Thúc đẩy hành động từ dữ liệu: Hướng tiếp cận mới cho quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam

09/07/2025

TN&MTSáng ngày 9/7, tại Hà Nội, Hội thảo kỹ thuật với chủ đề “Từ dữ liệu đến hành động”, trong khuôn khổ Hội thảo Nhóm Công tác triển khai Chương trình Đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa (NPAP) Việt Nam lần thứ 6, đã diễn ra với nhiều tham luận và thảo luận quan trọng, phản ánh quyết tâm chung trong xây dựng chính sách và giải pháp quản lý rác thải nhựa hiệu quả, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn.

Phát biểu khai mạc, ông Vũ Đức Đam Quang – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) nhấn mạnh: Phiên họp lần này là dịp để các bên liên quan nhìn lại những tiến bộ đã đạt được trong công tác quản lý rác thải nhựa, đồng thời đề xuất sáng kiến mới nhằm tăng cường hợp tác, đặc biệt là với các quốc gia có nhiều kinh nghiệm như Anh, Hà Lan, Na Uy và Canada. Theo ông, minh bạch hóa dữ liệu về dòng chảy nhựa và tăng cường các công cụ tài chính sẽ tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam tiến tới hệ thống chính sách điều phối hiệu quả và toàn diện hơn.

Thúc đẩy hành động từ dữ liệu: Hướng tiếp cận mới cho quản lý nhựa tại Việt Nam

Phó Vụ trưởng Vũ Đức Đam Quang phát biểu khai mạc, nhấn mạnh tầm quan trọng của minh bạch dữ liệu và hợp tác quốc tế trong quản lý rác thải nhựa

Một trong những nội dung được quan tâm đặc biệt tại phiên họp là công bố kết quả phân tích dòng vật liệu ngành nhựa, do bà Huỳnh Thị Mỹ – Tổng Thư ký Hiệp hội Nhựa Việt Nam trình bày. Báo cáo chỉ ra rằng, trong năm 2023, Việt Nam sản xuất khoảng 12,9 triệu tấn sản phẩm nhựa, trong đó lượng phế liệu trong nước đáp ứng tới 84% nhu cầu tái chế. Tuy nhiên, việc thống kê dòng vật liệu hiện vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là sự thiếu minh bạch trong mã HS giữa nhựa nguyên sinh và tái sinh, dữ liệu thiếu đồng bộ và sự thiếu hụt về tiếp cận thông tin của các hiệp hội ngành nghề. Bà Hoàng Thị Mỹ kiến nghị cần cập nhật hệ thống thống kê quốc gia, mở mã HS riêng cho hạt nhựa tái chế và xây dựng cụm công nghiệp tái chế để tăng sức cạnh tranh. Đặc biệt, cần công nhận vai trò và hỗ trợ nhóm lao động phi chính thức – lực lượng đóng góp tới 80% khối lượng chất thải rắn có thể tái chế được thu gom tại Việt Nam.

Tiếp nối nội dung này, TS. Nguyễn Thái Huyền (Đại học Kiến trúc) phân tích sâu hơn về vai trò của khu vực lao động tự do trong chuỗi thu gom và tái chế chất thải rắn. Theo bà, việc thiếu công nhận pháp lý, hạ tầng lao động lạc hậu và thiếu các chính sách bảo vệ khiến lực lượng này đối mặt với nhiều rủi ro. Tuy nhiên, trong bối cảnh chuyển dịch sang mô hình kinh tế tuần hoàn, đây vẫn là lực lượng nòng cốt cần được tích hợp bằng các cơ chế phù hợp, như hình thức hợp tác xã môi trường, cấp phép hoạt động, hoặc mô hình hóa thành đơn vị thu gom chính thức.

Thúc đẩy hành động từ dữ liệu: Hướng tiếp cận mới cho quản lý nhựa tại Việt Nam

Các đại biểu lắng nghe báo cáo tham luận tại Hội thảo kỹ thuật: Từ dữ liệu đến hành động nằm trong khuôn khổ Hội thảo Nhóm Công tác triển khai Chương trình Đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa (NPAP) Việt Nam lần thứ 6

Từ góc độ doanh nghiệp, bà Bùi Đặng Xuân Mai – đại diện Coca-Cola Việt Nam – cho rằng cần hỗ trợ lực lượng thu gom tự do trong ngắn hạn, song cũng cần thiết kế lộ trình chuyển đổi nghề nghiệp về lâu dài để đảm bảo an sinh xã hội, thông qua các mô hình thu gom hiện đại, ứng dụng công nghệ.

Trong phần trình bày của mình, bà Nguyễn Dạ Quyên (Giám đốc Công ty tư vấn quản trị cung ứng CEL Consulting) nhấn mạnh vai trò thiết yếu của dữ liệu trong kiểm toán rác thải nhựa nhằm thúc đẩy chính sách và hành động doanh nghiệp. Báo cáo từ các đợt khảo sát trên 10.800m² khu vực đô thị và ven biển cho thấy có tới 29% vật phẩm “lọt lưới” khỏi cơ chế EPR hiện hành, bao gồm đầu lọc thuốc lá, tã bỉm, khẩu trang y tế dùng một lần, khăn ướt… Bà đề xuất cập nhật danh mục sản phẩm thuộc EPR, áp dụng phí phân tầng sinh thái và xây dựng mã truy xuất vật liệu nhựa, qua đó giúp doanh nghiệp và nhà quản lý cùng giám sát, truy xuất và điều chỉnh các dòng sản phẩm nhựa khó tái chế.

Trình bày về "Thiết kế thị trường kỹ thuật số cho lĩnh vực tái chế nhựa của Việt Nam" - cơ chế “GO Circular” đang được triển khai tại nhiều quốc gia, bà Fanny Quertamp, Cố vấn GIZ, đề xuất kết nối các hoạt động tái chế phi chính thức thông qua nền tảng số, tăng cường truy xuất nguồn gốc và chính thức hóa chuỗi giá trị vật liệu nhựa. Theo bà, hệ thống giao dịch số là công cụ then chốt để thúc đẩy tính minh bạch, giảm rủi ro và mở rộng tiếp cận tài chính cho các cơ sở tái chế.

Ở góc độ khoa học, TS. Ngô Thị Thúy Hường, Giảng viên Khoa Công nghệ Sinh học – Hóa học & Kỹ thuật Môi trường, Đại học Phenikaa, trình bày kết quả nghiên cứu từ dự án 3SIP2C, cho thấy vi nhựa đã hiện diện trong cả nước, trầm tích, sinh vật biển và mô người. Bà cảnh báo về tác động nghiêm trọng của vi nhựa trong việc vận chuyển kim loại nặng, kháng sinh và hóa chất độc hại, ảnh hưởng tiêu cực đến sinh kế cộng đồng ven biển và chuỗi thực phẩm. Theo bà, cần có sự phối hợp liên ngành giữa y tế, môi trường, nông nghiệp và thủy sản để xây dựng chính sách kiểm soát rác thải nhựa theo chuỗi tác động sức khỏe cộng đồng.

Thúc đẩy hành động từ dữ liệu: Hướng tiếp cận mới cho quản lý nhựa tại Việt Nam

Các đại biểu tham gia thảo luận tại hội thảo

Tại phiên thảo luận bàn tròn, nhiều ý kiến chuyên sâu tập trung vào việc hoàn thiện công cụ chính sách EPR, cập nhật danh mục sản phẩm phải tái chế và xây dựng cơ chế tài chính hỗ trợ địa phương xử lý nhựa khó tái chế. Phó Cục trưởng Cục Môi trường (Bộ Nông nghiệp & Môi trường) Hồ Kiên Trung đánh giá cao các nghiên cứu được trình bày, cho rằng chúng đã bước đầu khái quát vòng đời của nhựa từ đầu vào đến đầu ra. Tuy nhiên, ông lưu ý cần tiếp tục rà soát số liệu để đảm bảo độ tin cậy và phản ánh đúng thực tiễn. Ông Hồ Kiên Trung nhấn mạnh sự đa dạng trong cách tiếp cận của các nghiên cứu – từ chất thải sinh hoạt như nghiên cứu của WWF đến nhựa trong ngành sản xuất như báo cáo của bà Hoàng Thị Mỹ – và đề nghị các nhóm nghiên cứu đi sâu hơn để cung cấp số liệu hữu ích cho quản lý chính sách, đặc biệt trong khuôn khổ EPR. Ông cũng dẫn lại phát hiện từ nghiên cứu của bà Nguyễn Dạ Quyên về các loại nhựa có giá trị thấp, khó tái chế như bao bì mềm, cho rằng với các loại này, nhà sản xuất nên có trách nhiệm tài chính thay vì tự thu gom, và nguồn kinh phí này sẽ được phân bổ cho địa phương xử lý. Ông Hồ Kiên Trung cho biết, trong quá trình sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường sắp tới, dự kiến trách nhiệm tổ chức tái chế sẽ được chuyển hoàn toàn cho doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu, thay vì nhà nước đứng ra thu phí. Đối với các hoạt động phát sinh chất thải nhỏ lẻ, có thể sẽ được tích hợp vào thuế hoặc phí môi trường áp dụng cho doanh nghiệp.

Phiên thảo luận kết thúc với tinh thần đồng thuận cao về hướng đi “dữ liệu dẫn đường cho chính sách”, coi đó là bước đi chiến lược để chuyển hóa mục tiêu giảm ô nhiễm nhựa thành hành động cụ thể, thiết thực và bền vững.

Ngọc Huyền

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Nhật Bản triển khai mô hình sản xuất sắn tuần hoàn đầu tiên tại Việt Nam

Tân Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam: 'Vì Việt Nam, với Việt Nam và từ Việt Nam'

Phát huy vai trò nòng cốt trong quy hoạch và bảo vệ tài nguyên nước

Khẩn trương hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho đường sắt tốc độ cao

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Môi trường

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UNDP ra mắt cơ chế chính sách đa bên chống ô nhiễm nhựa

Thúc đẩy hành động từ dữ liệu: Hướng tiếp cận mới cho quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam

Quảng Ninh: Nhiều kết quả nổi bật trong bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Khánh Hòa: Nhóm Môi trường xanh Đại Lãnh cùng nhau dọn rác, giữ màu xanh cùng biển

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Phía sau vết dầu loang: Hành trình trả ơn thiên nhiên của ông Phạm Văn Sơn

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Động lực tăng trưởng mới

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Diễn đàn

Thời tiết ngày 9/7: Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa - Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Đắk Lắk, Khánh Hòa nắng nóng

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông