Xây dựng khung pháp lý cho thị trường carbon

24/02/2025

TN&MTNgày 24/1/2025, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 232/QĐ-TTg phê duyệt "Đề án thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam", với mục tiêu góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam ở trong nước và trên thị trường thế giới, phát triển nền kinh tế carbon thấp và chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, hướng tới đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

Xây dựng khung pháp lý cho thị trường carbon

Để thực hiện các mục tiêu trong đề án, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan cần tập trung xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh cho thị trường carbon là yếu tố cốt lõi để bảo đảm thị trường hoạt động minh bạch, công khai, công bằng và hiệu quả theo lộ trình đã đề ra.

Phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có

Theo số liệu thống kê, diện tích rừng hiện nay ở nước ta là 14,79 triệu ha, tỷ lệ che phủ rừng ở mức hơn 42%. Về tiềm năng của thị trường tín chỉ carbon, trên diện tích rừng hiện có, nước ta có thể bán khoảng 40 triệu tín chỉ carbon mỗi năm. Với đơn giá 5 USD/tín chỉ, ngành lâm nghiệp nước ta ước thu về 200 triệu USD.

Theo số liệu thống kê, diện tích rừng hiện nay ở nước ta là 14,79 triệu ha, tỷ lệ che phủ rừng ở mức hơn 42%. Về tiềm năng của thị trường tín chỉ carbon, trên diện tích rừng hiện có, nước ta có thể bán khoảng 40 triệu tín chỉ carbon mỗi năm. Với đơn giá 5 USD/tín chỉ, ngành lâm nghiệp nước ta ước thu về 200 triệu USD.

Đáng chú ý, tháng 3/2024, Ngân hàng Thế giới (WB) vừa chuyển khoản tiền trị giá 51,5 triệu USD (tương đương 1.200 tỷ đồng) cho Việt Nam sau khi mua 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng. Nước ta là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nhận được khoản tiền bán tín chỉ carbon rừng từ WB.

Đánh giá về tiềm năng tín chỉ carbon (CO2) của Việt Nam, Cục trưởng Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường, nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) Tăng Thế Cường cho biết, ở nước ta, việc trao đổi tín chỉ carbon ra thế giới đã được doanh nghiệp thực hiện từ những năm 2000 khi triển khai các chương trình, dự án theo Cơ chế phát triển sạch (CDM).

Đến nay, đã có hơn 300 chương trình đăng ký, trong đó có khoảng 150 chương trình, dự án được cấp 40,2 triệu tín chỉ và trao đổi trên thị trường các-bon thế giới, đưa Việt Nam là một trong bốn nước có dự án theo Cơ chế phát triển sạch đăng ký nhiều nhất sau các nước như: Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ. Riêng tín chỉ thu được từ các chương trình, dự án theo Cơ chế phát triển sạch, Việt Nam đứng thứ chín trên tổng số 80 quốc gia có dự án này được cấp tín chỉ.

Các dự án đã được cấp tín chỉ tập trung vào lĩnh vực sản xuất năng lượng tái tạo, sử dụng tiết kiệm năng lượng. Ngoài nguồn tài nguyên rừng phong phú, Việt Nam còn có khả năng bán tín chỉ carbon từ lúa, hay các cây công nghiệp dài ngày như cao su, điều, cà-phê, dừa,... nếu được xác lập theo tiêu chí của đối tác.

Chính vì vậy, các khu vực giàu đa dạng sinh học, có khả năng hấp thụ carbon sẽ là cơ hội để chúng ta có thể thực hiện việc bán tín chỉ carbon. Khi thị trường các-bon được thành lập và phát triển sẽ tạo dòng chảy tài chính mới cho hoạt động cắt giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy chuyển đổi xanh, phát triển công nghệ phát thải thấp, phát triển nền kinh tế carbon và chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, hướng tới đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2025 mà Việt Nam đã đề ra.

Xây dựng, phát triển thị trường các-bon bền vững

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Tạ Đình Thi cho rằng, để xây dựng và phát triển hiệu quả thị trường carbon, Việt Nam tập trung xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh cho thị trường carbon là yếu tố cốt lõi để bảo đảm thị trường hoạt động minh bạch, công khai, công bằng và hiệu quả. Trong đó, Việt Nam cần nhanh chóng ban hành các quy định pháp lý liên quan thị trường carbon nội địa, bao gồm việc xác định rõ phạm vi và quy mô của tín chỉ carbon, khung pháp lý về giao dịch tín chỉ và hạn ngạch phát thải khí nhà kính; đồng thời cần phải phát triển thị trường carbon nội địa tương thích với thị trường carbon thế giới để thực hiện giao dịch ở cấp độ khu vực và toàn cầu. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia một cách có trách nhiệm và tuân thủ các quy định quốc tế; thành lập các đơn vị chuyên môn có khả năng thẩm định và đánh giá các dự án tín chỉ carbon, đồng thời tuyên truyền, hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo để hiểu rõ về các cơ chế tín chỉ, cách thức vận hành và lợi ích của thị trường carbon; triển khai thí điểm thị trường carbon nội địa với một số ngành công nghiệp như nhiệt điện, xi-măng, sắt thép…

Các chuyên gia lĩnh vực môi trường, tài chính cũng khuyến nghị, Việt Nam sớm thực hiện rà soát quy định của Luật Bảo vệ môi trường, quy định về chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành, cơ quan để phân công nhiệm vụ liên quan đến quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, kiến nghị, tố cáo và xử lý vi phạm liên quan đến thị trường carbon; xây dựng quy trình thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở và cấp lĩnh vực, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; tổ chức quản lý hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Mặt khác, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, cơ quan có liên quan thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng và cá nhân nhằm tiếp cận và tham gia thị trường carbon; thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực, sẵn sàng tham gia các hoạt động trên thị trường carbon; chủ động nâng cao năng lực thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon và tham gia thị trường carbon; nắm bắt thông tin thị trường và các quy định liên quan đến vấn đề này.

Theo nhandan.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông