Nâng cao kiến thức pháp luật tài nguyên nước trong lĩnh vực thủy điện, nhiệt điện

18/02/2025

TN&MTCác công trình thuỷ điện có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong công tác phòng, chống lũ cho hạ du, tưới tiêu phục vụ nhu cầu của người dân và phát điện đảm bảo an ninh cung cấp điện. Vì vậy, việc vận hành các công trình thuỷ điện an toàn, hiệu quả, tối ưu nguồn nước, đúng quy trình, quy định của pháp luật là vô cùng quan trọng, đây cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của Tập đoàn Điện lực (EVN) nói chung và các đơn vị thành viên nói riêng.

Nâng cao kiến thức pháp luật tài nguyên nước trong lĩnh vực thủy điện, nhiệt điện

Xây dựng đập, hồ chứa trên sông, suối phải phù hợp với quy hoạch về tài nguyên nước

Chính sách pháp luật về TNN liên quan đến khai thác, sử dụng nước cho thủy điện, nhiệt điện được quy định tại Luật TNN năm 2023; Nghị định số 53/2024/NĐ-CP, ngày 16/5/2024 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật TNN; Nghị định số 54/2024/NĐ-CP, ngày 16/5/2024 của Chính phủ Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ TNN và tiền cấp quyền khai thác TNN; Thông tư số 03/2024/TT-BTNMT, ngày 16/5/2024 của Bộ TN&MT Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật TNN; Thông tư số 04/2024/TT-BTNMT ngày 16/5/2024 của Bộ TN&MT quy định việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về TNN và thẩm định, nghiệm thu kết quả hoạt động điều tra cơ bản. Trong đó, tập trung vào những nội dung: Quy định về khai thác, sử dụng TNN; tiền cấp quyền khai thác, sử dụng TNN; quy định về quan trắc, giám sát khai thác, sử dụng TNN (Quy định dòng chảy tối thiểu sau đập, hồ chứa; quy định hành lang, cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước, hồ chứa); điều hòa phân phối TNN; Quy trình vận hành hồ, liên hồ chứa; dịch vụ TNN; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về TNN; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng nước, chủ hồ chứa, nhiệt điện,…

Đối với quy định chung về khai thác, sử dụng TNN, việc khai thác, sử dụng TNN cho các mục đích phải tuân thủ nguyên tắc quy định tại Điều 3 của Luật TNN và các quy định: Đầu tư, xây dựng công trình khai thác, đập, hồ chứa, công trình điều tiết, tích trữ nước, phát triển nguồn nước phải phù hợp với quy hoạch về TNN, quy hoạch tỉnh, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có nội dung khai thác, sử dụng TNN; khả năng đáp ứng của nguồn nước; khai thác, sử dụng TNN phải chịu sự quản lý, giám sát, điều hoà, phân phối của cơ quan quản lý nhà nước về TNN; khai thác, sử dụng TNN phải phù hợp với khả năng đáp ứng của nguồn nước, phương án điều hoà, phân phối TNN; thực hiện kê khai, đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng TNN theo quy định của Luật TNN 2023.

Về quy định việc khai thác, sử dụng nước liên quan đến đập, hồ chứa (Điều 45, 50 Luật TNN), việc đầu tư, xây dựng đập, hồ chứa trên sông, suối phải phù hợp với quy hoạch về TNN, quy hoạch tỉnh, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có khai thác, sử dụng TNN; bảo đảm đa mục tiêu, chủ động tích trữ nước, điều hoà, phân phối, phục hồi, phát triển nguồn nước. Cùng với đó, việc đầu tư, xây dựng đập, hồ chứa trên sông, suối phải đáp ứng các yêu cầu: Bảo đảm yêu cầu về dòng chảy tối thiểu trên sông, suối (hồ chứa, đập); thiết kế và bố trí tổng thể công trình đầu mối phải có các hạng mục công trình để bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu, xả nước gia tăng về hạ du khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; Sử dụng dung tích chết của hồ chứa trong trường hợp hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng.

Về lấy ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân có liên quan và công khai thông tin (Điều 3 và Điều 4, Nghị định 54/2024/NĐ-CP), đối tượng phải thực hiện lấy ý kiến cộng đồng dân cư, bao gồm: Hồ chứa, đập dâng xây dựng trên sông, suối, kênh, mương, rạch; công trình ngăn sông, suối, kênh, mương, rạch khác với mục đích tạo nguồn, ngăn mặn, chống ngập, tạo cảnh quan; công trình khai thác sử dụng nước mặt từ 300.000 m3/ngày đêm trở lên cho: Sinh hoạt, kinh doanh, dịch vụ, sản xuất (bao gồm cả khai thác nước cho mục đích làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt); thi công xây dựng công trình; công trình khai thác nước mặt khác từ 10 m3/s cho nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; công trình khai thác nước dưới đất có quy mô khai thác nước từ 12.000 m3/ngày đêm trở lên.

Đối với thủy điện, nhiệt điện, những trường hợp không phải kê khai, cấp phép, đăng ký khai thác TNN (Điều 7, Nghị định 54/2024/NĐ-CP) được quy định như sau: Khai thác nước mặt để phát điện với công suất lắp máy không vượt quá 50 kW; khai thác nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp (bao gồm cả khai thác để sử dụng nước cho mục đích làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt), thi công xây dựng công trình có quy mô không vượt quá 100 m³/ngày đêm; khai thác nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản trên đảo, đất liền có quy mô không vượt quá 10.000 m³/ngày đêm (bao gồm cả làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt). Bên cạnh đó, đối với thủy điện, nhiệt điện, đối tượng khai thác TNN không thuộc trường hợp phải kê khai, đăng ký khai thác, sử dụng TNN, bao gồm: Khai thác nước mặt để phát điện với công suất lắp máy không vượt quá 50 kW; khai thác nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp (bao gồm cả khai thác để sử dụng nước cho mục đích làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt), thi công xây dựng công trình có quy mô không vượt quá 100 m3/ngày đêm; Khai thác nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản trên đảo, đất liền có quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm.

Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép phải nộp trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất 45 ngày

Đối với quy định về gia hạn giấy phép, Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa cho biết, giấy phép vẫn còn hiệu lực và hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép phải nộp trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất 45 ngày (khoản 3, Điều 54 Luật TNN). Trường hợp giấy phép khai thác TNN hết hiệu lực hoặc giấy phép vẫn còn hiệu lực nhưng không được nộp đúng thời gian quy định thì phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mới. Trường hợp hồ sơ nộp trước ngày giấy phép đã được cấp trước đó hết hiệu lực thì thời điểm hiệu lực ghi trong giấy phép được tính nối tiếp với thời điểm hết hiệu lực của giấy phép đã được cấp trước đó.

Về trường hợp điều chỉnh giấy phép khai thác TNN: Điều chỉnh công suất lắp máy hoặc lưu lượng khai thác của công trình thủy điện nhưng không vượt quá 25% theo quy định trong giấy phép đã được cấp. Trường hợp không được điều chỉnh giấy phép khai thác TNN (phải cấp mới) khi công suất lắp máy hoặc lưu lượng khai thác vượt quá 25% theo quy định trong giấy phép đã được cấp.

Đối với quy định về tiền cấp quyền khai thác TNN, bà Nguyễn Thị Phương Hoa cũng cho biết, tổ chức, cá nhân khai thác TNN thuộc trường hợp phải cấp phép khai thác nước mặt, nước dưới đất phải nộp tiền cấp quyền khai thác TNN. Trong đó, lưu ý tiền cấp quyền được thông báo, nộp sau khi công trình đi vào vận hành và có quyết định phê duyệt. Đối với công trình đã được phê duyệt tiền cấp quyền tính đến thời điểm Nghị định 54/2024/NĐ-CP có hiệu lực nhưng vẫn chưa đi vào vận hành thì cơ quan thẩm định có văn bản gửi Cục Thuế địa phương về việc chỉ ban hành thông báo nộp tiền khi nhận được quyết định điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác TNN. Đối với hồ chứa mà phạm vi công trình nằm trên địa bàn từ 2 tỉnh trở lên, tiền cấp quyền khai thác TNN được phân chia cho từng tỉnh trên cơ sở tỷ lệ (%) số tiền nộp thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên.

Đối với quy định về quan trắc, giám sát TNN (Điều 51 Luật TNN; Điều 85-94, Nghị định 53/2024/NĐ-CP) quy định như sau: Đối tượng giám sát là các công trình khai thác nước mặt, nước dưới đất, nước biển thuộc trường hợp phải đăng ký, phải có giấy phép khai thác TNN. Tổ chức, cá nhân khai thác TNN phải thực hiện việc quan trắc và lắp đặt thiết bị đo đạc được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về đo lường. Tổ chức, cá nhân khai thác TNN có trách nhiệm cập nhật, kết nối, truyền dữ liệu quan trắc vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu TNN quốc gia để phục vụ giám sát việc khai thác TNN,… Công tác bảo vệ môi trường và quản lý TNN ngày càng được Đảng, Chính phủ quan tâm, chỉ đạo. Theo đó, Quốc hội đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực từ 01/01/2022, Luật TNN năm 2023 và có hiệu lực từ 01/7/2024; cùng với các quy định pháp luật ngày càng chặt chẽ, nghiêm ngặt và hướng đến phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Để thực hiện thành công mục tiêu “Không để xảy ra sự cố về môi trường, không vi phạm quy định pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, khai thác TNN; sử dụng TNN hài hoà, hiệu quả, các đơn vị trong Tổng công ty Phát điện 2 cần chủ động trong việc thượng tôn pháp luật, tuân thủ nghiêm các quy định văn bản pháp luật của các cơ quan quản lý Nhà nước, của EVN và của EVNGEN CO2; sản xuất an toàn, hiệu quả. Điều đó sẽ góp phần rất lớn cho sự thành công và phát triển bền vững của các Đơn vị cũng như của Tổng công ty Phát điện 2 và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

PHƯƠNG CHI
Nguồn: Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 23 (Kỳ 1 tháng 12) năm 2024

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Động lực tăng trưởng mới

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông