Chuyên đề Môi trường

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường bổ nhiệm các cán bộ chủ chốt

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường bổ nhiệm các cán bộ chủ chốt

Ngày 28/4, Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã công bố quyết định bổ nhiệm các chức danh Trưởng ban và Phó Trưởng ban phụ trách các mảng công tác quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng nội dung của Tạp chí trong giai đoạn mới.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường hợp nhất để phát huy thế mạnh kép

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường hợp nhất để phát huy thế mạnh kép

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh rằng việc hợp nhất Tạp chí Nông nghiệp và Tạp chí Tài nguyên và Môi trường không chỉ tạo nên một đơn vị báo chí mạnh hơn mà còn mở ra cơ hội phát huy những thế mạnh đặc thù của mỗi Tạp chí. Nếu như Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước đây nổi bật với các nghiên cứu khoa học chuyên sâu, thì Tạp chí Tài nguyên và Môi trường lại có lợi thế trong truyền thông chính sách và phát triển kinh tế báo chí. Thứ trưởng kỳ vọng, Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường sẽ kết hợp nhuần nhuyễn hai thế mạnh này, vừa nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, vừa tăng cường hiệu quả truyền thông, từ đó đóng góp thiết thực vào sự phát triển của ngành nông nghiệp và môi trường trong giai đoạn mới.

Cần chính sách ưu đãi để đạt Net Zero vào năm 2050

Cần chính sách ưu đãi để đạt Net Zero vào năm 2050

Khu vực Đông Nam Bộ có tiềm năng lớn để thực hiện các chương trình Net Zero do tính chất kinh tế năng động và kết cấu hạ tầng hiện đại. Là trung tâm công nghiệp lớn của cả nước, khu vực này có thể áp dụng các công nghệ sản xuất xanh, giảm tiêu thụ năng lượng hóa thạch; phát triển năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, giao thông vận tải hiện đại và đô thị thông minh.

Đô thị Net Zero - Hãy bắt đầu từ không gian xanh

Đô thị Net Zero - Hãy bắt đầu từ không gian xanh

Phát triển đô thị bền vững, đô thị thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH) hay đô thị Net Zero không còn là khuyến cáo mà đã trở thành nhiệm vụ, là mục tiêu hướng đến của đô thị Việt Nam trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước.

Dự án Đô thị Huế giảm nhựa - Bài 3: Dấu ấn mô hình “Trường học giảm nhựa”

Dự án Đô thị Huế giảm nhựa - Bài 3: Dấu ấn mô hình “Trường học giảm nhựa”

Dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc đối với cộng đồng khi tổ chức thực hiện mô hình trường học giảm nhựa độc đáo, hiệu quả. Mô hình để lại ấn tượng bởi sự gần gũi, mộc mạc, nhưng không kém phần hấp dẫn, lôi cuốn, các hoạt động giáo dục môi trường để hình thành thói quen và hành vi giảm nhựa từ khi các em còn nhỏ, từ đó lan tỏa ra cộng đồng và gia đình, mô hình đã đóng góp lớn vào sự thành công của dự án.

Dự án Đô thị Huế giảm nhựa - Bài 1: Lộ trình hướng tới thành phố không rác thải

Dự án Đô thị Huế giảm nhựa - Bài 1: Lộ trình hướng tới thành phố không rác thải

Sau 3 năm triển khai Dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” tại TP. Huế, dự án đã đạt những kết quả vượt mong đợi. Sự thành công của dự án xuất phát từ quá trình nghiên cứu, làm việc nghiêm túc, có chiến lược, lộ trình rõ ràng, sự vào cuộc chung tay của các tổ chức, chính quyền, đoàn thể, nhân dân, các tầng lớp xã hội.

Ninh Bình: Tăng cường quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực xây dựng

Ninh Bình: Tăng cường quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực xây dựng

Để phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động thi công xây dựng, vừa qua UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động thi công xây dựng các công trình trên địa bàn.

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội thảo “Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học Tạp chí in”

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội thảo “Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học Tạp chí in”

Ngày 28/11/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức Hội thảo “Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học tạp chí in”. Tại hội thảo các nhà khoa học, nhà báo, chuyên gia đã đóng góp nhiều ý kiến thiết thực, những giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng nội dung và điểm số của Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường. TS. Đào Xuân Hưng, Tổng Biên tập Tạp chí chủ trì Hội thảo.

Bài 2: Cần thiết phải nghiên cứu, đề xuất giải pháp, cơ chế thu hồi phương tiện giao thông thải bỏ

Bài 2: Cần thiết phải nghiên cứu, đề xuất giải pháp, cơ chế thu hồi phương tiện giao thông thải bỏ

Theo quy định tại khoản 4 Điều 77 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, các nhà sản xuất, nhập khẩu phương tiện giao thông có trách nhiệm thu hồi, tái chế các loại phương tiện giao thông cũ thải bỏ từ ngày 01/01/2027. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định việc thải bỏ phương tiện giao thông trước ngày 01/01/2025. Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu, đề xuất giải pháp, cơ chế thu hồi phương tiện giao thông thải bỏ phù hợp với điều kiện của Việt Nam, góp phần thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn hướng tới phát triển bền vững đất nước.

Diễn đàn “Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn”

Diễn đàn “Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn”

Sáng ngày 6/11/2024, tại Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (Thụy Khuê, Hà Nội), Tạp chí Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Ban Tuyên giáo Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp tổ chức Diễn đàn “Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn”.

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn”

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn”

Ngày 6/11/2024, tại Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (Tây Hồ, Hà Nội), Tạp chí Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn” nhằm kết nối các nhà lãnh đạo, nhà khoa học, các mô hình khởi nghiệp cùng chia sẻ, trao đổi về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, những yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, mô hình phân loại và xử lý chất thải tại nguồn, mô hình sản xuất xanh bảo vệ môi trường. Qua đó khẳng định vai trò của phụ nữ, cũng như xác định những khó khăn, thách thức trong các hoạt động bảo vệ môi trường hướng đến phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Định giá và phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam

Định giá và phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia đang phát triển và đã cam kết đến năm 2030 bằng nguồn lực trong nước sẽ giảm 15,8% lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường (BAU) và mức giảm có thể tăng lên 43,5% khi có sự hỗ trợ của quốc tế. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, vì vậy để thực hiện các mục tiêu nêu trên, việc xây dựng và áp dụng công cụ định giá các-bon (thuế và thị trường các-bon trong nước) vừa là yêu cầu, vừa là cơ hội mà Việt Nam cần xây dựng và triển khai thực hiện.

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội thảo “Thúc đẩy chuyển đổi Năng lượng xanh - Hướng tới mục tiêu Net Zero”

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội thảo “Thúc đẩy chuyển đổi Năng lượng xanh - Hướng tới mục tiêu Net Zero”

Ngày 24/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy chuyển đổi Năng lượng xanh - Hướng tới mục tiêu Net Zero”. Rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia năng lượng và các doanh nghiệp tham gia, đóng góp ý kiến, đề xuất các giải pháp thiết thực.

1 2 3 Tiếp Cuối