Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UNDP ra mắt cơ chế chính sách đa bên chống ô nhiễm nhựa

09/07/2025

TN&MTTrong bối cảnh Việt Nam đang từng bước chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn và tích cực tham gia tiến trình đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) chính thức ra mắt Nhóm kỹ thuật Chính sách thuộc Chương trình Đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa (NPAP). Đây là cơ chế hợp tác đa bên quy tụ đại diện các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế và giới nghiên cứu, nhằm thúc đẩy xây dựng và điều phối chính sách quản lý nhựa một cách hệ thống, dựa trên dữ liệu và phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Sáng kiến không chỉ góp phần hiện thực hóa mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm nhựa quốc gia mà còn thể hiện cam kết chủ động của Việt Nam trong các diễn đàn môi trường toàn cầu.

Động lực mới trong thúc đẩy chính sách nhựa tuần hoàn

Với sự tham gia của hơn 90 đại biểu đến từ cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế và các đối tác phát triển, Hội thảo lần này được đánh giá là cột mốc quan trọng trong hành trình 5 năm của NPAP kể từ khi thành lập năm 2020. Bên cạnh việc rà soát tiến độ các sáng kiến đã triển khai, sự kiện còn chính thức ra mắt Nhóm kỹ thuật Chính sách – nhóm thứ ba bên cạnh các nhóm về Đổi mới sáng tạo và Tài chính, Bình đẳng giới và Bao trùm xã hội.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UNDP ra mắt cơ chế chính sách đa bên chống ô nhiễm nhựa

Ông Hồ Kiên Trung, Phó Cục trưởng Cục Môi trường, làm Trưởng nhóm kỹ thuật Chính sách

Ông Hồ Kiên Trung, Phó Cục trưởng Cục Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), Trưởng Nhóm kỹ thuật Chính sách NPAP, nhấn mạnh: “Nhóm kỹ thuật sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình lộ trình tuần hoàn nhựa của Việt Nam. Hoạt động của Nhóm sẽ củng cố nền tảng chính sách cần thiết cho những thay đổi dài hạn, mang tính hệ thống và đóng góp cho cam kết của Việt Nam trong việc xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn nhựa bền vững.”

Cơ cấu thành viên của nhóm gồm đại diện từ 7 cơ quan quản lý nhà nước, 4 doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bao bì – thực phẩm – tái chế, cùng các đối tác phát triển như WWF, PRO Việt Nam và các viện nghiên cứu chuyên ngành. Theo ông Trung, nhiệm vụ trọng tâm của nhóm là “hỗ trợ tăng cường tính nhất quán trong sử dụng số liệu, đề xuất mô hình chính sách phù hợp bối cảnh Việt Nam và thúc đẩy kết nối giữa các bên để lan tỏa các giải pháp tuần hoàn.”

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UNDP ra mắt cơ chế chính sách đa bên chống ô nhiễm nhựa

Các thành viên trong nhóm kỹ thuật Chính sách NPAP

Phát biểu chúc mừng NPAP Việt Nam, Bà Clemence Schmid, Giám đốc Chương trình Đối tác Hành động Toàn cầu về Nhựa (GPAP) thuộc Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), nhấn mạnh: "Với sự tham gia của hơn 25 quốc gia vào Chương trình Đối tác Hành động Toàn cầu về Nhựa (GPAP), chúng tôi đang chứng kiến một cam kết quốc tế mạnh mẽ nhằm giải quyết tận gốc vấn đề ô nhiễm nhựa. Việt Nam, một trong những quốc gia đầu tiên tiên phong áp dụng mô hình NPAP, là một minh chứng mà sự dẫn dắt từ cấp quốc gia, tinh thần hợp tác đa bên cùng các giải pháp dựa trên dữ liệu và mang tính bao trùm có thể mang lại. Việc thành lập Nhóm kỹ thuật Chính sách đã đánh dấu thêm một bước tiến quan trọng trong hành trình của Việt Nam hướng tới nền kinh tế nhựa tuần hoàn, bảo vệ cả con người và hành tinh.”

Nhóm Kỹ thuật Chính sách NPAP Việt Nam gồm các thành viên đến từ:

Cơ quan nhà nước: Cục Môi trường, Cục Thủy sản và Kiểm ngư, Cục Biển và Hải đảo, Vụ Pháp chế, Viện Khoa học Môi trường Biển và Hải đảo (Bộ Nông nghiệp & Môi trường), Văn phòng EPR quốc gia, Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế)

Doanh nghiệp: Coca-Cola Việt Nam, Nestlé Việt Nam, TOMRA, GRAC

Đối tác phát triển: WWF, PRO Việt Nam, CECR, Đại sứ quán Canada, VWRA

Đơn vị nghiên cứu: Đại học Tài nguyên và Môi trường, Đại học Xây dựng Hà Nội

Hành động dựa trên dữ liệu và lộ trình tài chính

Ngoài việc ra mắt Nhóm kỹ thuật Chính sách, hội thảo lần này cũng dành một phiên chuyên đề với chủ đề “Từ dữ liệu đến hành động”, nhằm thúc đẩy cách tiếp cận dựa trên bằng chứng trong xây dựng chính sách nhựa tuần hoàn. Phiên họp ghi nhận các tham luận từ Hiệp hội Nhựa Việt Nam, GIZ, CEL Consulting, Đại học Kiến trúc và Đại học Phenikaa, tập trung vào phân tích dòng vật liệu nhựa, kiểm toán rác thải và vai trò của khu vực phi chính thức trong hệ thống quản lý chất thải.

Nội dung này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Việt Nam đang triển khai Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) và hướng tới giảm 75% rác thải nhựa trên biển vào năm 2030. Theo ông Hồ Kiên Trung, việc tích hợp dữ liệu chất lượng cao và thống nhất về chất thải sẽ giúp các cơ quan quản lý “định hình các công cụ chính sách hiệu quả hơn, đồng thời hỗ trợ giám sát và đánh giá tiến độ chuyển đổi tuần hoàn”.

Đại diện KLINOVA và KPMG cũng giới thiệu quá trình xây dựng Lộ trình tài chính cho hành động chống ô nhiễm nhựa giai đoạn đến năm 2030 – một sáng kiến nhằm huy động nguồn lực cho các giải pháp chuyển đổi kinh tế tuần hoàn, dự kiến công bố vào Quý III năm 2025. Lộ trình này sẽ xác định các nhu cầu tài chính ưu tiên, cơ hội đầu tư và các hình thức huy động vốn nhằm “mở khóa dòng tài chính” cho các sáng kiến giảm ô nhiễm nhựa tại Việt Nam.

Tham vấn trước INC-5.2: Việt Nam chuẩn bị kỹ lưỡng cho đàm phán toàn cầu về ô nhiễm nhựa

Phiên tham vấn chính thức về Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra vào ngày mai (10/7), trong khuôn khổ Hội thảo NPAP lần thứ 6. Đây là bước chuẩn bị quan trọng để Việt Nam xây dựng lập trường đàm phán tại phiên họp INC-5.2 của Ủy ban Đàm phán Liên chính phủ, dự kiến tổ chức vào tháng 8/2025 tại Geneva, Thụy Sĩ.

Đại diện Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) sẽ chia sẻ báo cáo cập nhật từ các cuộc họp bên lề với Nhóm châu Á – Thái Bình Dương và các Trưởng đoàn. Phiên tham vấn cũng sẽ ghi nhận nhiều ý kiến từ giới chuyên gia, doanh nghiệp và tổ chức phi chính phủ trong nước nhằm củng cố vị thế và chiến lược đàm phán của Việt Nam.

Củng cố nền tảng hợp tác đa chủ thể
Phát biểu tại hội thảo, bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, nhấn mạnh vai trò dẫn dắt của Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong việc nâng cao tầm ảnh hưởng và tính sở hữu quốc gia của NPAP: “Cách đây một thập kỷ, Việt Nam thường được nhắc đến như một trong những quốc gia ô nhiễm nhựa hàng đầu thế giới. Nhưng ngày nay, câu chuyện đã thay đổi – không phải vì vấn đề đã biến mất, mà vì Việt Nam đang có những bước đi có ý nghĩa, đo lường được để giải quyết nó.”

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UNDP ra mắt cơ chế chính sách đa bên chống ô nhiễm nhựa

Bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam

Bà cũng đánh giá cao những thành quả cụ thể của NPAP: hơn 160 dự án đã được triển khai, hơn 570 giải pháp sáng tạo được hỗ trợ, gần 7.000 phụ nữ lao động phi chính thức được đào tạo, hỗ trợ về y tế và an sinh xã hội. Tuy vậy, bà cũng chỉ ra những thách thức phía trước – nhất là về tài chính bền vững, khả năng ảnh hưởng chính sách và chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn: “Việc chuyển đổi sang một NPAP bền vững đòi hỏi hệ thống vững chắc, quyền sở hữu địa phương rõ ràng và nguồn tài chính ổn định. Đây là chặng đường không dễ, nhưng hoàn toàn có thể nếu có sự chia sẻ trách nhiệm và hợp tác liên tục.”

Sự kiện lần thứ 6 của Nhóm công tác triển khai Chương trình NPAP Việt Nam không chỉ đánh dấu cột mốc 5 năm xây dựng và phát triển mà còn mở ra một giai đoạn mới – nơi đối thoại chính sách, hành động thực tiễn và đàm phán quốc tế cùng hội tụ. Việc ra mắt Nhóm kỹ thuật Chính sách là một bước tiến chiến lược nhằm định hình nền tảng pháp lý và hỗ trợ thực thi các cam kết tuần hoàn nhựa của Việt Nam một cách hiệu quả và đồng bộ. Mục tiêu đó không tách rời các nghĩa vụ quốc tế. Tham vấn cho quá trình đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa tại Geneva là một minh chứng cho tinh thần chủ động, trách nhiệm và cam kết tích cực của Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Hơn cả một diễn đàn đối thoại, đây là nơi kiến tạo các giải pháp chính sách thiết thực, liên kết các nguồn lực đa ngành, đưa ra những bước đi cụ thể cho một Việt Nam xanh, tuần hoàn và có trách nhiệm.

Ra mắt Nhóm kỹ thuật Chính sách – Củng cố nền tảng thể chế tuần hoàn nhựa

Trực thuộc Chương trình Đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa (NPAP Việt Nam), Nhóm kỹ thuật Chính sách gồm 15 thành viên đến từ các bộ, doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu và đối tác phát triển.

Nhiệm vụ chính: Hỗ trợ xây dựng, rà soát và triển khai chính sách kinh tế tuần hoàn nhựa; thúc đẩy sử dụng dữ liệu thống nhất; đề xuất mô hình phù hợp với bối cảnh Việt Nam.

Đây là nhóm kỹ thuật thứ ba của NPAP, bên cạnh các Nhóm kỹ thuật về Đổi mới sáng tạo – Tài chính và Bình đẳng giới – Bao trùm xã hội, hình thành năm 2023.

Ngọc Huyền

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Nhật Bản triển khai mô hình sản xuất sắn tuần hoàn đầu tiên tại Việt Nam

Tân Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam: 'Vì Việt Nam, với Việt Nam và từ Việt Nam'

Phát huy vai trò nòng cốt trong quy hoạch và bảo vệ tài nguyên nước

Khẩn trương hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho đường sắt tốc độ cao

Nông nghiệp

Kết quả hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo Dự án 5

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Tài nguyên

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Môi trường

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UNDP ra mắt cơ chế chính sách đa bên chống ô nhiễm nhựa

Thúc đẩy hành động từ dữ liệu: Hướng tiếp cận mới cho quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam

Quảng Ninh: Nhiều kết quả nổi bật trong bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Khánh Hòa: Nhóm Môi trường xanh Đại Lãnh cùng nhau dọn rác, giữ màu xanh cùng biển

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Đắk Lắk: Du lịch biển rừng, hội tụ giao thoa hướng tới phát triển kinh tế sau sát nhập

Phía sau vết dầu loang: Hành trình trả ơn thiên nhiên của ông Phạm Văn Sơn

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn

Thời tiết ngày 9/7: Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa - Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Đắk Lắk, Khánh Hòa nắng nóng

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông