Đắk Lắk: Nông dân được mùa “vải thiều” nhờ liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và ứng dụng khoa học kỹ thuật

27/06/2025

TN&MTĐược kỳ vọng là vùng đất phù hợp thổ nhưỡng, huyện Ea kar là địa phương điển hình của tỉnh Đắk Lắk về phát triển cây vải thiều. Toàn huyện có hơn 1.000 ha vải thiều, tập trung ở các xã Ea Sar, Ea Sô, Ea Tih, Xuân Phú, Cư Huê, Ea Đar. Trong đó, chú trọng bảo hộ, gắn mã vùng trồng để cơ hội ươm mầm xuất khẩu nông sản tăng thêm thế mạnh, đồng thời tạo động lực sản xuất đến người nông dân.

Bà Đỗ Thị Huệ chia sẻ về chất lượng và sản lượng vải thiều mùa vụ năm nay, niềm vui được mùa hiện rõ trên từng ánh mắt, nụ cười

Câu chuyện được mùa mất giá vốn không xa lạ đối với người nông dân, đây cũng là bài toán cần được sự quan tâm đồng bộ, giải mã đưa nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng bền vững. Những ngày qua, đồng hành với thu hoạch vải của nông dân, phóng viên Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường tiếp cận vườn vải của bà Đỗ Thị Huệ, có địa chỉ tại xã Ea Tih, huyện Ea Kar. Trong cái nắng gay gắt giữa trưa hè, những chùm vải đang chuẩn bị thu hoạch nặng trĩu, sai quả hứa hẹn mùa thu hoạch bội thu. Bà Đỗ Thị Huệ chủ vườn vải thôn An Bình, không ngần ngại chia sẻ với chúng tôi về quá trình ươm mầm, chăm sóc để cây đủ điều kiện phát triển ở vùng đất Tây Nguyên này, phải trải qua nhiều lần thất bại, nhưng với ý chí quyết tâm cao không những chị mà nhiều hộ dân đã đúc rút được kinh nghiệm đến nay đã có những thắng lợi nhất định. Cũng theo bà Đỗ Thị Huệ tuy vải thiều đã kết trái đạt chất lượng và năng suất nhưng điều chị băn khoăn cũng là mong muốn của nhiều hộ nông dân, đó là cần sự quan tâm hơn nữa từ chính quyền địa phương để hỗ trợ các hợp tác xã có cơ hội tiếp cận mã vùng trồng, thiết bị trong sản xuất, đường đi lối lại còn gặp khó khăn. Việc xây dựng thương hiệu vải thiều đạt chất lượng là điều chị trăn trở và không ngừng tìm hiểu kiến thức chăm sóc cây vải để chất lượng tốt hơn. Cũng theo bà Huệ năm nay vườn chị đạt khoảng hơn 15 tấn, trong đó giá vải thiều giao động từ 55.000đ/kg đến 62.000đ/kg, có thời điểm đầu vụ lên tới giá 72.000đ/kg. Tuy nhiên, hiện nay giá cả còn bấp bênh, phụ thuộc vào từng thời điểm. Vụ thu hoạch vải năm nay với bà con Đắk Lắk vừa được mùa vừa được giá.

Bà Đỗ Thị Huệ chia sẻ thành quả đạt được từ vải thiều

Việc kích cầu xuất khẩu để lợi thế thành cơ hội trong nông nghiệp là điều cần thiết cho bà con nông dân. Trong đó hướng dẫn xây dựng thương hiệu đạt chứng nhận OCOP, Chứng nhận VietGAP là then chốt để mở cửa cho vải thiều phát triển. Từ đó cơ hội vải thiều Đắk Lắk không những có mặt thị trường trong nước mà có được tấm vé thông hành xuất khẩu đến những thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Nhật Bản vv...

Theo ông Ngô Trọng Phượng, Chủ tịch hội đồng quản trị, Hợp tác xã Nông lâm nghiệp và Dịch vụ Trường Xuân, hợp tác xã của anh là một trong những cơ sở đầu tiên mang “vải thiều” về nhân giống tại đây.

Ông Ngô Trọng Phượng - Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Nông - Lâm nghiệp và Dịch vụ Xuân Trường chia sẻ về chất lượng vải thiều

Đưa chúng tôi tham quan vườn vải, ông Phượng chia sẻ, kỹ năng trồng trọt cũng như lựa chọn cây giống, mang cây giống vải tốt về đây, trồng thử nghiệm, đã trải qua không ít lần thất bại, song với quyết tâm “thắng không kiêu, bại không nản” anh đã hoá giải hơi thở, sức sống của cây vải, trên vùng đất Tây Nguyên. Tiếp sức cho giống cây từ Miền Bắc phát triển phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở Tây Nguyên. Đến thời điểm thấm nhuần việc đưa ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ông Ngô Trọng Phượng đã mạnh dạn phổ biến kiến thức về kỹ năng để bà con tiếp thu và phát triển mô hình trên địa bàn. Chọn phân bón, sử dụng hàm lượng đảm bảo phù hợp sinh trưởng của cây, cho quả đạt chất lượng là cả một quá trình nghiên cứu. Lợi thế vùng đất đỏ Bazan, hợp thổ nhưỡng, anh cùng bà con nhân rộng mô hình đến nay đã đạt được kết quả đáng kể, có những hộ dân sau khi thu hoạch vụ vải thiều đã mang về tiền tỷ.

Nông dân thu hoạch vải được mùa

Qua đó Hợp tác xã Nông lâm nghiệp và Dịch vụ Trường Xuân luôn đồng hành từ cây giống cho đến hỗ trợ bao tiêu sản phẩm để bà con nông dân yên tâm ổn định tăng gia sản xuất, chú trọng đến chất lượng sản phẩm. Thị trường vải Đắk Lắk đang được người tiêu dùng ưa chuộng, chủ yếu là nội địa, thông qua các chợ truyền thống, siêu thị và các kênh thương lái. Tuy nhiên, với sự nâng cao về chất lượng và việc áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP vải Đắk Lắk đang dần chinh phục thị trường khó tính hơn. Hiện nay, vải Đắk Lắk đã tiêu thụ rộng rãi tại các thành phố lớn như: Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh thành khác trên cả nước. Ngoài tiêu thụ trong nước, vải Đắk Lắk cũng đã được xuất khẩu đi một số nước. Mặc dù sản lượng xuất khẩu chưa được nhiều nhưng đấy là tín hiệu vui cho nông dân Đắk Lắk.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hắc Hiển, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk chia sẻ: Vải thiều là cây trồng có nhiều lợi thế, tiềm năng, giúp nông dân đa dạng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích. Lợi thế thu hoạch trước một tháng so với miền Bắc đã đem lại khởi sắc đáng kể, hiện nay đã bắt đầu có chỗ đứng, tuy nhiên giá cả chưa ổn định, song so với những năm gần đây thì đã tốt hơn nhiều. Qua đó cho thấy, nông dân đã chú tâm tới chất lượng, chọn lọc giống tốt, phù hợp với thị hiếu, thị trường.

Tỉnh Đắk Lắk đã định hướng khuyến khích người dân sản xuất theo hướng chuyên canh tập trung. Làm chứng nhận thương hiệu để cấp mã vùng trồng, để truy xuất nguồn gốc, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu nhằm phát huy lợi thế để vải thiều Đắk Lắk có chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Nông dân, hợp tác xã cần quan tâm trong chất lượng sản xuất và xây dựng thương hiệu theo hướng OCOP hoặc chứng nhận VietGAP để minh chứng rõ ràng giúp sản phẩm nông nghiệp khẳng định độ tin cậy trên thị trường. Theo ông Hiển, địa phương rất quan tâm và ủng hộ, khuyến khích các vùng trồng vải phát huy thế mạnh đạt được. Liên kết sản xuất theo chuỗi với doanh nghiệp có tên tuổi và kinh nghiệm xuất khẩu để xây dựng giá cả ổn định, bên cạnh đó liên kết theo hướng chế biến sâu như vải khô, nước vải...

Một số hình ảnh từ giai đoạn nhân giống vải được Hợp tác xã Nông lâm nghiệp và Dịch vụ Trường Xuân từ ươm mầm tới thành quả thu hoạch

Người dân giới thiệu vườn ươm cây vải – mô hình canh tác mới hứa hẹn mang lại sinh kế bền vững giữa cao nguyên nắng gió

Chuyển mình trong sản xuất, trồng trọt đúng quy trình tiêu chuẩn, phối kết hợp đa dạng trong sản xuất, mở rộng thị trường, ổn định giá cả là những khởi sắc cho thương hiệu vải thiều Đắk Lắk trong tương lai. Hướng đi đúng “cây không phụ lòng người”, sự đồng hành gắn kết giữa chính quyền địa phương, hợp tác xã, doanh nghiệp và người nông dân sẽ đem lại hướng đi bền vững cho vải thiều Đắk Lắk trong thời gian không xa.

Giữa nắng gió Tây Nguyên, những vườn vải thiều trĩu quả hôm nay không chỉ là thành quả của đất lành và công sức người trồng, mà còn là biểu tượng của sự đổi thay - nơi nông dân mạnh dạn tiếp cận cái mới, nơi doanh nghiệp không đứng ngoài cuộc và nơi khoa học nở hoa cùng mùa vụ. Một hành trình bền bỉ đang bắt đầu từ những trái vải đỏ au – mở lối cho nông nghiệp Đắk Lắk thêm phần tự tin bước ra thị trường rộng lớn.

                                                 Hồng Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Động lực tăng trưởng mới

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông