Hòa Bình: Dự án Shosshin Bình Thanh WorldHotels Spa & Resort có dấu hiệu lấn chiếm lòng sông Đà mở rộng dự án, gây ô nhiễm môi trường

10/06/2025

TN&MTGần đây, người dân tại xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình phản ánh về tình trạng đổ đất đá, san lấp trái phép lấn chiếm lòng đường, bờ sông Đà tại khu vực triển khai các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Shosshin Bình Thanh WorldHotels Spa & Resort trong đó có du lịch sinh thái HaLo Retreat.

Theo ghi nhận ban đầu, tại khu vực Dự án Shoshin Bình Thanh WorldHotels Spa & Resort, một tổ hợp nghỉ dưỡng có “dấu hiệu” đất đá được đổ xuống khu vực ven sông và tập kết vật liệu lấn chiếm lòng đường cản trở đi lại của người dân, gây ô nhiễm môi trường. 

Dự án Shoshin Bình Thanh WorldHotels Spa & Resort, Hòa Bình

Cụ thể, người dân cho biết tại khu vực Dự án Shoshin Bình Thanh WorldHotels Spa & Resort, chủ dầu tư đã cho xe tải vận chuyển đất đá, vật liệu xây dựng tập kết ngay tại khu vực âu tàu và tập kết vật liệu xây dựng tràn lan trên tuyến đường tỉnh đầu tư, gây cản trở đi lại của người dân và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn. Vốn là khu vực chung có chức năng phục vụ neo đậu tàu thuyền và đảm bảo an toàn cho ngư dân khi mùa nước dâng cao. Không chỉ vậy, hàng nghìn khối đất đá còn được chủ dự án xây dựng công trình đổ trực tiếp ra sát mép sông, có dấu hiệu san lấp để mở rộng diện tích sử dụng.

Có mặt tại khu vực dự án đang thi công, vào sáng ngày 4/6, theo ghi nhận của Phóng viên Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường tại hiện trường, nhiều bùn đất, cát, đá, gạch, sắt thép được tập kết ngổn ngang trên đoạn đường chính dẫn vào các dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng đang được triển khai trong khu vực. Điều đáng nói là tuyến đường này do ngân sách nhà nước đầu tư, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân địa phương, nhưng hiện đang bị sử dụng như một “bãi trung chuyển” vật liệu cho các công trình tư nhân.

Hình ảnh được ghi nhận vào ngày 4/6/2025, vật liệu xây dựng tập kết ngổn ngang trên đường Cảng Bình Thanh tại dự án Shoshin Bình Thanh WorldHotels Spa & Resort 

Ông Đinh Văn Khoa, người sinh sống cạnh dự án cho biết: “Công trình này thi công làm hỏng hết các đường ống nước của bà con, còn về khoản môi trường rất ô nhiễm không đảm bảo cứ bụi mù khắp nơi không chịu nổi. Bà con nơi đây đã nhiều lần phản ánh sự việc tại các cuộc họp của thôn. Đến nay, phản ánh rồi chưa thấy triển khai gì, giá như làm công trình này cũng phải cho tưới nước mà cũng không cần phải tưới xa lắm chỉ cần tưới quanh công trình sẽ hạn chế ô nhiễm bụi, mỗi khi ngày nắng thì khổ lắm cứ bụi mù lên như đường Trường Sơn ngày xưa. Họp xóm nhiều lần cùng với trưởng thôn, chúng tôi phát biểu như thế không biết nói thế nào hơn”.

Theo các kỹ sư giao thông và chuyên gia về quản lý hạ tầng cơ sở, hành vi tập kết vật liệu xây dựng trên đường giao thông do nhà nước quản lý không chỉ vi phạm Luật Giao thông đường bộ mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông, đặc biệt trong điều kiện trời mưa, tầm nhìn hạn chế.

Căn cứ theo Điều 12, Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), cá nhân, tổ chức tập kết vật liệu xây dựng trái phép gây cản trở giao thông có thể bị xử phạt hành chính từ 4 - 6 triệu đồng, buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu và di dời vật liệu ra khỏi phạm vi đường bộ. Ngoài ra, theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, các hành vi xả thải, để vật liệu rơi vãi gây bụi, ô nhiễm môi trường cũng có thể bị xử lý nghiêm, đặc biệt nếu làm ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng.

Hình ảnh được ghi nhận vào ngày 5/6/2025 tại dự án Shoshin Bình Thanh WorldHotels Spa & Resort tiếp tục đào bới ngổn ngang tại đường Cảng Bình Thanh 

Người dân xã Bình Thanh kiến nghị chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng sớm vào cuộc kiểm tra, yêu cầu các chủ đầu tư và đơn vị thi công phải tuân thủ đúng quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, không được tận dụng đường dân sinh hoặc tuyến tỉnh lộ làm nơi tập kết vật liệu.

Việc đảm bảo an toàn cho người dân và duy trì cảnh quan, môi trường sống trong sạch không chỉ là trách nhiệm của chính quyền mà còn là yêu cầu bắt buộc đối với bất kỳ hoạt động xây dựng nào trong khu vực nông thôn mới.

Trao đổi với phóng viên, một số người dân địa phương lo ngại rằng các hoạt động của dự án còn có “dấu hiệu” đổ đất đá xuống lòng sông Đà, không chỉ gây ô nhiễm mà còn có “dấu hiệu sâm lấn mở rộng diện tích” có thể hủy hoại cảnh quan tự nhiên. Nơi đây, vốn là tài sản quý báu để phát triển du lịch bền vững. "Chúng tôi rất mong các cơ quan chức năng sớm vào cuộc kiểm tra, xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm", một người dân chia sẻ thêm!

Khu vực dự án đang thi công

Cùng thời điểm, dự án Shosshin Bình Thanh WorldHotels Spa & Resort được quảng bá là "thiên đường nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế" cũng đang vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều sàn giao dịch bất động sản tại Hà Nội giới thiệu và tổ chức mở bán, đưa khách hàng lên Hoà Bình giới thiệu về phân khúc đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng có tiềm năng sinh lời, chuẩn về pháp lý của Dự án Shoshin Bình Thanh WorldHotels Spa & Resort (Dự án Shoshin Bình Thanh).

Dự án được tọa lạc tại xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, Công ty Cổ phần Mora Group là Chủ đầu tư. Theo thiết kế, Dự án có các loại hình sản phẩm như biệt thự Mê Hương & Phong Hương, diện tích sàn từ 128m², thiết kế 2 tầng, lấy cảm hứng từ kiến trúc mái Mường truyền thống. Shopvillas Đinh Hương, diện tích sàn từ 150,8m², được thiết kế hiện đại, 100% view hồ và sân golf mini. Tám căn tư dinh độc bản, diện tích lớn, hướng tới phân khúc khách hàng cao cấp. Giá các sản phẩm được chào bán từ 4 tỉ đồng đến hàng chục tỉ đồng một sản phẩm.

Tại hiện trường, nhiều hạng mục đang trong quá trình thi công, chủ đầu tư đang triển khai phần bờ kè và khung thô biệt thự. Tuy nhiên, điều khiến nhiều khách hàng quan tâm không kém chính là cơ sở pháp lý cho việc mở bán này, liệu dự án đã được cấp phép xây dựng, đã được xác nhận đủ điều kiện huy động vốn hay chưa? 

Liên quan đến dự án Shosshin Bình Thanh, theo Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật, chuyên gia về pháp lý đất đai và môi trường: “Việc tự ý san lấp, lấn chiếm lòng sông có thể gây ách tắc dòng chảy, gây thu hẹp dòng chảy của con sông, hành vi này không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật

Nếu có hành vi phạm gây ảnh hưởng đến phần % mặt cắt - lưu lượng nước chảy của lòng sông từ dưới 5% - hơn 50%, theo Khoản 5, Điều 25 Nghị định 36/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước, cá nhân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 40 triệu đồng - 250 triệu đồng, tuỳ theo mức độ, hành vi vi phạm (tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt gấp đôi so với cá nhân). Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị xem xét áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tại điểm b, khoản 8 của Điều này: “Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng” và phải thực hiện “tháo dỡ công trình, dỡ bỏ, di dời các vật gây cản trở dòng chảy” quy định tại Điểm d, Khoản 10, Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP

Nếu phát hiện việc rao bán bất động sản khi chưa đủ điều kiện pháp lý, không đúng quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 58 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng: “Kinh doanh bất động sản mà bất động sản đó không đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định hoặc không được phép đưa vào kinh doanh”, chủ đầu tư có thể bị xử phạt vi phạm từ 400 triệu - 600 triệu đồng. Đồng thời, chủ đầu tư còn có thể bị xem xét, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tại Khoản 5 của Điều này: “Đình chỉ hoạt động kinh doanh bất động sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với dự án có vi phạm”. Để tránh vi phạm, chủ đầu tư khi xây dựng, triển khai kinh doanh các dự án, bất động sản cần tuân thủ, đáp ứng đúng các quy định của pháp luật về xây dựng và bảo vệ môi trường”.

Cùng quan điểm với Luật sư Bình, Luật sư Phạm Minh Thanh, Trưởng Trưởng Văn phòng Luật sư Ban Mai, cho biết: Việc tự ý san lấp hoặc lấn chiếm lòng sông là hành vi vi phạm quy định của pháp luật, có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng như: 

Luật sư Phạm Minh Thanh,Trưởng Văn phòng Luật sư Ban Mai

“Gây sạt lở bờ sông, suối, kênh, rạch: Hành vi này có thể làm suy yếu hoặc phá vỡ bờ sông, gây nguy hiểm cho người dân và công trình hạ tầng xung quanh.

Làm suy giảm chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước: Hành vi này có thể làm giảm khả năng cung cấp nước, làm ô nhiễm nguồn nước, và ảnh hưởng đến hệ sinh thái sông, suối.

Gây tắc nghẽn dòng chảy, ảnh hưởng đến việc quản lý và khai thác nước: San lấp lòng sông có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn dòng chảy, làm giảm khả năng thoát nước, và ảnh hưởng đến việc quản lý và khai thác nước cho sản xuất và sinh hoạt.

Vi phạm các quy định về quản lý đất đai: Việc lấn chiếm đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước là trái phép và có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Mức phạt và biện pháp khắc phục: Theo Nghị định 03/2022/NĐ-CP, hành vi san lấp lòng sông trái phép có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Ngoài ra, còn có biện pháp khắc phục hậu quả như buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoặc buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được”. 

Liên quan đến phản ánh của người dân về việc Dự án Shoshin Bình Thanh WorldHotels Spa & Resort (Dự án Shoshin Bình Thanh) đang triển khai sát bờ hồ sông Đà, trong vùng sinh thái đặc biệt nhạy cảm, có vai trò điều tiết nước, cung cấp nguồn thủy lợi, thủy điện và sinh hoạt cho khu vực Tây bắc và hạ lưu đồng bằng Bắc Bộ. Hiện đang thi công rầm rộ gây ảnh hưởng đến đời sống cũng như sức khỏe của người dân đang sinh sống quanh khu vực.

Vậy, để mở đường dư luận, mong các cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình có ý kiến phản hồi chính thức về sự việc. Trước lo ngại về tác động tiêu cực đến môi trường, người dân, dư luận đang chờ đợi những động thái kiểm tra, xử lý kịp thời, đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm minh và quyền lợi người dân được bảo vệ.

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường sẽ tiếp tục thông tin khi có phản hồi của chính quyền địa phương:

 Nhóm PV            

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Động lực tăng trưởng mới

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông