Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường hồ cấp nước sinh hoạt

01/10/2021

TN&MTCác hồ cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có vai trò quan trọng trong cung cấp nước cho các hoạt động dân sinh, các ngành sản xuất công nghiệp, cũng như lượng nước tưới tiêu canh tác nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.

Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường hồ cấp nước sinh hoạt

Ảnh minh họa

Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Môi trường và Biển

Các hồ cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có vai trò quan trọng trong cung cấp nước cho các hoạt động dân sinh, các ngành sản xuất công nghiệp, cũng như lượng nước tưới tiêu canh tác nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. Do đó, việc đánh giá chất lượng nước tại các lưu vực hồ chứa, cũng như điều tra đánh giá các nguồn thải có khả năng gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước, từ đó đề xuất các giải pháp khả thi để bảo vệ môi trường lưu vực các hồ chứa nước là công việc cần thiết, cấp bách.

Tổng quan các hồ cấp nước sinh hoạt tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) có 12 hồ cấp nước sinh hoạt (HCNSH), trong đó lưu vực hồ (LVH) Sông Ray có diện tích lớn nhất với 238 km2, ngoài ra Sông Ray cùng với Đá Đen là 2 hồ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước sinh hoạt, phát triển KT-XH của toàn tỉnh.

Canh tác nông nghiệp trồng các loại cây công nghiệp lâu năm và hằng năm là hoạt động sản xuất chính yếu trên các LVH, do địa hình ít dốc, thổ nhưỡng thích hợp. Vào mùa khô, lưu lượng dòng chảy của các sông suối thượng nguồn khá thấp có nơi khô cạn; ngoài ra, do các LVH nằm ở vùng có trữ lượng nước dưới đất từ trung bình đến thấp, dẫn đến nảy sinh vấn đề tái sử dụng các nguồn nước thải từ hoạt động sản xuất nhằm phục vụ quá trình tưới tiêu trên địa bàn các LVH.

Các nguồn thải ô nhiễm trên lưu vực hồ

Kết quả điều tra, thống kê, lập danh mục các nguồn thải phát sinh nước thải với lưu lượng ≥ 10 m3/ngày.đêm trên các LVH thuộc địa bàn tỉnh vào năm 2018 cho thấy: 

Có tất cả 143 cơ sở phát sinh nước thải trên 7 LVH gồm: Đá Đen, Sông Ray, Châu Pha, Kim Long, Đá Bàng, Sông Hỏa và Sông Kinh; 5 LVH còn lại không có nguồn thải phát sinh: Suối Nhum, Núi Nhan, Suối Các, An Hải và Quang Trung. Ngoài ra, chưa kể đến 14 cống đô thị thuộc thị trấn (TT) Ngãi Giao, TT Phước Bửu và xã Kim Long. LVH Đá Đen có số lượng nguồn thải cao nhất với 48 vị trí điểm xả. Tuy nhiên, lưu lượng xả thải lớn nhất thuộc về LVH Sông Kinh với tổng lượng nước thải khoảng 4.200 m3/ngày/đêm.

Các nguồn điểm phát sinh nước thải chủ yếu trên các LV là chăn nuôi, trường học, và một số cơ sở y tế, sản xuất chế biến từ sản phẩm nông nghiệp (cao su, tinh bột mỳ,...). Trong đó, chăn nuôi là loại hình có lưu lượng nước thải phát sinh lớn nhất với khoảng 5.000 m3/ngày.đêm; tiếp theo là các cơ sở sản xuất với 3.200 m3/ngày.đêm. 

Ngoài ra, còn có các nguồn thải tiềm tàng khác ảnh hưởng đến LVH cấp nước: (1) Hoạt động canh tác nông nghiệp phát sinh dư lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có thể đưa vào nguồn nước thông qua nước mưa chảy tràn. Với diện tích đất canh tác nông nghiệp lớn thì đây là nguồn chính ảnh hưởng đến CLN của các LVH. Theo ước tính, hàng năm dư lượng phân bón và hóa chất BVTV đưa vào lớn nhất trên LVH Sông Ray, với hàm lượng Nitơ tổng khoảng 20 tấn/năm; phospho tổng là 558 tấn/năm; dư lượng thuốc BVTV rửa trôi khoảng 1,4 tấn/năm. Đồng thời, chưa kể đến lượng bao bì thuốc BVTV vứt bỏ bừa bãi tại các điểm canh tác nông nghiệp, các suối nhỏ thượng nguồn - bởi theo kết quả nghiên cứu của Viện BVTV thì trung bình lượng thuốc bám lại trên vỏ bao bì chiếm tới 1,85% tỷ trọng của vỏ bao [4]; (2) Ảnh hưởng từ hoạt động xả rác bừa bãi của các hộ dân thuộc LV các HCN; (3) Nguồn thải tiềm tàng chưa được đánh giá từ hoạt động sản xuất, nông nghiệp, sinh hoạt thuộc LVH Sông Ray bên phía tỉnh Đồng Nai; (4) Các ảnh hưởng tiêu và tích cực từ hoạt động nạo vét tại các lòng hồ đến chất lượng nguồn nước cấp.

Các hình thức xả thải từ các nguồn thải trên các LV bao gồm: Tự thấm đất; xả thải ra sông suối; tái sử dụng trong quá trình sản xuất. Trong đó: Tự thấm vào đất là hình thức xả thải nhiều nhất (chiếm 88%); nguồn xả thải ra sông suối chỉ chiếm 8% tổng lưu lượng nước xả thải vào các LV, nhưng có tới 5% lượng nước thải xả vào hạ lưu LVH Đá Đen (Công ty Meisheng), do đó chỉ có 3% lưu lượng nước thải xả trực tiếp ra sông suối từ các nguồn thải điều tra. Chưa xác định được lượng NTSH đô thị chảy vào LVH Đá Đen, Đá Bàng, Sông Ray và Sông Kinh thông qua 14 cống đô thị.

Kết quả điều tra cho thấy, có 16 cơ sở chăn nuôi heo và 1 cơ sở chế biến tinh bột mì có vị trí xả thải nằm trong hành lang bảo vệ nguồn cấp nước sinh hoạt theo các quy định hiện hành, vì vậy cần những giải pháp thích hợp để quản lý các nguồn thải này.
Hiện tại, các nguồn thải điểm gồm hoạt động chăn nuôi và sản xuất tại LV các hồ chứa đã được kiểm soát khá tốt, hầu hết các cơ sở đều xây dựng HTXLNT và tỷ lệ xả thải trực tiếp ra môi trường rất thấp. Tuy nhiên, vẫn cần tăng cường giám sát các nguồn ô nhiễm này để tránh trường hợp xả thải lén ra môi trường. Nguồn không điểm từ hoạt động nông nghiệp đóng vai trò lớn trong gây ô nhiễm môi trường nước các hồ chứa nhưng vẫn chưa được kiểm soát tốt, tương lai cần tăng cường các biện pháp để quản lý hiệu quả nguồn thải này.

Hiện trạng chất lượng môi trường nước

Chất lượng nước tại các hồ chứa vào năm 2018 diễn biến tốt hơn so với những năm trước ngoại trừ hồ Sông Ray có xu thế diễn biến kém hơn. Nguyên nhân gây ô nhiễm hồ Sông Ray phần lớn bắt nguồn từ tỉnh Đồng Nai, nhưng do giới hạn nghiên cứu nên vẫn chưa thực hiện điều tra đánh giá được các nguồn gây ô nhiễm từ tỉnh này. Hiện trạng CLN tại các hồ chứa vẫn đáp ứng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt, tuy nhiên ở một số hồ đã có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ vào mùa mưa chỉ đáp ứng cho mục đích tưới tiêu (hồ Sông Ray, hồ Sông Hỏa, Châu Pha), riêng hồ Sông Kinh CLN xấu hơn so với các hồ còn lại ở cả hai mùa do đó cần biện pháp quản lý thích hợp.

Đối với các sông suối thượng nguồn LVH, CLN kém hơn so với lòng hồ, do đây là những vị trí gần các nguồn xả thải. Nhìn chung CLN tại các suối thượng nguồn chỉ ô nhiễm cục bộ tại một số vị trí tiếp nhận nhiều nguồn thải, chẳng hạn như: suối Chà Răng, suối Liên Hiệp, suối Lúp thuộc LVH Đá Đen; sông Ray, suối Bà Lú thuộc LVH Sông Ray; sông Hỏa thuộc LVH Sông Kinh.
Vào mùa mưa, CLN các LV HCN thấp hơn so với mùa khô do lượng nước mưa chảy tràn qua các vùng chăn nuôi, canh tác nông nghiệp, sản xuất chế biến nông sản, cùng với lớp phủ ít dễ gây xói mòn và kéo theo các chất ô nhiễm đưa vào thủy vực, dẫn đến gia tăng hàm lượng ô nhiễm trong nước đặc biệt là dinh dưỡng, chất rắn lơ lửng và coliforms.

Các thách thức và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường

Nhiệm vụ BVMT nước các hồ chứa đang phải đối mặt với các khó khăn, thách thức theo thứ tự ưu tiên như sau: Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp; nguy cơ ô nhiễm hồ Đá Đen và Sông Ray do ảnh hưởng từ tỉnh Đồng Nai; nguy cơ ô nhiễm do bao bì thuốc BVTV; ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi; thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn; ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt (NTSH); ô nhiễm do hoạt động sản xuất; huy động nguồn lực xã hội trong BVMT; hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng và không đủ nguồn lực thực hiện nhiệm vụ BVMT.

Từ kết quả đánh giá hiện trạng CLN mặt, điều tra các nguồn thải, thực trạng công tác quản lý môi trường trên LV, nghiên cứu đề xuất hai nhóm giải pháp khả thi gồm:

Các giải pháp phi công trình: Đưa ra danh mục các ngành nghề cấm và hạn chế đầu tư trong ranh giới khoanh vùng bảo vệ các HCNSH tỉnh BR-VT; tăng cường sự hợp tác với tỉnh Đồng Nai trong BVMT CLN của LVH Sông Ray, CLN suối Chà Răng đổ về hồ Đá Đen; giải pháp trồng rừng đầu nguồn, trồng rừng quanh hành lang bảo vệ các HCN, cũng như giải pháp canh tác nông nghiệp bền vững; giải pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng, doanh nghiệp về bảo vệ nguồn nước trên các LVH và tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quá trình lập đánh giá tác động môi trường; thanh, kiểm tra đáp ứng các quy định về BVMT; trách nhiệm BVMT nước LV các hồ chứa; giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm từ hoạt động nạo vét tại lòng hồ.

Các giải pháp công trình: Xây dựng hệ thống thu gom thoát nước thải tại các đô thị Ngãi Giao, Phước Bửu, Kim Long, Phú Mỹ và các đô thị tương lai (Hòa Bình, Côn Sơn); xây dựng HTXLNT cho các cơ sở chăn nuôi heo quy mô trang trại, cũng như hệ thống khí sinh học tại các cơ sở chăn nuôi vừa và nhỏ, các giải pháp đệm lót sinh học; xây dựng HTXLNT tại các cơ sở chế biến tinh bột mỳ, chế biến mủ cao su, các trung tâm thương mại trên LV các HCN.

Tài liệu tham khảo
1.    Sở NN&PTNT tỉnh BR-VT, 2016. Báo cáo tổng hợp Khoanh vùng bảo vệ hồ chứa nước sinh hoạt tỉnh BR-VT;
2.    Sở NN&PTNT tỉnh BR-VT, 2010. Báo cáo Quy hoạch thủy lợi tỉnh BR-VT đến năm 2020;
3.    Sở TNMT tỉnh BR-VT, 2010. Báo cáo Nghiên cứu điều tra bổ sung, quy hoạch quản lý khai thác, bảo vệ bền vững tài nguyên nước dưới đất tỉnh BR-VT.

 

   LÊ VIỆT THẮNG 
    Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
    PHAN HÙNG VIỆT

Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Môi trường và Biển

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Động lực tăng trưởng mới

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông