín dụng xanh; có các chính sách thúc đẩy phát triển thị trường carbon như: xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon; xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon… nhằm đẩy nhanh vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ carbon tại Việt Nam.

Quá trình này cũng cần sự vào cuộc của các cơ quan báo chí trong việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách cũng như sự cần thiết phải triển khai ESG nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của các tổ chức, cá nhân về vấn đề này.

Theo nhandan.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông