Chuyên đề Môi trường

Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong xây dựng thành phố thông minh

Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong xây dựng thành phố thông minh

Xây dựng đô thị thông minh là xu hướng phát triển của nhiều đô thị trên thế giới và tại Việt Nam. Đây được xem là xu thế tất yếu mà mọi tỉnh thành, từ các cấp khác nhau đều mong muốn hướng đến nhằm mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Có thể nói, việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một bước tiến và tạo nền tảng trong công cuộc xây dựng thành phố thông minh, nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước về đô thị.

Một số trao đổi về chính sách, pháp luật đất đai phục vụ phát triển hợp tác xã

Một số trao đổi về chính sách, pháp luật đất đai phục vụ phát triển hợp tác xã

Hợp tác xã có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho xã viên và người lao động. Pháp luật đất đai qua các thời kỳ được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng đối với mọi đối tượng, các quy định về chính sách đất đai được áp dụng chung cho các tổ chức kinh tế, không có quy định về chính sách riêng đối với đối tượng sử dụng đất là hợp tác xã.

Sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 - Trọng tâm là đổi mới toàn diện hệ thống tài chính đất đai

Sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 - Trọng tâm là đổi mới toàn diện hệ thống tài chính đất đai

Xuất thân là nhà khoa học, GS.TSKH. Đặng Hùng Võ có thời gian làm quản lý, từng giữ chức Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính, rồi là Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trước khi nghỉ hưu từ 1/3/2007. Đã gần 14 năm thôi giữ chức vụ lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông vẫn được biết đến như một nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu trong nước về quản lý đất đai. Ông nhận lời và dành cho Tạp chí Tài nguyên và Môi trường những trao đổi thẳng thắn, tâm huyết xung quanh đợt sửa đổi Luật lần này.

Lộc Ninh: Tăng cường công tác quản lí đất đai đi đôi với phát triển kinh tế xã hội

Lộc Ninh: Tăng cường công tác quản lí đất đai đi đôi với phát triển kinh tế xã hội

Thời gian qua, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đã phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh và gặt hái được nhiều thành tựu đáng tự hào về kinh tế - xã hội. Đạt được thành quả trên, huyện Lộc Ninh luôn chú trọng công tác quản lí nhà nước trên khắp địa bàn huyện, trong đó có công tác quản lí đất đai. Vừa mới đây, huyện đã cho tăng cường kiểm tra, rà soát quy hoạch, đưa ra các chế tài xử lý cho các sai phạm nhằm khắc phục và tiếp tục phát huy lợi thế phát triển cho huyện.

Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội

Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội

Hai Bà Trưng là quận nằm ở phía Đông Nam trung tâm TP. Hà Nội, có 20 phường và 105 đường phố có tên. Quận có vị trí địa lý tương đối thuận lợi: phía Đông giáp quận Long Biên, phía Tây giáp quận Đống Đa và quận Thanh Xuân, phía Nam giáp quận Hoàng Mai, phía Bắc giáp quận Hoàn Kiếm. Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế ở thành phố Hà Nội có chuyển biến tích cực, tốc độ phát triển cao, đi cùng với đó là sự ra đời của các khu đô thị lớn, chuyển dịch cơ cấu tăng lên rõ ràng, nhu cầu sử dụng đất của người dân cũng tăng lên đặc biệt vài năm gần đây còn cho phép người nước ngoài định cư tại Việt Nam nên việc sử dụng đất có nhiều thay đổi làm ảnh hưởng đến tình hình quản lý đất đai. Việc đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đảm bảo có đủ quỹ đất để phục vụ cho việc thực hiện các dự án phát triển kinh tế quận Hai Bà Trưng là rất cần thiết. Đề tài: “Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội” với mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn

Quy định về quyền bề mặt trong nội dung quy hoạch sử dụng đất các cấp

Quy định về quyền bề mặt trong nội dung quy hoạch sử dụng đất các cấp

Công tác quy hoạch sử dụng đất những năm qua đã có những tiến bộ đáng kể, tạo tiền đề cho việc sử dụng đất đai ngày càng được tiết kiệm, có hiệu quả cao và đảm bảo phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển quy hoạch sử dụng đất theo chiều hướng hội nhập trong thế giới phẳng hiện nay, các quy định của pháp luật đất đai về quy hoạch nói chung, về quy hoạch sử dụng đất nói riêng cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung đổi mới cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, trong đó có việc nghiên cứu bổ sung quy định về quyền bề mặt trong nội dung quy hoạch sử dụng đất các cấp nhằm thực hiện quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 về quyền bề mặt.

Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương

Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương

Việc thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI trong những năm qua đã đạt được những kết quả to lớn và tích cực; chính sách, pháp luật đất đai từng bước được đổi mới, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của đất nước. Bên cạnh đó, việc đổi mới chính sách, pháp luật đất đai theo tinh thần Nghị quyết cũng còn những mặt hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện hại hóa, cần tiếp tục được đổi mới và hoàn thiện.

Đảm bảo sinh kế bền vững khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp từ đó đổi mới các hình thức bồi thường, hỗ trợ cho người dân

Đảm bảo sinh kế bền vững khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp từ đó đổi mới các hình thức bồi thường, hỗ trợ cho người dân

Quy định của pháp luật đất đai hiện hành về bồi thường, hỗ trợ đang tập trung vào giai đoạn trước khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất, việc xây dựng, triển khai kế hoạch ổn định sinh kế cho người có đất thu hồi đang phân cấp cho địa phương. Tuy nhiên, do chưa có tiêu chí chung, nên mỗi địa phương hay dự án có cách làm khác nhau, những tiêu chí như ràng buộc trách nhiệm cụ thể của các bên liên quan sau khi Nhà nước thu hồi đất còn chưa đầy đủ, hình thức; việc đánh giá, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện quá trình đảm bảo sinh kế cho người dân chưa có các tiêu chí đánh giá hiệu quả. Cũng theo quy định hiện hành, người có đất nông nghiệp thu hồi sẽ được bồi thường, hỗ trợ bằng đất hoặc tiền khi Nhà nước thu hồi đất, tuy nhiên do quỹ đất nông nghiệp hạn chế, các dự án phát triển kinh tế - xã hội thường tập trung ở những vị trí thuận lợi về địa hình và giao thông nên hầu hết tại các dự án lớn, khi Nhà nước thu hồi đất người dân sẽ được nhận tiền, điều này dẫn đến người có đất nông ngh

Nâng tầm chất lượng, dự báo sử dụng chính xác quỹ đất: Giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Nâng tầm chất lượng, dự báo sử dụng chính xác quỹ đất: Giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm phê duyệt dự toán chi tiết và lựa chọn đơn vị lập Quy hoạch sử dụng đất quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định hiện hành. Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn bởi lẽ, quy hoạch sử dụng đất quốc gia giai đoạn trước bên cạnh những đóng góp to lớn cho nền kinh tế còn bộc lộ không ít hạn chế cần khắc phục.

Ninh Hòa tạm dừng tiếp nhận giải quyết hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất

Ninh Hòa tạm dừng tiếp nhận giải quyết hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất

Ngày 14-12, bà Nguyễn Thị Hồng Hải - Phó Chủ tịch UBND thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa) cho biết, đã có thông báo gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tại thị xã Ninh Hòa, UBND các xã, phường về việc tạm dừng tiếp nhận giải quyết đối với hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất.

Chính sách bảo đảm “người cày có ruộng” trong điều kiện sử dụng đất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chính sách bảo đảm “người cày có ruộng” trong điều kiện sử dụng đất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Bài viết đề cập đến một số yêu cầu đối với sử dụng đất nông nghiệp trong điều kiện ứng dụng công nghệ cao; những hạn chế của chính sách, sử dụng đất nông nghiệp hiện nay và đưa ra một số khuyến nghị hoàn thiện chính sách sử dụng đất nông nghiệp. Các đề xuất bao gồm bỏ hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; áp dụng thời hạn sử dụng đất nông nghiệp bằng thời hạn quy hoạch sử dụng đất; áp dụng thuế suất lũy tiến đối với đất nông nghiệp và đặc biệt là đất bỏ hoang, sử dụng không hiệu quả; hoàn thiện quy định về quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường; hoàn thiện quy định về tập trung đất nông nghiệp và hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp,...

Tầm nhìn dài hạn về cải cách thủ tục đăng ký đất đai

Tầm nhìn dài hạn về cải cách thủ tục đăng ký đất đai

Thủ tục đăng ký đất đai (ĐKĐĐ) đã cơ bản hoàn thiện; phù hợp với mục đích, nội dung đăng ký, với chức năng, quyền hạn các cơ quan tham gia quy trình đăng ký. Để cải cách đột phá về thủ tục, bài này đề xuất việc bổ nhiệm đăng ký viên, đổi mới thẩm quyền ký giấy chứng nhận, thành lập Văn phòng ĐKĐĐ tư nhân hoạt động đồng thời với Văn phòng ĐKĐĐ nhà nước, duy trì song song giấy chứng nhận dạng giấy và dạng số.

Đầu Trước 22 23 24 25 26 Tiếp