Quan hệ song phương trong nông nghiệp Việt Nam - Trung Quốc là điểm sáng ngoại giao

30/05/2025

TN&MTĐại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Thanh Bình đánh giá cao nỗ lực của ngành nông nghiệp và môi trường trong thúc đẩy thương mại nông sản Việt - Trung.

Gắn kết quan hệ thương mại nông sản Việt Nam - Trung Quốc

Nhân chuyến thăm Trung Quốc và làm việc với Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC), khảo sát một số mô hình phân phối nông sản, cung ứng và tiêu thụ nông sản, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác đã thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Thanh Bình và các cán bộ, nhân viên của Đại sứ quán đã đón tiếp đoàn công tác.

Quan hệ song phương trong nông nghiệp Việt Nam - Trung Quốc là điểm sáng ngoại giao

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy (trái) trao đổi với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Thanh Bình.

Chuyến thăm diễn ra trong thời điểm cả nước kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhân dịp này, Bộ trưởng và Đoàn công tác đã dâng hương tưởng niệm và thăm tượng đài Bác tại Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đã trao đổi với Đại sứ Phạm Thanh Bình một số nội dung về tình hình hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường của Bộ với các đối tác Trung Quốc, những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức hiện nay cũng như trong thời gian tới. Qua đó cung cấp thêm thông tin để Đại sứ nắm tình hình và phối hợp chặt chẽ, đưa quan hệ song phương Việt Nam - Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại và việc mở cửa cho các mặt hàng nông, lâm, thủy sản lên tầm cao mới.

Trong chuyến thăm Trung Quốc lần này, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đã làm việc với đối tác quan trọng nhất của Bộ, đó là Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC).

Đây cũng là lần đầu tiên Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc tiếp và làm việc với Bộ trưởng. Điều này thể hiện sự coi trọng và thiện chí của phía Trung Quốc để hai bên thúc đẩy, tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực thương mại và mở cửa thị trường nông, lâm, thủy sản giữa hai nước.

Năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường được Chính phủ giao đảm bảo mục tiêu tăng trưởng ngành và đạt tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 65 tỷ USD (tăng 3,9% so với năm 2024), nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng của cả nước 8% trở lên.

Để hiện thực hóa chỉ tiêu, việc đảm bảo thông suốt các hoạt động xuất, nhập khẩu nông, lâm, thủy sản với thị trường Trung Quốc đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Quan hệ song phương trong nông nghiệp Việt Nam - Trung Quốc là điểm sáng ngoại giao

Đại sứ Phạm Thanh Bình đánh giá: Mối quan hệ song phương trong nông nghiệp Việt Nam - Trung Quốc luôn là điểm sáng trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Trọng tâm chuyến công tác lần này của Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, đó là đặc biệt ưu tiên tìm giải pháp tháo gỡ những khó khăn trong xuất khẩu sầu riêng, trao đổi các biện pháp đảm bảo thông suốt cho xuất khẩu vải thiều năm 2025.

Đồng thời, đoàn công tác cũng đặt mục tiêu thúc đẩy ký Nghị định thư về thủy sản khai thác của Việt Nam sang Trung Quốc; thúc đẩy mở cửa thị trường đối với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của nước ta xuất khẩu sang Trung Quốc.

Đáng chú ý, phía Việt Nam đề xuất và trao đổi với nước bạn thiết lập cơ chế họp cấp Bộ trưởng thường niên theo hình thức luôn phiên, để thúc đẩy quan hệ và xử lý kịp thời những vướng mắc phát sinh trong hoạt động thương mại nông lâm thủy sản giữa hai nước.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc Tôn Mai Quân bày tỏ nhất trí cao với Bộ trưởng Đỗ Đức Duy và đánh giá: Cơ chế gặp gỡ thường niên cấp Bộ trưởng giữa GACC và Bộ Nông nghiệp và Môi trường là bước đi cụ thể, đóng góp vào việc thúc đẩy cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc - Việt Nam. Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ phối hợp chặt chẽ với các đoàn công tác, cơ quan liên quan của Việt Nam trong thúc đẩy thương mại hai nước.

Thống nhất hành động để phát triển ngành hàng sầu riêng bền vững

Liên quan đến việc triển khai ngay các biện pháp tháo gỡ vướng mắc, đảm bảo thông suốt các hoạt động thương mại nông lâm thủy sản với Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã triển khai đồng bộ các giải pháp. Cụ thể, Bộ đã tổ chức hội nghị toàn quốc về “Phát triển ngành hàng sầu riêng bền vững” tại Đắk Lắk ngày 24/5 vừa qua.

Tại hội nghị này, Bộ giao Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật triển khai lấy ý kiến dự thảo Thông tư về quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói sản phẩm trồng trọt, cũng như hướng dẫn về quy trình canh tác bền vững đối với sản phẩm sầu riêng.

Quan hệ song phương trong nông nghiệp Việt Nam - Trung Quốc là điểm sáng ngoại giao

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy thăm và động viên người dân trồng sầu riêng tại Đắk Lắk. Ảnh: Phạm Hoài.

Hội nghị cũng nhận được các ý kiến trao đổi, thảo luận tâm huyết, trách nhiệm của các cơ quan, bộ, ngành và địa phương, các chuyên gia và các hiệp hội, doanh nghiệp, hợp tác xã; các ý kiến góp ý thẳng thắn và đánh giá khách quan, thực chất về thực trạng phát triển của ngành hàng sầu riêng Việt Nam.

Và trên hết, hội nghị đã tìm được tiếng nói chung về cách tiếp cận, phương hướng và các giải pháp để phát triển ngành hàng này theo hướng minh bạch, trách nhiệm, bền vững và xác lập vị thế trên thị trường quốc tế.

Một dấu mốc rất đáng ghi nhận là Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) vừa chính thức công nhận và phê duyệt bổ sung 829 mã số vùng trồng và 131 cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam. Đây là kết quả của quá trình phối hợp bài bản, kiên trì giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương, doanh nghiệp và các tổ chức kỹ thuật với cơ quan quản lý nhập khẩu của Trung Quốc. Điều này không chỉ tạo điều kiện mở rộng kênh xuất khẩu chính ngạch mà còn củng cố niềm tin của bạn hàng quốc tế đối với sầu riêng Việt Nam.

Trước đó, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cũng dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Môi trường khảo sát vùng vải và làm việc với UBND tỉnh Bắc Giang để bàn các giải pháp nhằm chuẩn bị các giải pháp để đảm bảo thông suốt các hoạt động xuất, khẩu quả vải thiều trong vụ năm 2025.

Đại sứ Phạm Thanh Bình khẳng định, trong thời gian tới, sẽ chỉ đạo toàn bộ cán bộ cơ quan đại sứ và các cơ quan đại diện ngoại giao ta tại Trung Quốc phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Môi trường duy trì, thúc đẩy mối quan hệ trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường Việt Nam - Trung Quốc phát triển tốt đẹp, bền vững.

Theo nongnghiep.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Động lực tăng trưởng mới

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông