Hoàn thiện và triển khai đồng bộ hệ thống quy hoạch tài nguyên nước ở trung ương và địa phương 

13/03/2025

TN&MTKể từ khi Luật Tài nguyên nước (TNN) năm 1998 ban hành, công tác quản lý nhà nước về TNN bắt đầu từng bước được triển khai. Đây là dấu mốc quan trọng trong công tác quản lý TNN ở nước ta. Thông qua việc ban hành Luật TNN năm 1998, các quan điểm, đường lối của Đảng, chiến lược phát triển đất nước có liên quan đến TNN đã được thể chế hoá; bước đầu tiếp cận quan điểm hiện đại của thế giới về quản lý tổng hợp TNN. Ngày 27/11/2023, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật TNN số 28/2023/QH15 (Luật TNN năm 2023), có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024. Như vậy, kể từ năm 1998 đến nay, đây là lần thứ 3 Luật TNN được sửa đổi, bổ sung (Luật TNN năm 1998, Luật TNN năm 2012 và Luật TNN năm 2023). 

Hoàn thiện và triển khai đồng bộ hệ thống quy hoạch tài nguyên nước ở trung ương và địa phương 

Xây dựng và triển khai các quy hoạch tài nguyên nước

Trong cả 03 phiên bản Luật, đặc biệt là Luật TNN năm 2023 thể hiện rất rõ nguyên tắc quan trọng nhất đó là: “Quản lý TNN phải bảo đảm thống nhất theo LVS, theo nguồn nước, kết hợp với quản lý theo địa giới hành chính; phân công, phân cấp rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về TNN, nguồn nước với trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng, vận hành công trình thủy lợi, thủy điện, cấp nước đô thị, cấp nước nông thôn”. Trong đó, điều hòa, phân phối TNN là một trong những công cụ cốt lõi trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn nước và điều hòa, phân phối cho các mục đích khai thác, sử dụng phải căn cứ vào quy hoạch về TNN, khả năng của nguồn nước. Như vậy, có thể thấy tầm quan trọng của việc xây dựng và triển khai các quy hoạch TNN. 

Đến nay, Bộ TN&MT đã trình Chính phủ ban hành 10/15 Quy hoạch gồm: 01 Quy hoạch TNN Quốc gia; 08 Quy hoạch tổng hợp LVS liên tỉnh và 01 Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản TNN. Dự kiến năm 2025, 05 Quy hoạch tổng hợp LVS liên tỉnh còn lại sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành. 

Trong quá trình xây dựng các Quy hoạch về TNN, Cục Quản lý TNN đã nghiên cứu tổng hợp kinh nghiệm của nhiều các quốc gia phát triển (Úc, Mỹ, châu Âu), đang phát triển (Trung Quốc, Nam Phi, Mexico, Brazil) và một số quốc gia khác như: Hà Lan, Ấn Độ, Pakistan, Hàn Quốc, Thái Lan. Nhiều quốc gia đã lập quy hoạch từ thập niên 70 và thường xuyên được cập nhật, các quy hoạch đều có điểm chung là đều phải trải qua 3 giai đoạn chính: Từ sơ khai đến giai đoạn kỹ thuật cho đến giai đoạn chiến lược.

Các giai đoạn sơ khai hay kỹ thuật thể hiện rất rõ qua các quy hoạch chuyên ngành về thủy lợi, thủy điện và các ngành có sử dụng nước,… thiên về mặt phát triển và khai thác nguồn nước thông qua việc xây dựng các hồ, đập, kênh mương, trạm bơm. Tuy nhiên, các quy hoạch này nhằm phục vụ cho các ngành đơn lẻ và chưa có tính chất tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực và các quá trình nghiên cứu, phê duyệt mới chỉ chú trọng về kỹ thuật tính toán, chưa xét đến bài toán chiến lược tổng hợp về chính sách thể chế, luật pháp, các vấn đề về khả năng đáp ứng của nguồn nước, các vấn đề về bảo vệ TNN và an ninh TNN. 

Với một hệ thống chính sách về TNN hiện nay cộng với việc Bộ TN&MT cùng các bộ, ngành, địa phương đã và đang chú trọng triển khai các chương trình, dự án liên quan đến quy hoạch tổng hợp, tích hợp TNN, có thể nói, Việt Nam đang bước vào giai đoạn 3 là giai đoạn quy hoạch định hướng, chiến lược về TNN. Đây cũng là cách tiếp cận được áp dụng để xây dựng Quy hoạch TNN Quốc gia và 09 Quy hoạch tổng hợp LVS liên tỉnh. 

Mục tiêu chung của các quy hoạch TNN đó là: Bảo đảm an ninh nguồn nước trên LVS, tích trữ, điều hòa, phân bổ TNN một cách công bằng, hợp lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả gắn với bảo vệ, phát triển bền vững TNN nhằm đáp ứng nhu cầu nước cho dân sinh, phát triển KT-XH, bảo đảm QP-AN, bảo vệ môi trường,… Quy hoạch TNN là một trong những căn cứ để xây dựng Quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có khai thác, sử dụng nước, là cơ sở để thực hiện điều hoà, phân phối TNN và các hoạt động đầu tư các công trình khai thác, sử dụng nước. 

Về triển khai thực hiện quy hoạch

Ngay sau khi các Quy hoạch về TNN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ TN&MT đã khẩn trương tổ chức, xây dựng kế hoạch thực hiện các quy hoạch để đảm bảo các quy hoạch được triển khai đồng bộ từ trung ương, địa phương, trong đó, xây dựng kế hoạch triển khai các giải pháp đã được nêu trong Quy hoạch TNN Quốc gia và các Quy hoạch tổng hợp LVS liên tỉnh và quy định rõ trách nhiệm tổ chức thực hiện của các bộ, ngành, địa phương có liên quan. 

Đến nay, sau 2 năm triển khai các quy hoạch, một số kết quả bước đầu đạt được: Hoàn thiện thể chế, chính sách về khai thác, sử dụng, tái sử dụng TNN; sửa đổi, bổ sung cơ chế tài chính; cơ chế thu hút, huy động các nguồn lực tài chính trong khai thác, sử dụng, bảo vệ, phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; triển khai xây dựng, vận hành hệ thống thông tin, mô hình số, bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định để đánh giá nguồn nước trên lưu vực trong điều kiện bình thường, thiếu nước nhằm hỗ trợ điều hòa, phân bổ nguồn nước trên LVS. 

Trên cơ sở các quy hoạch, Bộ TN&MT đã công bố kịch bản nguồn nước trên 02 LVS lớn, quan trọng là sông Hồng - Thái Bình và sông Cửu Long. Các kịch bản được công bố sẽ phục vụ công tác điều hòa, phân phối TNN trên LVS, góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, an ninh năng lượng và các nhu cầu thiết yếu khác của người dân. Đồng thời, làm căn cứ để các bộ, ngành và UBND cấp tỉnh trên LVS, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chỉ đạo việc lập kế hoạch khai thác, sử dụng TNN phù hợp với Kịch bản nguồn nước. Dự kiến tháng 01/2025 sẽ công bố 06 LVS còn lại đã có Quy hoạch tổng hợp LVS liên tỉnh. 

Đẩy nhanh chuyển đổi số trong quản lý tài nguyên nước

Để TNN được quản lý tổng hợp, điều hòa phân phối gắn với bảo vệ, phát triển, tích trữ nước nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước (ANNN) quốc gia, đã đến lúc phải đẩy nhanh việc chuyển đổi số, trong đó: 

Nghiên cứu thí điểm việc quản trị TNN trên nền tảng công nghệ số thông qua việc thí điểm xã hội hóa, khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng, vận hành Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu TNN quốc gia và Hệ thống hỗ trợ ra quyết định trên các LVS để cơ quan quản lý Nhà nước sử dụng, thuê dịch vụ nhằm điều hòa, phân phối TNN cho các hoạt động phát triển KT-XH trên các LVS và giảm thiểu chi phí, nhân lực của Nhà nước. 

Tăng cường giám sát, chỉ đạo việc vận hành các hồ chứa lớn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận hành liên hồ chứa trên 11 LVS quan trọng đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Đồng thời, khẩn trương nghiên cứu xây dựng hoàn thiện các quy trình vận hành liên hồ chứa theo thời gian thực bảo đảm an toàn công trình hạ du, tối ưu hóa việc sử dụng hiệu quả nguồn nước cho các mục đích sử dụng. 

Trong thời gian tới, các nội dung, nhiệm vụ cần triển khai là rất lớn, và cơ quan quan trọng, trực tiếp tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh là các Sở TN&MT. Vì vậy, các Sở TN&MT nghiên cứu, báo cáo UBND các tỉnh quan tâm, bố trí nguồn lực cho công tác quản lý TNN ở địa phương, triển khai khai các giải pháp đã nêu trong các quy hoạch về TNN, trong đó tập trung một số nội dung lớn như sau: 

Một là, tổ chức triển khai các nhiệm vụ đã được giao trong Luật TNN năm 2023 và các Nghị định, Thông tư, hướng dẫn Luật.

Hai là, nghiên cứu, đầu tư nguồn lực để triển khai các giải pháp trong các Quy hoạch về TNN.

Ba là, chỉ đạo việc lập kế hoạch khai thác, sử dụng TNN phù hợp với Kịch bản nguồn nước do Bộ TNMT công bố hằng năm; cung cấp thông tin, số liệu để xây dựng kịch bản nguồn nước. 

Bốn là, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện điều tra cơ bản TNN trên địa bàn (sử dụng nguồn vốn hợp lý, nhất là vốn Sự nghiệp Môi trường). 

Năm là, tổ chức hiệu quả công tác cấp các giấy phép khai thác TNN, đăng ký sử dụng nước mặt, nước biển, bảo vệ TNN,… trên cơ sở đáp ứng chức năng, lượng nước phân bổ cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước, ngưỡng khai thác nước mặt, nước dưới đất, yêu cầu về dòng chảy tối thiểu,… trong các quy hoạch TNN và thực hiện tốt công tác hậu kiểm sau cấp phép.

THANH TÂM
Cục Quản lý tài nguyên nước
Nguồn: Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 3 năm 2025

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Động lực tăng trưởng mới

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông