Hoàn thiện các giải pháp phòng, chống sụt lún, sạt lở tại đồng bằng sông Cửu Long

30/04/2025

TN&MTNhững năm qua, do tác động của biến đổi khí hậu, cộng với tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên, nước ngầm quá mức, đã làm gia tăng tình trạng sụt lún đất, thiếu nước và xâm nhập mặn tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thực tế trên đang dần trở thành thách thức chính đe dọa đến môi trường và sự sống của người dân. Từ kết hợp phòng ngừa đến thích ứng được coi là "chìa khóa" để xây dựng, phát triển bền vững toàn vùng.

Hoàn thiện các giải pháp phòng, chống sụt lún, sạt lở tại đồng bằng sông Cửu Long

Hiện trường vụ sạt lở đất khu vực bờ phía Tây hạ lưu cống Nhà Mát, tỉnh Bạc Liêu

Tại cuộc họp hoàn thiện Đề án phòng, chống sụt lún, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long mới đây, Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đánh giá, trước đây, toàn vùng chủ yếu đối mặt với các hình thái thiên tai như lũ lụt, cho nên, giải pháp chủ yếu để bảo vệ tài sản và tính mạng người dân là xây dựng các tuyến dân cư, bờ bao và tôn nền vượt lũ để phòng chống.

Từ năm 2016 đến nay, các địa phương trong vùng vẫn cố gắng bố trí, ổn định cho hơn 22.300 hộ ở khu vực có nguy cơ cao về sạt lở bờ sông, bờ biển, ngập lụt đến nơi an toàn, với tổng kinh phí 2.628 tỷ đồng.

Tuy nhiên, những năm gần đây, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, hình thái thiên tai đã có sự biến đổi rõ rệt, các hiện tượng sụt lún, hạn hán và xâm nhập mặn ngày càng gia tăng, gây những hậu quả tiêu cực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và sự phát triển kinh tế-xã hội khu vực.

Hoàn thiện các giải pháp phòng, chống sụt lún, sạt lở tại đồng bằng sông Cửu Long

Hiện trường vụ sạt lở tại khu vực bờ sông Tiền đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Chia sẻ với chúng tôi, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai Phạm Đức Luận cho biết, để bảo đảm tính mạng người dân trong vùng, từ năm 2001 đến 2018, các địa phương như An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ... đã thực hiện gần 1.000 dự án; trong đó, gồm 857 cụm, tuyến dân cư và 119 bờ bao dân cư, với tổng kinh phí hơn 9.000 tỷ đồng, bảo đảm cho một triệu dân vùng ngập lũ sống an toàn, ổn định.

Riêng An Giang xây dựng 244 cụm, tuyến dân cư, tổng kinh phí 2.384 tỷ đồng. Tuy nhiên, giai đoạn 2018-2025, do hầu hết các địa phương đều gặp khó khăn về kinh phí nên chưa xây dựng thêm được cụm, tuyến dân cư nào.

Mặc dù vậy, từ năm 2016 đến nay, các địa phương trong vùng vẫn cố gắng bố trí, ổn định cho hơn 22.300 hộ ở khu vực có nguy cơ cao về sạt lở bờ sông, bờ biển, ngập lụt đến nơi an toàn, với tổng kinh phí 2.628 tỷ đồng. Hiện vẫn còn 17.833 hộ dân cần phải di dời đến nơi an toàn để phòng, chống ngập úng, sạt lở bờ sông, bờ biển. Tuy nhiên, các hộ này vẫn chưa bố trí được kinh phí để xây dựng cụm, tuyến dân cư, cơ sở hạ tầng.

Sụt lún, sạt lở, ngập úng tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long không chỉ đe dọa tính mạng người dân mà còn gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp, an ninh nguồn nước. Các giải pháp trước đây giờ không còn phù hợp với tình hình thiên tai ngày càng diễn biến bất thường, khó lường. Để chủ động phòng, chống thiên tai, không thể chỉ dừng lại ở những biện pháp đơn lẻ mà cần một chiến lược tổng thể và dài hạn, kết hợp giữa phòng ngừa và thích ứng.

Để bảo đảm tính mạng người dân trong vùng, từ năm 2001 đến 2018, các địa phương như An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ,... đã thực hiện gần 1.000 dự án; trong đó, gồm 857 cụm, tuyến dân cư và 119 bờ bao dân cư, với tổng kinh phí hơn 9.000 tỷ đồng, bảo đảm cho một triệu dân vùng ngập lũ sống an toàn, ổn định.

Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai Phạm Đức Luận

Đặc biệt, thời gian tới cần xây dựng các công trình có tính tổng thể, kết hợp đa mục tiêu. Trước mắt, cần xây dựng, củng cố, nâng cấp các công trình chuyển nước, cấp nước phòng, chống hạn, kiểm soát ngập úng kết hợp phòng, chống xâm nhập mặn, sụt lún, sạt lở bờ sông, kênh, rạch. Xây dựng, củng cố, nâng cấp công trình kiểm soát mặn, ngập úng do triều cường kết hợp phòng, chống hạn hán, sụt lún bờ kênh, rạch.

Xây dựng các công trình phục vụ phòng, chống sạt lở kết hợp phòng, chống sụt lún… Đặc biệt cần xây dựng các giải pháp công trình và phi công trình, bao gồm cả việc nâng cao nhận thức cộng đồng và ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác phòng, chống thiên tai.

Phòng, chống sụt lún, sạt lở đất tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là một chiến lược không chỉ mang tính cấp bách mà còn là yếu tố then chốt giúp các địa phương nơi đây phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra khó lường. Chính vì vậy, việc xây dựng, củng cố, nâng cấp công trình phòng, chống cần theo từng loại hình.

Đặc biệt chú trọng đến xây dựng công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển bảo vệ các khu dân cư tập trung, cơ sở hạ tầng quan trọng, khu du lịch, nghỉ dưỡng không thể di dời trên các tuyến sông chính, kênh, rạch ở đô thị và bảo vệ rừng ngập mặn ven biển… Để làm được điều đó, cần chú trọng việc huy động nguồn lực từ cả ngân sách Nhà nước, các tổ chức ngoài nhà nước và cộng đồng.

Các công trình phòng chống thiên tai đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, do đó, phân bổ hợp lý nguồn lực sẽ quyết định hiệu quả của các giải pháp. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng cần đánh giá tác động của các giải pháp phòng, chống sụt lún, sạt lở đất đối với sự phát triển kinh tế-xã hội và an ninh trong khu vực, từ đó có những điều chỉnh phù hợp để bảo vệ một cách tối đa cuộc sống và tài sản của người dân.

Theo nhandan.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Động lực tăng trưởng mới

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông