Giờ Trái đất năm 2024: Tắt điện - Bật tình yêu Trái đất

21/03/2024

TN&MTTổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên cùng với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương kêu gọi công chúng hưởng ứng với chủ đề “Giảm dấu chân carbon - Hướng tới Net Zero”. Nhiều sự kiện được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức và kêu gọi cộng đồng cùng hành động vì mục tiêu chung của Việt Nam. Hãy tắt đèn từ 20h30 đến 21h30 ngày 23/03 để hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 cùng sinh viên Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

Tiếp tục với thông điệp “Tiết kiệm điện - Thành thói quen”, chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 không chỉ đơn thuần là tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường trong một giờ đồng hồ mà còn hướng đến việc thay đổi thói quen, góp phần hình thành lối sống xanh hơn, bền vững hơn.

Giờ Trái đất năm 2024: Tắt điện - Bật tình yêu Trái đất

Giờ Trái đất là hoạt động xã hội được khởi nguồn từ thành phố Sydney (Úc) vào năm 2007 Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên (WWF - World Wildlife Fund) khởi xướng.

Giờ Trái đất được lựa chọn trở thành một sự kiện thường niên để thay đổi nhận thức và thói quen sử dụng năng lượng của người dân vào năm 2009, tại Hội nghị các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP15),

Từ một sự kiện tắt đèn mang tính biểu tượng, dần dần Giờ Trái đất đã trở thành một sáng kiến toàn cầu nhằm kêu gọi mọi người cùng hành động để thích nghi và thay đổi tiến trình biến đổi khí hậu thông qua việc sử dụng tiết kiệm năng lượng. Tính đến nay, Giờ Trái đất đã được hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia hưởng ứng.

Giờ Trái đất nhằm liên kết một cộng đồng toàn cầu cùng chia sẻ những cơ hội và thách thức để tạo ra một thế giới phát triển bền vững hơn. Chiến dịch Giờ Trái đất góp phần không nhỏ vào việc tiết kiệm điện năng, giảm thiểu khí thải CO2, giảm hiệu ứng nhà kính, chống biến đổi khí hậu và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu (SDG).

Số “60+” trong Logo Giờ Trái đất mang ý nghĩa không chỉ dừng lại ở 60 phút mà còn nhiều hơn thế nữa. Với việc tắt thiết bị điện trong 60 phút, chúng ta có thể biến một Giờ Trái đất thành hàng nghìn, hàng triệu giờ hành động và tạo ra hiệu ứng domino nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ Trái đất - ngôi nhà chung duy nhất của chúng ta.

Tại Việt Nam, kể từ năm 2009, toàn bộ 63/63 tỉnh thành Việt Nam đều cùng tham gia hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất do Bộ Công Thương đồng phối hợp với WWF tổ chức.

Chủ đề của chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 là “Tiết kiệm điện - Thành thói quen” cũng là thông điệp thông điệp của Chương trình tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành nhằm hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net-zero) vào năm 2050 theo cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26).

Chúng ta có thể làm gì để “Tiết kiệm điện - Thành thói quen”? Hãy ngắt phích cắm điện khi không sử dụng quá 30 phút; tắt công tắc khi ra khỏi phòng, ưu tiên dùng đèn LED, đèn cảm ứng; di chuyển bằng các phương tiện công cộng như xe bus, hay các phương tiện "xanh" như xe điện, xe đạp, đi bộ; đem và sử dụng túi sinh thái khi đi mua sắm hàng hóa; hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần;

Chụp ảnh và đăng hoạt động lên mạng xã hội với hastag #Giờ_Trái_Đất để lan tỏa đến bạn bè và những người xung quanh.

Giờ Trái đất năm 2024: Tắt điện - Bật tình yêu Trái đất

Giờ Trái đất năm 2024: Tắt điện - Bật tình yêu Trái đất

Một số hình ảnh sinh viên ngành Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững Đại học TN&MT hành động để hưởng ứng Giờ Trái đất

Lê Chi

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam là đối tác tiên phong trong nền tảng NPAP chống ô nhiễm nhựa

Ngành Thú y phải chủ động, chuyên nghiệp, bền vững hơn

Cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam vào thị trường Halal Pakistan

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp xã giao Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam

Nông nghiệp

Người mang lại giá trị sản phẩm chè Tân Cương, Thái Nguyên

Kết quả hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo Dự án 5

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Tài nguyên

Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Môi trường

Bệnh viện Đa khoa Hà Đông: Tận tâm chữa bệnh, trách nhiệm với môi trường

Kiểm lâm Sơn Động: Chủ động ứng phó, nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Việt Nam tham vấn chiến lược cho Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa

Lâm trường Lục Ngạn: Đổi thay từ chuyển đổi mô hình

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Hội thảo Tăng cường huy động khu vực tư nhân trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm tại Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai trao Bằng khen cho YeaH1 vì đóng góp phát triển du lịch qua chương trình “Gia đình Haha”

Quảng Trị: Làm việc cùng các nhà đầu tư - động lực phát triển kinh tế trong thời gian tới

Đắk Lắk: Du lịch biển rừng, hội tụ giao thoa hướng tới phát triển kinh tế sau sát nhập

Phía sau vết dầu loang: Hành trình trả ơn thiên nhiên của ông Phạm Văn Sơn

Diễn đàn

Thời tiết ngày 11/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa có nơi mưa rất to

Thời tiết ngày 10/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa rào và dông, cục bộ mưa rất to

Thời tiết ngày 9/7: Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa - Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Đắk Lắk, Khánh Hòa nắng nóng

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to