Việt Nam kêu gọi tăng hỗ trợ tài chính cho các nước dễ tổn thương

06/06/2025

TN&MTNgày 4/6 (giờ địa phương), Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Hoàng Hiệp và đoàn đại biểu tham dự Diễn đàn toàn cầu về Giảm nhẹ rủi ro thiên tai (GP2025).

Việt Nam kêu gọi tăng hỗ trợ tài chính cho các nước dễ tổn thương

Sau tổn thất kinh tế do bão Yagi gây ra, việc phân tán gánh nặng tài chính và đảm bảo nguồn lực cho công tác tái thiết sau thiên tai trở thành một ưu tiên cấp thiết.

Diễn đàn năm nay với chủ đề “Hành động ngay hôm nay để tăng cường khả năng chống chịu”, được tổ chức từ ngày 2-6/6 tại Geneva, Thụy Sĩ. Sự kiện do Văn phòng Liên hợp quốc về Giảm nhẹ rủi ro thiên tai (UNDRR) chủ trì và Chính phủ Thụy Sĩ đăng cai.

GP2025 là dịp đánh giá và thảo luận về tiến độ triển khai các khuyến nghị từ tuyên bố chính trị đánh giá giữa kỳ của Khung hành động Sendai trước thời điểm Khung Sendai kết thúc vào năm 2030, đồng thời đưa ra các giải pháp thực tiễn nhằm thúc đẩy tiến độ thực hiện.

Phát biểu tại phiên thảo luận về “Thúc đẩy tài chính chuyển giao rủi ro thiên tai để tăng khả năng chống chịu”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh đề xuất của Việt Nam trong việc xây dựng một nền tài chính bền vững để ứng phó với thiên tai, phù hợp với các mục tiêu của Khung hành động Sendai.

Cơn bão Yagi đã gây ra hậu quả nghiêm trọng với 345 người chết và mất tích, phá hủy hàng nghìn ngôi nhà, và tổng thiệt hại kinh tế ước tính lên tới 0.7% GDP năm 2024 của Việt Nam. Trước thực trạng này, Việt Nam đã xác định tài chính bền vững cho phòng, chống thiên tai là một ưu tiên hàng đầu để giúp phân tán gánh nặng tài chính, ổn định nền kinh tế và tạo điều kiện cho các hoạt động tái thiết sau thiên tai.

Việt Nam kêu gọi tăng hỗ trợ tài chính cho các nước dễ tổn thương

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam (giữa) tham dự Diễn đàn Toàn cầu về Giảm nhẹ Rủi ro Thiên tai. Ảnh: Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai.

Trên cơ sở đó, đại diện Việt Nam đề xuất thúc đẩy đầu tư vào cơ sở hạ tầng chống chịu thiên tai và hoàn thiện dữ liệu rủi ro thiên tai nhằm xác định các giải pháp tài chính phù hợp cho các khu vực dễ bị tổn thương. Ngoài ra, tăng cường hợp tác quốc tế để huy động nguồn lực đầu tư cho phòng, chống thiên tai, đồng thời chia sẻ các bài học kinh nghiệm của Việt Nam giúp các quốc gia khác nâng cao khả năng ứng phó với thiên tai.

Việt Nam cũng cam kết giảm thiểu rủi ro thiên tai một cách toàn điện, đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau. Các hành động chủ yếu bao gồm phân bổ nguồn lực đầu tư cho các khu vực có nguy cơ cao và hỗ trợ các cộng đồng dễ bị tổn thương, giúp họ tiếp cận công bằng nguồn lực tài chính cho phòng, chống thiên tai.

Đồng thời, lồng ghép các chương trình an sinh xã hội và các chương trình hỗ trợ sinh kế để giúp các nhóm dân cư dễ bị tổn thương phục hồi và tăng cường khả năng chống chịu trước thiên tai trong tương lai.

“Cam kết trên không chỉ là lời hứa mà là các bước đi cụ thể mà chúng tôi đang triển khai. Việt Nam mong muốn hợp tác chặt chẽ với chính phủ các quốc gia, học hỏi từ các mô hình tài chính chuyển giao rủi ro thiên tai hiệu quả. Phối hợp với khu vực tư nhân cũng sẽ giúp nhân rộng các sáng kiến, từ đó mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng.

Phía Việt Nam đề xuất Liên hợp quốc hỗ trợ các quốc gia dễ bị tổn thương nhất trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tăng cường khả năng tiếp cận với các quỹ đa phương và toàn cầu. Các nguồn lực này cần được huy động để tập trung vào việc tăng cường khả năng chống chịu của các cộng đồng dễ bị tổn thương nhất trước các tác động ngày càng gia tăng của thiên tai và biến đổi khí hậu”, Thứ trưởng Hiệp cho biết.

Diễn đàn toàn cầu về Giảm nhẹ rủi ro thiên tai là cơ hội để Việt Nam khẳng định vai trò chủ động trong việc xây dựng các giải pháp tài chính bền vững nhằm giảm nhẹ rủi ro thiên tai và bảo vệ sinh kế của người dân. Với quyết tâm hành động ngay hôm nay, Việt Nam tiếp tục hướng tới một tương lai an toàn và ổn định hơn trước những thách thức thiên tai đang diễn ra. 

Theo nongnghiep.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tri ân USAID, cam kết lan tỏa giá trị hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng - Tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Trị: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập

Tạo hành lang thông thoáng cho thương mại nông sản Italia sang Việt Nam

Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Phát triển OCOP thành thương hiệu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trên thị trường toàn cầu

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Tài nguyên

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Môi trường

Bài 2: Dấu ấn cấp 4 chứng chỉ quản lý rừng bền vững - Một bước tiến đột phá của Kiểm lâm Đình Lập

Kích hoạt các kịch bản ứng phó bão, lũ

Kiểm soát ô nhiễm không khí: Không thể chỉ dừng ở khuyến cáo

Hạt Kiểm lâm Đình Lập: Điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở Lạng Sơn

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Danh sách thành viên 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2025

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Động lực tăng trưởng mới

Bắc Ninh thắp sáng hành trình mới từ cội nguồn văn hóa

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 6/7: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông