Ứng dụng phần mềm Mergin maps trong giám sát loài Vượn cao vít tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn cao vít tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

01/03/2025

TN&MTVượn cao vít là một trong những loài linh trưởng hiếm nhất trên thế giới. Hiện nay, chúng chỉ còn được ghi nhận ở Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Vượn cao vít tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng và vùng rừng liền kề thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia Bang Lượng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Đặt vấn đề 

Theo cuộc khảo sát liên biên giới gần nhất năm 2021, ở khu vực này chỉ ghi nhận 11 đàn với khoảng 74 cá thể [1]. Trên thế giới, đã nhiều nghiên cứu về đặc điểm sinh thái của Vượn cao vít như các nghiên cứu của Pengfei Fan, Changyong Ma và cộng sự và chủ yếu được thực hiện tại Trung Quốc [2]. Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về lĩnh vực này như nghiên cứu của Lưu Tường Bách thực hiện năm 2008 và Nguyễn Thế Cường năm 2011 cho các kết quả chung về đặc điểm sinh thái của quần thể Vượn cao vít mà chưa có điều kiện theo dõi lâu dài các đặc điểm sinh học sinh thái các đàn Vượn [3], [4]. Mặt khác, các nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu truyền thống như sử dụng GPS, la bàn, bản đồ, phiếu điều tra thực địa bằng giấy và ghi chép thủ công sau đó tiến hành nhập liệu và phân tích trên các phần mềm. 

Hiện nay xu thế ứng dụng các KHCN mới trong nghiên cứu giám sát loài để thay thế cho các phương pháp truyền thống để góp phần thuận lợi và đem lại các kết quả chính xác hơn cho các nghiên cứu đang được diễn ra trên toàn thế giới. Mergin Maps là một ứng dụng di động được phát triển bởi Lutra Consulting nhằm hỗ trợ cho công tác thu thập dữ liệu thông tin địa lý một cách nhanh chóng và chính xác [5]. Mergin Maps giúp thu thập dữ liệu nhanh chóng và dễ dàng hơn so với các phương pháp truyền thống. Ứng dụng này cho phép sử dụng GPS để ghi lại vị trí của các đàn Vượn và đảm bảo độ chính xác cao của dữ liệu. Đồng thời giúp chia sẻ dữ liệu dễ dàng hơn giữa các nhà nghiên cứu và cán bộ bảo tồn, từ đó thúc đẩy hợp tác và cải thiện hiệu quả nghiên cứu và bảo tồn. 

Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn cao vít ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng được thành lập theo Quyết định số 2536 ngày 15/11/2006 của UBND tỉnh Cao Bằng với diện tích là 1.656,8 ha với mục tiêu nhằm bảo tồn quần thể Vượn cao vít duy nhất của Việt Nam [6]. Việc theo dõi cấu trúc, vùng sống, đặc điểm sinh thái của từng đàn vượn như thế nào là rất quan trọng. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu này nhằm mô tả một số đặc điểm sinh thái và lập bản đồ vùng sống của loài Vượn cao vít tại Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Vượn cao vít ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng bằng ứng dụng Mergin Maps.

Địa điểm và phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng hợp thông tin, số liệu thứ cấp, kết hợp với phương pháp thu thập dữ liệu thực địa bằng phần mềm Mergin Maps. Hệ thống tuyến nghiên cứu được thiết lập dựa trên hệ thống tuyến tuần tra sẵn có của Tổ bảo tồn Vượn cao vít cộng đồng và dựa trên những đường mòn có sẵn tại Khu bảo tồn. Các thông tin về loài Vượn cao vít được ghi nhận bằng mắt thường, nghe và kết hợp với quay phim, chụp ảnh và ghi âm để ghi lại các tập tính, cấu trúc đàn và vị trí loài vượn sinh sống. Đối với mỗi đàn được quan sát, tuổi và giới tính của các cá thể trong đàn dựa theo màu sắc lông và tập tính của mỗi cá thể. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2024 tại Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Vượn cao vít, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. 

Kết quả nghiên cứu

* Đặc điểm vùng sống của loài Vượn cao vít 

Kết quả nghiên cứu ở Bảng 1 cho thấy, vùng sống của Vượn cao vít được ước tính bằng hai phương pháp: Đa giác lồi nhỏ nhất (Minimum convex polygon (MCP) và 95% Kernel density (KDE), Phương pháp KDE cho kích thước vùng sống lớn hơn so với MCP ở tất cả các đàn, do đặc tính bao quát cả các khu vực ít sử dụng, Đàn AC có vùng sống lớn nhất (MCP: 29,4 ha, KDE: 87,3 ha), trong khi nhóm TCN có vùng sống nhỏ nhất (MCP: 15,7 ha, KDE: 43,1 ha), phản ánh sự khác biệt về hành vi di chuyển hoặc điều kiện môi trường. Nhìn chung, phương pháp KDE được đánh giá phù hợp hơn để ước tính vùng sống của Vượn cao vít nhờ khả năng phản ánh chính xác hơn các khu vực đàn vượn sử dụng. 

Bảng 1. Ước tính vùng sống Vượn cao vít 
Ứng dụng phần mềm Mergin maps trong giám sát loài Vượn cao vít tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn cao vít tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

Sơ đồ minh họa vùng sống của bốn đàn Vượn cao vít theo phương pháp mật độ điểm 95%, cho thấy, các đàn vượn có vùng phân bố tương đối rõ rệt nhưng có sự chồng lấn giữa các đàn, giữa đàn TCN và AB là 8ha và AC và Q là 5 ha phản ánh khả năng chia sẻ tài nguyên hoặc hành lang sinh cảnh giữa các đàn (Hình 1). 

Hình 1. Sơ đồ vùng sống 4 đàn Vượn cao vít năm 2024
Ứng dụng phần mềm Mergin maps trong giám sát loài Vượn cao vít tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn cao vít tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

* Đặc điểm kích thước và cấu trúc đàn Vượn cao vít 

Cấu trúc bốn đàn Vượn cao vít theo dõi có cấu trúc đàn thường gồm 1 con đực trưởng thành, 2 con cái trưởng thành, 1 con bán trưởng thành, 1-4 con nhỡ, và 1–2 con nhỏ và con non (Hình 2). Quy mô nhóm trung bình của 4 nhóm là 7,5 cá thể/ đàn. Trong năm 2024 đã ghi nhận 2 cá thể non được sinh ra vào tháng 1 và tháng 11/2024 ở đàn Q và đàn AB, 1 cá thể bán trưởng thành rời đàn AC. Tổng cho cả năm 2024 số lượng cá thể của 4 đàn Vượn tăng lên 1 cá thể. Điều này cho thấy các đàn vượn đang phát triển và sinh sản tốt.

Hình 2. Cấu trúc 4 đàn Vượn cao vít năm 2024
Ứng dụng phần mềm Mergin maps trong giám sát loài Vượn cao vít tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn cao vít tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

Kết luận

Nghiên cứu về một số đặc điểm sinh thái của loài Vượn cao vít (Nomascus nasutus) năm 2024 đã cung cấp các dữ liệu quan trọng về vùng sống, hành vi di chuyển và cấu trúc đàn. Phương pháp ước tính vùng sống bằng mật độ điểm 95% (KDE) được đánh giá phù hợp hơn so với đa giác lồi nhỏ nhất (MCP), nhờ khả năng phản ánh chính xác hơn các khu vực đàn vượn sử dụng. Sự chồng lấn vùng sống giữa các đàn, cùng quy mô đàn trung bình 7,5 cá thể với sự xuất hiện của cá thể non cho thấy, quần thể đang phát triển ổn định. Đặc biệt, việc sử dụng phần mềm thu thập dữ liệu MerginMaps đã hỗ trợ hiệu quả trong quá trình ghi nhận, phân tích không gian và quản lý dữ liệu hiện trường, góp phần nâng cao độ chính xác và tin cậy của kết quả nghiên cứu. Những kết quả này là cơ sở khoa học quan trọng để xây dựng các chiến lược bảo tồn, bảo vệ môi trường sống và thúc đẩy sự phát triển bền vững của loài trong tự nhiên.

Lời cảm ơn: Các tác giả cảm ơn Tổ chức Fauna & Flora, Hạt Kiểm lâm huyện Trùng Khánh, Trạm Kiểm lâm Bảo vệ Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn cao vít, và nhóm bảo tồn Vượn cao vít cộng đồng và Trường Đại học TN&MT đã hỗ trợ thực hiện nghiên cứu này.

Tài liệu tham khảo

1. Wearn, O. R., Trinh-Dinh, H., Ma, C.-Y., Khac Le, Q., Nguyen, P., Van Hoang, T., … Duc Nguyen, T. (2024). Vocal fingerprinting reveals a substantially smaller global population of the Critically Endangered cao vit gibbon (Nomascus nasutus) than previously thought. Scientific Reports, 14(1), 416. https://doi.org/10.1038/s41598-023-50838-22;

2. Fan, P.-F., & Ma, C.-Y. (2023). Taxonomy, Ecology and Conservation of Cao Vit Gibbon (Nomascus nasutus) since Its Rediscovery. In S. M. Cheyne, C. Thompson, P.-F. Fan, & H. J. Chatterjee (Eds.), Gibbon Conservation in the Anthropocene (1st ed., pp. 6–23). Cambridge University Press. https://doi.org/10.1017/9781108785402.003;

3. Lưu Tường Bách (2008). Nghiên cứu thú linh trưởng và một số đặc điểm sinh thái của loài Vượn đen cao vít (Nomascus nasutus nasutus) tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn cao vít, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên; 

4. Nguyễn Thế Cường (2011). Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài Vượn cao vít (Nomascus nasutus Kunckel d’Herculais, 1884) làm cở cho việc phục hồi sinh cảnh tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn cao vít, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp;

5. Lutra Consulting Limited (2024). Mergin maps: Collect, store, and analyze your Geo-data easily,” Merginmaps.com. [Online]. Available: https://merginmaps.com/. 1.2024;

6. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2006). Quyết định số 2536/QĐ-UBND. Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng khu bảo tồn loài sinh cảnh Vượn cao vít tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng của tỉnh Cao Bằng.

NGUYỄN ĐỨC THỌ, PHẠM HỒNG TÍNH
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 
NGUYỄN ĐỨC THỌ, HÀ TRÍ THIÊN, LƯƠNG VĂN CHUYỀN 
Tổ chức Fauna & Flora International
Nguồn: Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 1+2 năm 2025

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông