Sự khác nhau khi lập dự toán và nghiệm thu quyết toán giữa cây “tháo bầu” và cây “không tháo bầu”

24/09/2024

TN&MTThời gian qua, trên mạng xã hội tranh luận quyết liệt khi thấy nhiều cây xanh ngã đổ, gốc vẫn còn nguyên bọc nylon chưa tháo.

Nhóm phê phán "không tháo bầu" cho rằng không tháo bầu thì: Rễ cây kém phát triển, giảm phát triển tán lá, rễ không bám sâu rộng vào đất làm cây dễ ngã đổ...
Nhóm đồng tình "không tháo bầu" cho rằng khi không tháo bầu thì: Cây dễ sống hơn; rễ cây sẽ đâm ra khỏi bọc nylon dễ dàng; chăm sóc bảo dưỡng cây dễ dàng hơn...
Vì không phải là chuyên gia về lâm nghiệp, ở pham vi bài viết này nên tác giả không đi sâu phân tích kỹ thuật nông nghiệp, chuyên môn cây trồng, sinh lý sinh trưởng của cây,... Nhưng nhìn ở góc độ kinh tế, tài chính, quá trình lập dự toán và nghiệm thu quyết toán,...là những thứ tác giả bài báo có thể phân tích được.

Sự khác nhau khi lập dự toán và nghiệm thu quyết toán giữa cây “tháo bầu” và cây “không tháo bầu”

                                                        Khi cơn bão số 3 đi qua, lá phổi xanh của TP. Hà Nội bị gục ngã
Sự việc xảy ra sau cơn bão số 3 tại Hà Nội nên chúng ta lấy quy định của UBND TP. Hà Nội ra xem xét. Đó là Quyết định số 34/2020/QĐ-UBND ngày 08/12/2020 Ban hành quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật suy trì công viên, cây xanh và chăn nuôi động vậy trung bày trên địa bản TP. Hà Nội theo link: https://m.thuvienphapluat.vn/.../Quyet-dinh-34-2020-QD... Theo đó, ta tóm tắt, trích dẫn một số điều khoản để phân tích vấn đề.

Xác định mục tiêu: Cây bóng mát phải đạt 2 mục tiêu: (1) Cây phải phát triển khỏe mạnh, cân đối, phát triển cành lá để tạo ra bóng mát; (2) Phải hạn chế cây ngã đổ gây mất an toàn cho người và công trình.

Nhà nước chi ngân sách để đạt 2 mục tiêu chính đó. Do vậy, khi tranh luận, phải để ý cách trồng của mình có đạt mục tiêu hay không. Nếu cách trồng làm cho cây sau này giảm phát triển cành lá, giảm tạo bóng mát thì không đạt mục tiêu thứ nhất. Nếu cách trồng làm cây dễ ngã đổ thì không đạt mục tiêu thứ hai.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bóng mát, người ta đưa ra quy trình kỹ thuật cụ thể để cây trồng đạt được mục tiêu, cũng là cơ sở để lập biện pháp thi công và tính dự toán công trình.

Trích yêu cầu về kỹ thuật chăm sóc cây bóng mát: "IV. Kỹ thuật duy trì cây bóng mát mới trồng đường kính >6cm (cây dưới 2 năm).  Theo đó, cây bóng mát mới trồng được duy trì, chăm sóc trong 2 năm (tính từ ngày ký biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình để bàn giao cho đơn vị quản lý thực hiện duy trì theo quy định).

Chuẩn bị dụng cụ: Cuốc, kéo, xe tưới, dao chuyên dụng...

Kỹ thuật chăm sóc

Làm cỏ, phá váng, xới gốc cây: Dùng cuốc nhỏ xới xáo xung quanh gốc cây để thoát khí, phá váng, nhặt sạch cỏ dại, làm vầng để giữ nước tưới với đường kính khoảng: 0,6m-0,8m kết hợp dựng lại cây nghiêng, đổ. Trung bình một năm thực hiện 4 lần (bình quân 3 tháng một lần).

Tưới nước: Thường xuyên tưới cây theo định kỳ giúp cây đủ độ ẩm để sinh trưởng phát triển. Không tưới quá mạnh làm ảnh hưởng đến cây. Dựng lại cây bị nghiêng do tác động của các yếu tố ngoại cảnh. Số lần tưới: mùa mưa trung bình 04 lần/tháng, mùa khô trung bình 08 lần/tháng.

Bón phân: Bón thúc bằng phân vi sinh 2 lần/năm. Trước khi bón phân phải làm cỏ xung quanh gốc, dùng cuốc xói nhẹ quanh gốc, bỏ phân theo đúng tỉ lệ quy định, rải đều phân xung quanh gốc, dùng cuốc nhỏ xới nhẹ trộn đều phân với đất và lèn chặt quanh gốc, sau khi bón xong phải tưới nước ngay. Việc bón phân tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

 Quét vôi gốc cây: Quét vôi trắng xung quanh gốc cao 0,7m tính từ mặt đất lên thực hiện 3 tháng một lần.

Cắt tỉa cành nhánh cây: Để tạo cây bóng mát đẹp, cân tán, tạo toàn tuyến cây có cùng độ cao. Cắt tỉa mầm gốc, mầm phân cành thấp, cắt cành lệch, cành yếu để cây tập trung nuôi thân và cành chính. Thực hiện 06 tháng một lần.

Phun thuốc trừ sâu: Trong quá trình chăm sóc thường xuyên kiểm tra sâu, bệnh hại cây, nếu chớm phát hiện sâu, bệnh phải cho phun thuốc ngay, việc phun thuốc phải theo chỉ định của từng loại thuốc đối với từng loại sâu, bệnh.

Yêu cầu kỹ thuật, cây sinh trưởng, phát triển tốt, thân thẳng, dáng cân đối, cây không bị sâu bệnh, không gãy cành, ngọn.

Trích yêu cầu kỹ thuật về trồng cây bóng mát:  "3. Kỹ thuật trồng cây bóng mát:

Bước 1. Định vị vị trí trồng cây:

Đối với các tuyến phố trồng mới trên toàn tuyến:

Xác định vị trí cây trồng đầu hàng và cây trồng cuối hàng theo thiết kế, dùng dây để căng thẳng, sử dụng thước đo chia khoảng cách giữa các cây đảm bảo đều nhau (từ 3m - 8m).

Định vị xác định vị trí sơ đồ trồng cây của từng tuyến (đánh dấu sơn hoặc đóng cọc) đảm bảo cây trồng được thẳng hàng, khoảng cách đều, đối xứng nhau (nếu trồng thành 2 hàng trở lên) tạo cảnh quan đều, đẹp mắt.

Trồng theo thiết kế và hố trồng của dự án (đối với dự án đã thi công có sẵn hố).

Đối với việc trồng bổ sung cây vào hố trống, vị trí trống: Thực hiện trồng thẳng hàng, khoảng cách tương đối đồng đều nhau với cây liền kề trên tuyến phố và theo thực tế mặt bằng.

Bước 2: Chuẩn bị mặt bằng, vật liệu trồng cây gồm đất màu, mùn hữu cơ, giá thể, bao tải, phân hữu cơ...và các dụng cụ lao động, máy móc thi công trước khi trồng cây.

Bước 3. Đào hố trồng cây:

Tiến hành: Từ vị trí tim hố, người công nhân đào hố hình vuông có cạnh tối thiểu L(m) = Kích thước bầu cây + 0,2m. Đào hố đến chiều sâu hơn kích thước chiều cao bầu cây tối thiểu 0,3m đối với mặt bằng trồng cây có đất tự nhiên phù hợp cho cây trồng.
Trong trường hợp đất không đảm bảo (đất bùn sét, cát, trạc vữa, bạc màu...), vận chuyển đất phế thải và đào rộng hố để bổ sung đất màu, mùn hữu cơ, giá thể, phân hữu cơ,...phù hợp để đảm bảo cho sự sinh trưởng, phát triển của cây.
Bước 4. Công tác vận chuyển: Sử dụng ô tô hoặc xe cẩu vận chuyển cây đến nơi trồng. Quá trình vận chuyển phải đảm bảo bầu cây không bị nứt, vỡ. Dùng bao tải bó quanh thân cây để bảo vệ thân cây trong quá trình vận chuyển và giảm thoát hơi nước, (nếu cần).

Bước 5. Bón phân và đất trồng cây: Cho đất màu được trộn lẫn mùn, giá thể, phân hữu cơ...xuống hố để độ cao phù hợp. Sau khi cẩu cây trồng đưa xuống hố trồng phải tháo bỏ bao bầu cây (đối với vỏ bầu không có khả năng tự phân hủy), cắt hết dây buộc, đặt bầu cây vào chính giữa hố đảm bảo cây trồng thẳng đứng (kiểm tra theo 2 hướng: song song và vuông góc với vỉa hè) đặt cây sao cho cổ rễ thấp hơn cao độ mặt hè.

Điều chỉnh cho cây thẳng đứng, khi đã đạt yêu cầu cho đất màu trộn giá thể vào hố, lấp đến quá nửa hố rồi nèn chặt xung quanh bầu, tưới nhẹ nước (đã được pha chất kích thích ra rễ) đều quanh bầu cây.

Tiếp tục lấp đất xung quanh bầu cây và lèn chặt đến miệng hố. Tiến hành tưới đẫm nước và làm vừng xung quanh gốc để giữ nước không tràn ra ngoài hố trồng.
Bước 6. Cọc chống cho cây: Dùng cọc gỗ chống giữ cây trồng luôn được thẳng đứng không bị nghiêng, đổ do gió và ổn định bộ được rễ.

Chiều cao của cọc chống sau khi đã lắp ghép (trên mặt đất) tối thiểu bằng 1/3 chiều cao cây trở lên...

Bước 7. Chăm sóc cây sau khi trồng: Kỹ thuật chăm sóc cây sau khi trồng: Sau khi trồng, đơn vị thi công trồng cây có trách nhiệm chăm sóc, bảo dưỡng cây tối thiểu 03 tháng trước khi bàn giao cho đơn vị quản lý, duy trì cây trong 02 năm đầu theo quy định.

Tưới nước: Tưới đẫm đất xung quanh gốc cây, thời gian tưới vào sáng sớm hoặc chiều tối (không tưới khi trời nắng gắt). Tùy theo thời tiết và độ ẩm của đất để điều chỉnh chế độ tưới, lượng nước tưới. Việc tưới nước không được làm xói mòn đất xung quanh gốc nhưng vẫn tạo đủ độ ẩm cho cây.

Thời chăm sóc: 90 ngày. Số lần tưới: 15 ngày đầu tưới liên tục: 1 ngày/1 lần. 30 ngày sau tưới 2 ngày/lần. Các ngày tiếp theo (45 ngày) tưới trung bình: 3 ngày /lần.

Lượng nước tưới: 17 lít/ lần tưới. Theo dõi tình hình phát triển của cây để xử lý, nếu phát hiện sâu bệnh phải phun thuốc ngay, làm cỏ dại xung quanh gốc cây.
Cắt tỉa các chồi, cành mọc làm lệch tán để định hướng phát triển tán cây cân đối.
Thường xuyên kiểm tra cọc chống và bổ sung kịp thời cho cây mới trồng, nếu cây nghiêng phải dựng lại ngay thẳng."

Định mức kinh tế kỹ thuật: Dựa vào yêu cầu kỹ thật của quá trình trồng và chăm sóc cây ở Phụ lục 1 người ta đưa ra định mức kỹ thuật ở Phụ lục 2. Trích một số mã hiệu định mức như sau:

Mã hiệu CX2.06.00; Loại công tác: Đánh chuyển, chăm sóc cây bóng mát, cây cảnh. Định mức hao phí cho cây có bóng mát ĐKthân: 15-50 cm; ĐK bầu: 50 - < 90 cm. 01 cây/01 tháng hao phí như sau: Tưới nước: 0,44 m3; Đinh: 0,05 kg; Dây đay: 0,0125 kg; Cọc gỗ: 14m; Nhân công bậc 4/7: 4,814 công; Ô tô tưới (xe 5m3): 0,024 ca; Cưa máy cầm tay 1,3Kw: 0,132 ca; Xe cẩu tự hành 5 tấn: 0,1 ca.

Mã hiệu CX3.06.00. Loại công tác: Duy trì cây bóng mát mới trồng đường kính >6cm (cây dưới 2 năm). Định mức hao phí cho 10 cây/tháng như sau: Nước tưới: 0,105 m3; Vôi cục: 0,33 kg; Phân vi sinh: 0,417 kg; Thợ bậc 3/7: 0,5 công; Máy bơm xăng 3CV: 0,0159 ca; Hoặc ô tô tưới, xe 5m3: 0,005 ca.

Sự khác nhau khi lập dự toán và nghiệm thu quyết toán giữa cây “tháo bầu” và cây “không tháo bầu”

Nhiều cây xanh bị bật gốc

Như vậy, qua các trích dẫn ở trên, chúng ta thấy rằng: Bắt buộc phải tháo bầu đối với vật liệu bầu không tự phân hủy. Với vật liệu bầu tự phân hủy không cần tháo bầu nhưng vẫn phải đào hố rộng hơn, sâu hơn kích thước bầu và cải tạo đất, bổ sung phân cho phần đất ở ngoài bầu. Dự toán chi phí để trồng 1 cây, chăm sóc nó trong 2 năm thì giá trị cây mua về chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng giá trị dự toán, 2/3 giá trị còn lại nằm ở biện pháp thi công và chăm sóc cây sau đó cho đến lúc bàn giao, bảo hành.
Nếu như chỉ đào hố bằng kích thước bầu cây và đưa cây xuống thì trong 2 năm đầu cây vẫn sống, bầu nylon giữ ổn định đất và phân bao quanh rễ, chỉ cần tưới một lượng nước ít hơn vào trong bầu nylon và có thể giãn chu kỳ tưới.

Khi chỉ đào hố vừa bằng kích thước bầu nylon và trồng cây thì chi phí giảm đi không chỉ là nhân công rạch bầu trong 30 giây, mà gồm: Thể tích hố đào giảm đi gần một nửa so với dự toán, giảm công đào. Thể tích đất, xà bần dưới vỉa hè đào lên chở ra khỏi thành phố giảm gần một nửa. Đất trồng cây và phân đưa xuống hố trồng giảm hẳn. Thời gian xe cẩu giữ cây thẳng đứng để thi công trồng cây giảm đi gần một nửa. Lượng nước tưới trong quá trình chăm sóc bảo dưỡng duy trì cây sau đó giảm hẳn, vì chỉ cần tưới sát gốc cho nước vào bầu nylon. Lượng phân bón trong quá trình chăm sóc, bảo dưỡng duy trì cây cũng giảm vì chỉ cần bón một ít sát gốc cho nó thấm vào trong bầu nylon.

Với cách làm này, trong 2 năm đầu tiên tiết kiệm nhiều chi phí mà vẫn bàn giao được cho nhà nước, cây khó chết để phải trồng bù cây khác.

Nhưng nhiều năm sau đó cây phát triển kém hơn, tạo bóng mát ít hơn và dễ ngã đổ khi có gió.

Nếu một ai đó cho rằng, để nguyên bầu nylon khi trồng là đúng thì cũng phải yêu cầu nhà thầu trả lại gần 30% giá trị dự toán của những khối lượng công tác không thực hiện. 

KS. Nguyễn Hoàng Ngân (Sông Trà - Quảng Ngãi)

 

 

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Bộ NN&MT: Đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng ngành ở mức cao nhất

Lựa chọn đầu tư mở rộng hoàn chỉnh đoạn tuyến cao tốc phải khoa học, sát thực tiễn, khả thi, hiệu quả

Nuôi, trồng dược liệu dưới tán rừng phải gắn chặt với 'giữ dân, giữ rừng'

Việt Nam - Cuba: Hợp tác nông nghiệp, thủy sản là mũi nhọn

Nông nghiệp

Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP 3 - 4 sao, hướng đến phát triển bền vững

Hà Tĩnh: Nâng cao nhận thức và kỹ năng về chú trọng công tác vệ sinh môi trường trong chăn nuôi

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản với mô hình xen ghép tôm sú và cá rô phi đơn tính tại Hà Tĩnh

Hành trình kết nối và lan tỏa giá trị OCOP tại miền Trung thân thương của Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường

Tài nguyên

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025 có chủ đề: “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Chuyển đổi mục đích sử dụng 6,94 ha rừng để thực hiện Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa -Buôn Ma Thuột

Phân cấp, gắn trách nhiệm quản lý tài nguyên khoáng sản

Xây dựng chính sách phân quyền đất đai cho mô hình chính quyền hai cấp

Môi trường

Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt: Giải pháp cấp thiết cho Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Tăng cường hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong quản lý thiên tai: Hướng tới mô hình mẫu phòng, chống sạt lở đất và lũ quét

Bảo đảm môi trường sống trong lành

Bảo tồn nguồn gen vật nuôi, thủy sản là nhiệm vụ chiến lược

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu khoa học, công nghệ trong chăn nuôi, thú y, thuỷ sản, kiểm ngư: Thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ là trọng tâm, cốt lõi

Hội thảo Chuyên đề 3: Nhận diện thực trạng nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực: Môi trường, Tài nguyên nước, Viễn thám

Khoa học công nghệ - Đòn bẩy phát triển bền vững ngành nông nghiệp và môi trường

Dự báo hạn hán, thiếu nước dựa trên công nghệ viễn thám

Chính sách

Tăng tốc hoàn thành mục tiêu hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2025

Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi đã kiểm tra hiện trường tình hình thực hiện các dự án thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn mới

Nghiên cứu, rà soát kỹ phương án đầu tư đường kết nối Bình Phước - Đồng Nai qua cầu Mã Đà

Phát triển

Kỷ niệm 40 năm thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Ngành Nông nghiệp và Môi trường: Tốc độ tăng trưởng trong quý I cao nhất trong những năm gần đây

Phát động Cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VIII

Long An: Top 2 địa phương cải cách mạnh nhất theo PCI 2005 - 2024

Diễn đàn

Thời tiết ngày 13/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nắng ráo, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao

Thời tiết ngày 12/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mát dịu, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa to

Thời tiết ngày 11/5: Mưa to trải dài khắp đất nước, nhiều nơi mưa trên 60mm