Sớm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã

06/04/2025

TN&MTViệt Nam được đánh giá là một trong các quốc gia có khung pháp lý khá hoàn chỉnh về ngăn chặn hoạt động săn, bẫy, bắt động vật hoang dã. Tuy nhiên, một số điểm chồng chéo, chưa rõ trong các quy định đã gây khó trong việc xử lý hành vi vi phạm.

Sớm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã

Săn bắt chim, thú tại rừng Tả Liên, tỉnh Lai Châu

Hơn 12 triệu bẫy dây đe dọa sinh tồn các loài động vật hoang dã

Theo báo cáo của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF), ước tính có khoảng 12,3 triệu bẫy dây (thường được làm từ dây phanh xe đạp hay dây cáp) đang đe doạ các loài động vật hoang dã trong các khu bảo tồn ở Campuchia, Lào và Việt Nam. Nhiều loại bẫy: kiềng, chông, dây, gài lao, điện, sập, lưới mờ... được sử dụng để bắt thú rừng. Các loại súng tự chế: hoa cải, cồn, cao-su và tên, nỏ cũng được sử dụng khá phổ biến. Nhiều nơi còn bẫy bắt động vật hoang dã là các loài chim, rắn, lưỡng cư ở mọi sinh cảnh hoang dã, đặc biệt là vào mùa di cư của các loài chim từ phương bắc về qua Việt Nam.

Sớm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã

Bẫy dây thu được tại Vườn Quốc gia Yok Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: Vườn Quốc gia Yok Đôn cung cấp

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, để bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, các loài động vật hoang dã, Nghị định số 84/2021/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đã đưa 105 loài động vật vào nhóm IB (Các loài thực vật rừng, động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại), 81 loài vào nhóm IIB (Các loài thực vật rừng, động vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại). Hành vi săn, bắt động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm có thể bị xử lý theo Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) với mức án cao nhất là 15 năm tù.

Một số quy định còn bất cập, chưa rõ ràng

Theo chuyên gia về bảo tồn động vật hoang dã, nguyên Phó Giám đốc cơ quan thẩm quyền quản lý Cites Việt Nam Vương Tiến Mạnh, có một số điều khoản chưa đồng bộ, chưa rõ ràng dẫn đến việc khó xử lý các hành vi vi phạm. Nghị quyết hướng dẫn số 05/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán giải thích một số thuật ngữ như “Bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống là những bộ phận thực hiện các chức năng chuyên biệt của cơ thể động vật, ngay khi tách rời những bộ phận này khỏi cơ thể sống của động vật thì động vật đó chết (ví dụ: đầu, tim, bộ da, bộ xương, buồng gan...)” nhưng vẫn chưa giải thích rõ được khi động vật bị mất bộ phận thì động vật chết ngay, hay sau một thời gian sẽ chết do không thể kiếm ăn hoặc bị nhiễm trùng.

Quy định “Săn bắt vào thời gian bị cấm là săn bắt động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm vào mùa sinh sản hoặc mùa di cư của chúng. Việc xác định mùa sinh sản, mùa di cư của từng loài theo quy định của cơ quan có thẩm quyền”. Nhưng trên thực tế, chưa có bất kỳ cơ quan thẩm quyền nào quy định mùa di cư, sinh sản của các loài.

Sớm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã

Bẫy kiềng được bày bán tại phiên chợ Cán Cấu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai

Thực tiễn thi hành pháp luật, cũng xuất hiện bất cập gây khó khăn trong xử lý hành vi vi phạm. Trong bài viết “Một số khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật hình sự về bảo vệ động vật hoang dã” của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã nêu hàng loạt tồn tại trong quy định về khách thể; về trường hợp thu giữ được nhiều loài động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc các lớp khác nhau; vấn đề định giá động vật hoang dã; vấn đề xử lý vật chứng. Từ những bất cập đó, đơn vị kiến nghị sửa đổi Bộ luật Hình sự theo hướng quy định tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã trong Chương XIX “Các tội phạm về môi trường”. Sớm có hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xác định mùa sinh sản, mùa di cư của từng loài để thống nhất trong xử lý.

Về trường hợp thu giữ được nhiều loài động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc các lớp khác nhau, cơ quan tố tụng cho rằng cần có quy định theo hướng đối với trường hợp thu giữ được nhiều loài động vật có cả lớp thú, lớp chim, lớp bò sát và lớp khác thuộc Danh mục nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước CITES, nếu chưa đủ số lượng theo từng lớp quy định tại Điều 244 Bộ luật Hình sự thì cộng tất cả các cá thể động vật lại, sau đó quy đổi về một lớp hoặc loài theo hướng có lợi cho người phạm tội để xử lý hình sự, bảo đảm tính công bằng, khách quan trong chính sách xử lý hình sự. Bên cạnh đó, cũng cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về xử lý vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm còn sống và vật chứng là cá thể động vật chết hoặc sản phẩm động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm. Hướng dẫn thống nhất về việc định giá đối với động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm.

Gắn trách nhiệm bảo vệ động vật hoang dã với chính quyền địa phương

Liên quan đến vấn đề này, Tiến sĩ Vương Tiến Mạnh cũng cho rằng: “Cần sớm rà soát quy định pháp luật hiện hành, đề xuất, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học. Bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách đồng bộ, đầy đủ về quản lý động vật hoang dã, trình Chính phủ ban hành tiêu chí và danh mục động vật có nguồn gốc hoang dã đã được thuần dưỡng để chuyển sang quản lý theo quy định của Luật Chăn nuôi và CITES”.

Bên cạnh việc sớm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã Nguyễn Văn Thái kiến nghị, cần gắn chặt trách nhiệm để mất động vật hoang dã với lực lượng thực thi pháp luật tại địa phương. Đồng thời, cần tăng cường năng lực cho lực lượng kiểm lâm, công an về các kỹ năng nhận dạng động vật hoang dã, kỹ năng điều tra, tuần tra, giám sát các hoạt động săn, bắt động vật hoang dã.

Theo nhandan.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Động lực tăng trưởng mới

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông