Chuyên đề Kinh tế Biển

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường bổ nhiệm các cán bộ chủ chốt

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường bổ nhiệm các cán bộ chủ chốt

Ngày 28/4, Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã công bố quyết định bổ nhiệm các chức danh Trưởng ban và Phó Trưởng ban phụ trách các mảng công tác quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng nội dung của Tạp chí trong giai đoạn mới.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường hợp nhất để phát huy thế mạnh kép

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường hợp nhất để phát huy thế mạnh kép

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh rằng việc hợp nhất Tạp chí Nông nghiệp và Tạp chí Tài nguyên và Môi trường không chỉ tạo nên một đơn vị báo chí mạnh hơn mà còn mở ra cơ hội phát huy những thế mạnh đặc thù của mỗi Tạp chí. Nếu như Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước đây nổi bật với các nghiên cứu khoa học chuyên sâu, thì Tạp chí Tài nguyên và Môi trường lại có lợi thế trong truyền thông chính sách và phát triển kinh tế báo chí. Thứ trưởng kỳ vọng, Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường sẽ kết hợp nhuần nhuyễn hai thế mạnh này, vừa nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, vừa tăng cường hiệu quả truyền thông, từ đó đóng góp thiết thực vào sự phát triển của ngành nông nghiệp và môi trường trong giai đoạn mới.

Mô hình “Trường học giảm nhựa” và dấu ấn xanh ở Cù Lao Chàm

Mô hình “Trường học giảm nhựa” và dấu ấn xanh ở Cù Lao Chàm

Mục đích của mô hình nhằm nâng cao nhận thức cho các em học sinh về thực trạng của rác thải tại địa phương, nguồn gốc của các loại rác thải, tác hại của rác thải nhựa và sự liên kết giữa các vùng biển. Từ đó, hoạt động giúp khích lệ các em học sinh cùng lan tỏa các hành động đẹp trong việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa ra đại dương và chính sức khỏe của con người.

Xây dựng mô hình truyền thông chính sách tài nguyên và môi trường hiệu quả dựa vào cộng đồng

Xây dựng mô hình truyền thông chính sách tài nguyên và môi trường hiệu quả dựa vào cộng đồng

Ngày 20/1/2025, tại Hà Nội, Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ đã tổ chức nghiệm thu đề tài khoa học cấp Bộ: "Nghiên cứu xây dựng mô hình truyền thông chính sách và pháp luật về tài nguyên và môi trường cho người dân các huyện, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo - Áp dụng thử nghiệm tại một số địa phương ven biển miền Trung". Đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ do Tạp chí Tài nguyên và Môi trường và Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thực hiện.

Nghiên cứu xây dựng mô hình truyền thông chính sách và pháp luật về tài nguyên và môi trường cho người dân vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo

Nghiên cứu xây dựng mô hình truyền thông chính sách và pháp luật về tài nguyên và môi trường cho người dân vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo

Ngày 19/12/2024, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị về việc thành lập tổ chuyên gia và Hội đồng cơ sở đánh giá kết quả thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ mã số TNMT.2023.01.08 "Nghiên cứu xây dựng mô hình truyền thông chính sách và pháp luật về tài nguyên và môi trường cho người dân” các huyện, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo. Áp dụng thử nghiệm cho một số huyện, xã tại khu vực ven biển Miền Trung”.

Xây dựng mô hình truyền thông chính sách và pháp luật về tài nguyên và môi trường cho người dân các huyện, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo

Xây dựng mô hình truyền thông chính sách và pháp luật về tài nguyên và môi trường cho người dân các huyện, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo

Ngày 19/12/2024, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội đồng đánh giá cấp cơ sở Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ "Nghiên cứu xây dựng mô hình truyền thông chính sách và pháp luật về tài nguyên và môi trường cho người dân các huyện, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo. Áp dụng thử nghiệm cho một số huyện, xã tại khu vực ven biển miền Trung" Đề tài có mã số: TNMT.2023.01.08. PGS, TS. Lê Thị Trinh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng.

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội thảo “Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học Tạp chí in”

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội thảo “Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học Tạp chí in”

Ngày 28/11/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức Hội thảo “Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học tạp chí in”. Tại hội thảo các nhà khoa học, nhà báo, chuyên gia đã đóng góp nhiều ý kiến thiết thực, những giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng nội dung và điểm số của Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường. TS. Đào Xuân Hưng, Tổng Biên tập Tạp chí chủ trì Hội thảo.

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường trao giải cuộc thi ảnh “Hành động vì đại dương xanh”

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường trao giải cuộc thi ảnh “Hành động vì đại dương xanh”

Sáng ngày 29/8/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi ảnh “Hành động vì đại dương xanh”. Đây là cuộc thi do Tạp chí Tài nguyên và Môi trường chỉ trì tổ chức, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, thông qua Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam, do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) đồng hành phối hợp thực hiện.

Công tác xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động lấn biển tại Việt Nam

Công tác xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động lấn biển tại Việt Nam

Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng và lợi thế lớn để mở rộng không gian phát triển ra biển, phục vụ phát triển bền vững. Địa hình nhiều sông ngòi giúp các đồng bằng châu thổ của nước ta được mở rộng tự nhiên do phù sa bồi đắp hàng năm. Trên thực tế, hoạt động lấn biển tại Việt Nam đã và đang được thực hiện để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương ven biển. Tuy nhiên, do thiếu khung pháp lý điều chỉnh, đặc biệt do thiếu quy định về quản lý, sử dụng đất sau lấn biển nên đã dẫn đến một số vướng mắc trong triển khai thực hiện. Bởi vậy, việc Luật Đất đai năm 2024 đã chính thức “luật hóa” lấn biển khi dành riêng một điều luật (Điều 190) quy định hoạt động này nhận được nhiều kỳ vọng trong hoàn thiện tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Bảo tồn các hệ sinh thái biển và ven biển

Bảo tồn các hệ sinh thái biển và ven biển

Tiến ra biển, làm chủ biển, bảo vệ, khai thác, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên biển để làm giàu từ biển là xu hướng tất yếu của nhân loại trong thế kỷ XXI - Thế kỷ của đại dương. Vấn đề lớn được đặt ra là: Làm thế nào để phát triển bền vững kinh tế biển mà không gây ảnh hưởng tiêu cực tới hệ sinh thái, đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường biển; huy động sự chung tay, vào cuộc tích cực của Nhà nước, doanh nghiệp và các bên liên quan, đặc biệt là của cộng đồng dân cư ven biển tham gia công tác bảo tồn biển, phát triển bền vững kinh tế biển.

Kỳ 4: Phát triển các hệ thống cảng biển và dịch vụ logistics

Kỳ 4: Phát triển các hệ thống cảng biển và dịch vụ logistics

Việt Nam là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, một khu vực kinh tế trẻ năng động của thế giới. Vùng biển nước ta lại nằm trong tuyến đường quốc tế quan trọng, nối liền giao thương giữa hai đại dương lớn là Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để Việt Nam phát triển các cảng biển có quy mô lớn và khai thác hiệu quả ngành dịch vụ logistics.

1 2 3 Tiếp Cuối