Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực đo đạc và bản đồ trong quá trình chuyển đổi số

07/07/2023

TN&MTChuyển đổi số không chỉ là cuộc cách mạng của công nghệ mà còn là cuộc cách mạng về thể chế. Thể chế cần đi trước một bước và được điều chỉnh linh hoạt để chấp nhận những cái mới: Công nghệ mới, sản phẩm mới, dịch vụ mới, mô hình mới. Hoạt động xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cũng là một phần trong việc xây dựng thể chế để có các tiêu chuẩn sản phẩm mới, mô hình chia sẻ, trao đổi, phân tích dữ liệu mới, góp phần thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số quốc gia.

Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực đo đạc và bản đồ trong quá trình chuyển đổi số

Mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số

Ngành ĐĐ&BĐ Việt Nam đã có định hướng về chiến lược phát triển ngành xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 với quan điểm “Phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia làm nền tảng quan trọng và cơ bản, cung cấp dịch vụ dữ liệu không gian địa lý cho các ngành, lĩnh vực để thực hiện chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, phục vụ xây dựng CPĐT, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh” và mục tiêu đầu tiên là hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về ĐĐ&BĐ.

Trong giai đoạn hiện nay, với tốc độ đột phá của Cách mạng Công nghiệp 4.0 với nền tảng diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Công nghệ thông tin và vật lý với các yếu tố cốt lõi: Trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), đòi hỏi yêu cầu cao hơn đối với dữ liệu nền địa lý về độ chính xác, độ tin cậy, tính kịp thời cũng như sự đa dạng, linh hoạt trong cung cấp, chia sẻ các loại sản phẩm dữ liệu mới ngoài các sản phẩm ĐĐ&BĐ cơ bản. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa và sự hội nhập của các công nghệ thông minh, cùng với các mô hình quản trị hiệu quả dẫn tới xu hướng xây dựng các thành phố thông minh với nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin dựa trên dữ liệu nền địa lý tích hợp với các dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau phục vụ kịp thời các dịch vụ của công dân, quản lý tốt việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững các nguồn lực chính là nền tảng của việc xây dựng CPĐT, hướng tới Chính phủ số.

Để đảm bảo mục tiêu đặt ra với mục tiêu trước mắt đến năm 2030 sẽ hoàn thành việc “Xây dựng và quản lý hạ tầng dữ liệu không gian quốc gia đảm bảo tích hợp, chia sẻ dữ liệu không gian địa lý giữa các cơ quan, ban ngành, giữa trung ương với địa phương phục vụ xây dựng CPĐT, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số; tham gia, kết nối vào mạng lưới hạ tầng dữ liệu không gian địa lý khu vực. Đảm bảo 100% dữ liệu không gian địa lý kết nối, chia sẻ trên toàn quốc” thì nhiệm vụ quan trọng nhất là hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về ĐĐ&BĐ trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (TCQG), quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCKTQG) hiện đại, hội nhập với quốc tế, để thống nhất áp dụng giữa các cơ quan, ban ngành, giữa trung ương với địa phương mới đảm bảo có khả năng chia sẻ, kết nối dữ liệu. Nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện hệ thống TCQG, QCKTQG về dữ liệu, sản phẩm ĐĐ&BĐ cần đảm bảo đồng bộ, chính xác thuận lợi cho việc sử dụng chung, cụ thể gồm các nhóm nhiệm vụ sau: Rà soát, xây dựng, hoàn thiện hệ thống TCQG, QCKTQG về ĐĐ&BĐ tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng các TCQG, QCKTQG về dữ liệu không gian địa lý, siêu dữ liệu; các chuẩn phương pháp, chuẩn quy trình, chuẩn dịch vụ; xây dựng các TCQG, QCKTQG về kiến trúc hệ thống của hạ tầng dữ liệu không gian địa lý gồm các tiêu chuẩn về kiến trúc mạng, hạ tầng thông tin mạng; xây dựng các TCQG, QCKTQG về dịch vụ hiển thị, chia sẻ, chuyển đổi, tích hợp, tra cứu và tải dữ liệu không gian địa lý.

Giải pháp xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực đo đạc và bản đồ

Việc xây dựng hệ thống TCQG, QCKTQG thuộc lĩnh vực ĐĐ&BĐ thực hiện theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật sẽ có các loại TCQG sau: Tiêu chuẩn cơ bản quy định những đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho một phạm vi rộng hoặc chứa đựng các quy định chung cho lĩnh vực ĐĐ&BĐ; thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực ĐĐ&BĐ; yêu cầu kỹ thuật quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực ĐĐ&BĐ; phương pháp thử quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo, phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực ĐĐ&BĐ và tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói quy định các yêu cầu về ghi nhãn, bao gói, sản phẩm ĐĐ&BĐ.

Theo đó cũng sẽ có các loại QCKTQG sau: Quy chuẩn kỹ thuật chung bao gồm các quy định về kỹ thuật và quản lý áp dụng cho lĩnh vực ĐĐ&BĐ hoặc một nhóm sản phẩm ĐĐ&BĐ, dịch vụ ĐĐ&BĐ, quá trình ĐĐ&BĐ; quá trình quy định yêu cầu kỹ thuật của các bước quy trình công nghệ trong quá trình sản xuất, vận hành, sử dụng, bảo trì sản phẩm ĐĐ&BĐ; dịch vụ quy định yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong dịch vụ ĐĐ&BĐ.

Hiện nay, nhân lực có khả năng thực hiện việc nghiên cứu xây dựng và chuyển đổi hệ thống văn bản kỹ thuật đang áp dụng của lĩnh vực sang hệ thống TCQG, QCKTQG rất hạn chế. Công việc này mang tính chuyên môn sâu, kỹ thuật cao về chuyên ngành. Ngoài ra, cần nắm vững các quy định về xây dựng TCQG, QCKTQG nên rất ít người có thể đáp ứng công việc đòi hỏi. Các công chức, viên chức ngành ĐĐ&BĐ hiện nay chưa có nhiều kinh nghiệm, thiếu chuyên gia trong việc xây dựng các TCQG, QCKTQG, do vậy, cần có quy định và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện trực tiếp việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy định việc tổ chức quản lý xây dựng TCQG, QCKTQG của lĩnh vực một cách rõ ràng. Cần có chế độ thu hút nhân lực chất lượng cao tham gia xây dựng và chuyển đổi hệ thống văn bản cũ sang hệ thống TCQG, QCKTQG thì việc chuyển đổi mới có thể đảm bảo chất lượng và tiến độ theo yêu cầu.

Bộ TN&MT cần tuyên truyền, phổ biến kiến thức về Luật Tiêu chuẩn và QCKT và các văn bản có liên quan cho các tổ chức, cá nhân hiểu rõ tầm quan trọng và lợi ích của việc tuân thủ quy định của hệ thống tiêu chuẩn và QCKT. Khuyến khích các Tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có liên quan đến các lĩnh vực của Bộ TN&MT xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cơ sở và cùng tham gia với cơ quan nhà nước trong việc xây dựng và chuyển đổi hệ thống TCQG, QCKTQG.

Trong những năm tới, Cục ĐĐ, BĐ&TTĐL Việt Nam nên có định hướng tập trung xây dựng các QCKTQG cho hệ thống sản phẩm ĐĐ&BĐ cơ bản, bên cạnh đó xây dựng các TCQG cho các quy trình thành lập sản phẩm tương ứng với các công nghệ lựa chọn, đáp ứng đúng yêu cầu của Luật Tiêu chuẩn và QCKT.

BÙI THỊ XUÂN HỒNG

Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam

Nguồn: Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 11+12 năm 2023

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông