Doanh nghiệp cần sớm thực hành ESG để tiếp cận nguồn vốn xanh và thị trường mới

30/05/2025

TN&MTTrong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang đứng trước xu thế chuyển đổi xanh trên toàn cầu, hướng tới nền kinh tế phát triển bền vững, nên các yếu tố ESG (môi trường - xã hội - quản trị) ngày càng trở nên bắt buộc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp niêm yết, cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tiếp cận nguồn vốn xanh, vốn đầu tư quốc tế và các thị trường tiêu dùng mới…

Doanh nghiệp cần sớm thực hành ESG để tiếp cận nguồn vốn xanh và thị trường mới
Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng được tiếp cận nguồn vốn xanh và thị trường mới

Với những lợi ích của ESG mang lại về khả năng thu hút vốn đầu tư là điều rất cần thiết, thể hiện qua các báo cáo về “Cam kết ESG và thực hành báo cáo phát triển bền vững” do PwC Việt Nam thực hiện năm 2023 cho thấy, chỉ có khoảng 29% doanh nghiệp tại Việt Nam có kiến thức và triển khai ESG, trong khi hơn 70% doanh nghiệp chưa có chiến lược hoặc kế hoạch thực hiện ESG cụ thể, rõ ràng...

“Báo cáo quốc gia về khí hậu và phát triển - CCDR” của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), công bố năm 2023 cho rằng, các doanh nghiệp có chiến lược ESG bài bản có thể tăng khả năng thu hút vốn đầu tư cao hơn 20 - 25%, so với các doanh nghiệp không triển khai ESG.

Đồng thời, theo nghiên cứu của McKinsey & Company cũng chỉ ra rằng, việc tích hợp ESG theo đúng quy trình có thể giúp doanh nghiệp nâng hiệu quả tài chính từ 10 - 30%, giảm đáng kể các rủi ro vận hành, rủi ro pháp lý và nâng cao uy tín thương hiệu trên thị trường trong dài hạn...

Trước thực trạng này, sáng ngày 30/5, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với Công ty Crif D&B Việt Nam và Công ty TÜV Rheinland Việt Nam đã tổ chức chương trình Tập huấn “Hiểu và thực hành tiêu chuẩn đánh giá ESG - Cơ hội tiếp cận nguồn vốn xanh cho doanh nghiệp”, diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh.

Phát biểu tại chương trình, bà Hồ Thị Quyên, Phó Giám đốc ITPC cho biết, trong bối cảnh các chính sách thương mại và thuế đối ứng từ các thị trường lớn, đặc biệt là Hoa Kỳ, đang tác động mạnh mẽ đến xuất khẩu, đầu tư và sản xuất, các doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược chuyển đổi mạnh mẽ để thích ứng. Một trong những hướng đi quan trọng là sớm thực hiện chuyển đổi xanh, tích hợp các yếu tố ESG vào chiến lược phát triển bền vững và giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường.

Còn theo bà Nguyễn Thị Thúy, chuyên gia từ Công ty TÜV Rheinland Việt Nam chia sẻ tại buổi tập huấn, hiện nay các thương hiệu lớn (như Nike, Adidas, Allbirds, Puma) đã công bố cam kết giảm phát thải, sử dụng vật liệu tái tạo và minh bạch ESG. Đồng thời, các nhà mua hàng quốc tế cũng đặt ra những yêu cầu khắt khe về sự tuân thủ trong chuỗi cung ứng, chi phí đầu tư cho sản xuất bền vững và chuyển đổi xanh là rất lớn.

Doanh nghiệp cần sớm thực hành ESG để tiếp cận nguồn vốn xanh và thị trường mới
Bà Nguyễn Thị Thúy, chuyên gia từ Công ty TÜV Rheinland Việt Nam cho rằng doanh nghiệp cần sớm thực hiện các yếu tố ESG để tiếp cận công nghệ mới và nguồn lực hỗ trợ

Trong đó, về môi trường: doanh nghiệp phải chứng minh được hiệu quả sử dụng tài nguyên như năng lượng, nước và nguyên vật liệu thô. Đồng thời, giảm phát thải carbon và áp dụng nguồn cung ứng bền vững, với các tiêu chuẩn như Higg FEM, ISO 14064-1, GRS/RCS; về xã hội: đảm bảo quyền của người lao động, bao gồm lương thưởng công bằng, giờ làm hợp lý, điều kiện làm việc an toàn, được đánh giá thông qua các tiêu chuẩn BSCI, SLCP, SA8000 và WRAP; về quản trị: yêu cầu minh bạch trong chuỗi cung ứng, quản lý rủi ro hiệu quả, tuân thủ pháp lý và đạo đức.

Bà Nguyễn Thị Thúy nhấn mạnh, doanh nghiệp cần tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả năng lượng, tự động hóa, chủ động chuyển đổi xanh linh hoạt, đa dạng hóa thị trường, phát triển sản phẩm kỹ thuật cao, đồng thời hợp tác với các tổ chức quốc tế, đẩy mạnh R&D để tiếp cận công nghệ mới và nguồn lực hỗ trợ.

Còn theo sự nhận định của ông Huỳnh Thanh Trung, chuyên gia của Công ty Cổ phần Leanwares về một số lộ trình phát triển bền vững theo mô hình ESG, ông Trung thông tin, Liên minh châu Âu (EU) là khu vực đi đầu với Chỉ thị về báo cáo bền vững doanh nghiệp (CSRD) yêu cầu các doanh nghiệp lớn và chuỗi cung ứng phải báo cáo ESG từ năm 2024. Ngoài ra, Quy định chống phá rừng của EU (EUDR), có hiệu lực từ cuối năm 2024, bắt buộc doanh nghiệp phải truy xuất nguồn gốc nông sản, cung cấp tọa độ GPS và chứng minh vùng trồng không gây mất rừng.

Riêng tại Hoa Kỳ, dù chưa có luật liên bang bắt buộc, các nhà bán lẻ hàng đầu như Walmart và Costco đều yêu cầu nhà cung ứng phải cam kết giảm phát thải khí nhà kính và có báo cáo xã hội minh bạch. Tương tự, các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc… cũng ngày càng siết chặt các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, nhãn sinh thái, nông nghiệp bền vững và chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế như GlobalG.A.P. Nên việc triển khai ESG mang lại giá trị thiết thực, với 88% nghiên cứu học thuật trên thế giới khẳng định thực hành tốt ESG sẽ giúp cải thiện hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Giúp doanh nghiệp giảm chi phí vận hành, tiếp cận nguồn tài chính xanh, nâng cao uy tín thương hiệu và thu hút nhân tài.

Để hiện thực hóa những lợi ích này, ông Huỳnh Thanh Trung đề xuất một lộ trình triển khai ESG bài bản gồm các bước chính. Đầu tiên, doanh nghiệp cần khảo sát và đánh giá thực trạng ESG hiện hữu của công ty, từ đó phân tích các rủi ro và cơ hội. Bước tiếp theo, có vai trò trọng yếu là kiểm kê khí nhà kính (GHG) trên cả 3 phạm vi (trực tiếp, gián tiếp và trong chuỗi giá trị) theo quy định tại Nghị định 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ và các tiêu chuẩn quốc tế. Chú trọng việc xây dựng các sáng kiến ESG toàn diện, từ thay đổi công nghệ, cải tiến kỹ thuật đến điều chỉnh chính sách quản lý… được thực hiện một cách nhất quán. Cuối cùng, doanh nghiệp tiến hành lập báo cáo phát triển bền vững theo các tiêu chuẩn quốc tế như GRI (Sáng kiến báo cáo toàn cầu) để đảm bảo tính minh bạch và được công nhận trên toàn cầu.

Doanh nghiệp cần sớm thực hành ESG để tiếp cận nguồn vốn xanh và thị trường mới
Ông Huỳnh Thanh Trung, chuyên gia của Công ty Cổ phần Leanwares cho rằng thực hành ESG tốt sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững trên trường quốc tế

Việc chủ động chuyển đổi sang các sản phẩm xanh thông qua kiểm kê và giảm phát thải khí nhà kính sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, chủ động trong đàm phán giá và giảm thiểu các rủi ro về thuế carbon. Ngược lại, những sản phẩm không tuân thủ sẽ đối mặt với nguy cơ bị đánh thuế cao và thu hẹp thị trường. Chính vì vậy, thực hành ESG chính là con đường để doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững và khẳng định năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế.

Tại chương trình, bà Trương Bội Ân, chuyên gia từ Công ty Crif D&B Việt Nam đã phân tích, các tiêu chuẩn đánh giá tại châu Âu mà doanh nghiệp cần nắm vững để đáp ứng yêu cầu mới của thị trường. Điển hình là Chỉ thị về báo cáo bền vững doanh nghiệp (CSRD), yêu cầu các công ty phải báo cáo thông tin về tác động của công ty lên các vấn đề bền vững và ngược lại, mức độ các vấn đề bền vững ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh...

Đồng thời, bà Ân đưa ra khuyến cáo, đối với báo cáo này phải bao gồm mô tả chi tiết về mô hình kinh doanh, chiến lược, khả năng đối phó rủi ro, các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính có thời hạn, cũng như các chính sách và quy trình thẩm định liên quan đến toàn bộ chuỗi giá trị. Lộ trình áp dụng của CSRD được thực hiện theo từng giai đoạn (bắt đầu từ năm tài chính 2024 cho các báo cáo phát hành năm 2025), tiếp tục mở rộng phạm vi ra các doanh nghiệp niêm yết lớn, vừa và nhỏ, cả các công ty ngoài châu Âu có hoạt động kinh doanh đáng kể tại EU trong những năm tiếp theo.

“Song song đó, Chỉ thị thẩm định tính bền vững của doanh nghiệp (CSDDD) nâng cao yêu cầu từ báo cáo sang hành động. Chỉ thị này buộc các công ty phải thực hiện thẩm định để xác định, ngăn ngừa, giảm thiểu và khắc phục các tác động tiêu cực về nhân quyền và môi trường trong hoạt động của chính công ty và chuỗi giá trị của các công ty này”. Bà Ân chia sẻ thêm.

Hiện nay, khung tiêu chuẩn GRI được quốc tế công nhận để đánh giá và báo cáo các tiêu chí ESG, nó cung cấp một cấu trúc rõ ràng, yêu cầu doanh nghiệp công bố các phương pháp, chính sách, mục tiêu và hành động cụ thể trên cả ba phương diện, đó là môi trường (giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, ô nhiễm, quản lý nước, đa dạng sinh học và kinh tế tuần hoàn); xã hội (các vấn đề liên quan đến người lao động, nhà cung cấp, cộng đồng chịu ảnh hưởng và người tiêu dùng, lương thưởng, sức khỏe, an toàn, sự đa dạng và công bằng); quản trị (mô hình kinh doanh, cơ cấu quản trị, thẩm định tính bền vững, quy tắc ứng xử chống tham nhũng và các hoạt động vận động hành lang).

Thông qua buổi Tập huấn, kỳ vọng các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được nâng cao hiểu biết về năng lực thực hành ESG, từ đó xây dựng chiến lược phát triển bền vững, tiếp cận hiệu quả nguồn vốn xanh, tạo lợi thế, mở rộng quy mô, uy tín và tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Nguyễn Kiên

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Động lực tăng trưởng mới

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông