Không ai đứng ngoài cuộc chiến với rác thải nhựa

29/05/2025

TN&MTSáng 28/5 tại Nhà hát Lam Sơn (TP Thanh Hóa), Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường và Ngày Môi trường thế giới (5/6) với chủ đề “Chống ô nhiễm nhựa”. Không chỉ lan tỏa tinh thần sống xanh, giảm thiểu rác thải nhựa, sự kiện còn khẳng định cam kết mạnh mẽ của tỉnh Thanh Hóa trong việc thúc đẩy mô hình phát triển bền vững, nâng cao nhận thức cộng đồng và huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác bảo vệ môi trường.

Ô nhiễm nhựa: Thách thức toàn cầu và sự lên tiếng từ phụ nữ

Ngày Môi trường Thế giới năm 2025 tiếp tục được Liên Hợp Quốc lựa chọn với chủ đề “Chống ô nhiễm nhựa” – đánh dấu lần thứ hai trong vòng ba năm chủ đề này được ưu tiên hàng đầu. Điều này không nằm ngoài thực tế nghiêm trọng: ô nhiễm nhựa đã trở thành một trong những mối đe dọa môi trường lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Mỗi năm, thế giới sản xuất khoảng 460 triệu tấn nhựa, nhưng chưa đến 9% trong số đó được tái chế. Phần lớn rác thải nhựa bị thải bỏ bừa bãi, trong đó 23 triệu tấn rò rỉ vào hệ sinh thái nước – tương đương với việc mỗi phút có một xe tải rác nhựa bị đổ xuống biển.

Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy ô nhiễm nhựa. Mỗi năm, nước ta phát sinh khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, trong đó có hơn 30 tỷ túi nylon – hơn 80% trong số này chỉ dùng một lần rồi thải bỏ. Việt Nam hiện xếp thứ 4 trong số 20 quốc gia có lượng rác thải nhựa ra biển lớn nhất, với khoảng 0,28 – 0,73 triệu tấn/năm, chiếm 6% lượng rác thải nhựa ra đại dương của toàn thế giới.


Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường và Ngày Môi trường thế giới (5/6) với chủ đề “Chống ô nhiễm nhựa” tại Thanh Hóa

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến đã nhấn mạnh, ô nhiễm nhựa không chỉ là vấn đề môi trường, mà còn là hiểm họa âm thầm đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. “Trong quá trình sử dụng các vật dụng phổ biến như túi nylon, thìa nhựa, quần áo sợi tổng hợp..., con người đã và đang vô tình bị phơi nhiễm nhựa mỗi ngày,” bà Tuyến chia sẻ.

Cũng theo bà Tuyến, các nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) đã cảnh báo sự hiện diện của vi nhựa trong nhau thai, trong máu người – có thể gây rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và sự phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ. Những tác động lâu dài của nhựa đến sức khỏe đang đặt ra yêu cầu cấp bách về thay đổi hành vi tiêu dùng và lối sống.

Trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã coi bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ trọng tâm, triển khai nhiều hoạt động sâu rộng như: Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, phong trào “Chống rác thải nhựa”, chương trình “Từ rác thải đến triệu phần quà”, “Đổi rác lấy cây xanh”, “Chợ không túi nylon”, “Tái chế tạo sinh kế”,... Riêng tại Thanh Hóa, các cấp Hội phụ nữ đã có nhiều mô hình nổi bật, thiết thực và mang tính cộng đồng cao.

“Phụ nữ là những người chịu tác động nặng nề nhất bởi ô nhiễm, nhưng cũng là nhân tố quan trọng để tạo ra thay đổi tích cực. Họ là người truyền cảm hứng, là người khởi xướng những thay đổi từ chính ngôi nhà mình đến cộng đồng,” bà Tuyến khẳng định.

Kết thúc bài phát biểu, bà kêu gọi các cấp Hội và toàn thể phụ nữ cả nước tích cực hành động vì môi trường bằng những việc làm thiết thực: nói không với nhựa dùng một lần, tăng cường tái chế tại nguồn, sử dụng men vi sinh xử lý rác hữu cơ, phân loại rác tại gia đình, phát huy tiếng nói của phụ nữ trong hoạch định chính sách phát triển xanh,… Đồng thời, Trung ương Hội cam kết sẽ tiếp tục đồng hành với các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng mô hình “phụ nữ tiêu dùng xanh, sống xanh, phát triển xanh”, góp phần quan trọng vào việc hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.


Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến phát biểu tại Lễ mít tinh

Thanh Hóa cam kết giảm rác thải nhựa

Trong phát biểu của mình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang đã nêu rõ tình hình ô nhiễm rác thải nhựa tại địa phương. Theo thống kê, trong 10 năm qua, toàn tỉnh phát sinh khoảng 914.000 tấn rác thải, trong đó rác thải nhựa chiếm hơn 126.000 tấn. Tuy nhiên, chỉ khoảng 12% trong số đó được tái chế, phần còn lại chủ yếu được chôn lấp hoặc đốt, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Trước thực trạng đó, tỉnh Thanh Hóa xác định công tác bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm nhựa là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân. Tỉnh đã triển khai nhiều chính sách, đề án như: di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm khỏi khu dân cư, ban hành quy định thu gom – xử lý rác thải y tế nguy hại, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào xử lý và tái chế chất thải,...

Đặc biệt, ông Giang đánh giá cao vai trò tiên phong của phụ nữ trong cộng đồng, gọi họ là “những kiến tạo xanh lặng lẽ”. Ông nhấn mạnh: “Những mô hình do các cấp Hội phụ nữ triển khai như 'Nhà sạch vườn đẹp', 'Hàng rào xanh', 'Phân loại rác tại nguồn', 'Đổi rác thải nhựa gây quỹ giúp hội viên khó khăn' không chỉ góp phần cải thiện môi trường mà còn lan tỏa giá trị nhân văn sâu sắc và trách nhiệm với cộng đồng.”


Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang đánh giá cao vai trò tiên phong của phụ nữ trong bảo vệ môi trường

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị các đơn vị, sở, ngành, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện trên địa bàn phải tiên phong nói không với nhựa dùng một lần, thay thế bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Đồng thời, tăng cường giáo dục ý thức môi trường cho học sinh ngay từ nhỏ, duy trì các hoạt động “Thứ bảy, Chủ nhật xanh” và nâng cao vai trò giám sát của cộng đồng trong quản lý môi trường.

Ông Giang cũng kêu gọi toàn thể nhân dân thay đổi hành vi, nâng cao ý thức, lên án những hành vi xả rác bừa bãi và coi bảo vệ môi trường là hành trình dài hơi, không thể trì hoãn. Thanh Hóa cam kết sẽ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt và đồng bộ để trở thành một trong những địa phương đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu “Phát triển xanh – sống xanh – hành động xanh”.

Lễ mít tinh năm nay còn có sự tham gia nhiệt tình của hàng trăm cán bộ, hội viên phụ nữ TP. Thanh Hóa. Đại diện hội viên, chị Trần Thị Huyền Trang (phường Phú Sơn) phát biểu hưởng ứng và cam kết cùng cộng đồng “Nói không với rác thải nhựa”, lan tỏa thông điệp sống xanh trong gia đình và khu dân cư.

Nhân Tháng hành động vì trẻ em, Trung ương Hội LHPN Việt Nam và tỉnh Thanh Hóa đã trao tặng 100 phần quà trị giá 100 triệu đồng cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại 25 phường/xã trên địa bàn TP. Thanh Hóa một minh chứng cho sự kết nối giữa bảo vệ môi trường và bảo vệ thế hệ tương lai.

Sự kiện cũng ghi nhận các hoạt động như tiểu phẩm “Cuộc chiến chống quái vật nhựa”, các tiết mục văn nghệ ca ngợi quê hương, trò chơi tương tác về chủ đề môi trường và trưng bày mô hình tái chế từ rác thải nhựa – mang lại hiệu ứng truyền thông tích cực và trực quan. Kết thúc lễ mít tinh, các đồng chí lãnh đạo tỉnh và Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã cùng thực hiện nghi thức cam kết chung tay vì môi trường, thể hiện sự đồng lòng, quyết tâm hành động từ Trung ương đến cơ sở.

Hoàng Anh

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Động lực tăng trưởng mới

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông