Chuyên đề Môi trường

Bài 2: Cần thiết phải nghiên cứu, đề xuất giải pháp, cơ chế thu hồi phương tiện giao thông thải bỏ

Bài 2: Cần thiết phải nghiên cứu, đề xuất giải pháp, cơ chế thu hồi phương tiện giao thông thải bỏ

Theo quy định tại khoản 4 Điều 77 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, các nhà sản xuất, nhập khẩu phương tiện giao thông có trách nhiệm thu hồi, tái chế các loại phương tiện giao thông cũ thải bỏ từ ngày 01/01/2027. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định việc thải bỏ phương tiện giao thông trước ngày 01/01/2025. Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu, đề xuất giải pháp, cơ chế thu hồi phương tiện giao thông thải bỏ phù hợp với điều kiện của Việt Nam, góp phần thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn hướng tới phát triển bền vững đất nước.

Diễn đàn “Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn”

Diễn đàn “Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn”

Sáng ngày 6/11/2024, tại Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (Thụy Khuê, Hà Nội), Tạp chí Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Ban Tuyên giáo Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp tổ chức Diễn đàn “Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn”.

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn”

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn”

Ngày 6/11/2024, tại Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (Tây Hồ, Hà Nội), Tạp chí Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn” nhằm kết nối các nhà lãnh đạo, nhà khoa học, các mô hình khởi nghiệp cùng chia sẻ, trao đổi về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, những yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, mô hình phân loại và xử lý chất thải tại nguồn, mô hình sản xuất xanh bảo vệ môi trường. Qua đó khẳng định vai trò của phụ nữ, cũng như xác định những khó khăn, thách thức trong các hoạt động bảo vệ môi trường hướng đến phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Định giá và phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam

Định giá và phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia đang phát triển và đã cam kết đến năm 2030 bằng nguồn lực trong nước sẽ giảm 15,8% lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường (BAU) và mức giảm có thể tăng lên 43,5% khi có sự hỗ trợ của quốc tế. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, vì vậy để thực hiện các mục tiêu nêu trên, việc xây dựng và áp dụng công cụ định giá các-bon (thuế và thị trường các-bon trong nước) vừa là yêu cầu, vừa là cơ hội mà Việt Nam cần xây dựng và triển khai thực hiện.

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội thảo “Thúc đẩy chuyển đổi Năng lượng xanh - Hướng tới mục tiêu Net Zero”

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội thảo “Thúc đẩy chuyển đổi Năng lượng xanh - Hướng tới mục tiêu Net Zero”

Ngày 24/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy chuyển đổi Năng lượng xanh - Hướng tới mục tiêu Net Zero”. Rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia năng lượng và các doanh nghiệp tham gia, đóng góp ý kiến, đề xuất các giải pháp thiết thực.

Tài liệu Hội thảo: Thúc đẩy Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu NetZero

Tài liệu Hội thảo: Thúc đẩy Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu NetZero

Mục tiêu là nâng cao nhận thức về vai trò của năng lượng xanh, tìm kiếm các biện pháp giảm phát thải khí nhà kinh, và thúc đẩy phát triển bền vững hướng tới mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Được sự đồng ý của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 1695/VP-TTTT ngày 27/9/2024, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường sẽ chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan để tổ chức Hội nghị truyền thông chính sách môi trường với chủ đề: "Thúc đẩy chuyển đổi Năng lượng xanh - Hướng tới mục tiêu Net Zero".

Sửa đổi Nghị định số 08/2022/NĐ-CP: Cắt giảm thủ tục hành chính, phân quyền cho các địa phương trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Sửa đổi Nghị định số 08/2022/NĐ-CP: Cắt giảm thủ tục hành chính, phân quyền cho các địa phương trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Sửa đổi Nghị định số 08/2022/NĐ-CP góp phần cắt giảm thủ tục hành chính, đẩy mạnh việc phân quyền cho các địa phương trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đó, dự kiến có khoảng 55,96% hồ sơ sẽ được phân cấp cho UBND cấp tỉnh thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; có khoảng 11,05% đối tượng được cắt giảm thủ tục hành chính (TTHC) về thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

TP. Huế: Hình thành thói quen giảm nhựa trong trường học

TP. Huế: Hình thành thói quen giảm nhựa trong trường học

Ngày 27/9, Dự án Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam (Dự án TVA), với sự tài trợ của WWF-Na Uy thông qua Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và được tiếp nhận bởi UBND TP. Huế phối hợp với Phòng GD&ĐT TP. Huế tổ chức Tổng kết mô hình “Trường học giảm nhựa” năm 2022 - 2024 và trao giải cuộc thi xây dựng bài giảng điện tử tích hợp chủ đề ô nhiễm rác thải nhựa năm 2024.

Tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu tại Quảng Ngãi

Tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu tại Quảng Ngãi

Ngày 26/9/2024, tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, Ban Tôn giáo Chính phủ khai mạc Hội nghị tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu cho chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Bài toán về môi trường ở một vùng bãi ngang, ven biển xã Ngư Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa)

Bài toán về môi trường ở một vùng bãi ngang, ven biển xã Ngư Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa)

Xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa là xã vùng bãi ngang, ven biển có mật độ dân số cao nhất cả nước. Trước áp lực về dân số, Ngư Lộc trở thành điểm nóng về môi trường trong nhiều năm qua, đây bài toán khó không dễ giải đối với nhiều chuyên gia, nhà quản lý. Trong nỗ lực giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới đời sống nhân dân, chính quyền và người dân địa phương đã đề ra hàng loạt giải pháp và áp dụng thực tiễn nhiều mô hình, chính sách thiết thực, hứa hẹn những tín hiệu tích cực trong thời gian tới.

PGS.TS Hoàng Anh Huy - Hiệu trưởng Trường Đại học TN&MT Hà Nội : Đào tạo nhân lực cao là nền tảng phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường bền vững

PGS.TS Hoàng Anh Huy - Hiệu trưởng Trường Đại học TN&MT Hà Nội : Đào tạo nhân lực cao là nền tảng phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường bền vững

Công tác đào tạo về lĩnh vực bảo vệ môi trường, quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu tại các trường học ngày càng nhận được sự quan tâm sâu sắc. Đây là những lĩnh vực không chỉ mang tính cấp thiết mà còn là nền tảng cho sự phát triển bền vững của xã hội trong tương lai.

Cẩm Giàng - Hải Dương: Kiên quyết đấu tranh với vi phạm và tội phạm về môi trường

Cẩm Giàng - Hải Dương: Kiên quyết đấu tranh với vi phạm và tội phạm về môi trường

Để kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp xả nước, rác, khí thải nguy hại ra môi trường, lực lượng cảnh sát môi trường Công an huyện Cẩm Giàng luôn chủ động, phối hợp bám sát địa bàn, nắm chắc tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, phối hợp chặt chẽ với Phòng Tài nguyên và Môi trường thường xuyên lập đoàn liên ngành rà soát, kiểm tra, xử lý các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vi phạm.

Bình Thuận: Hiến kế về giảm rác thải nhựa tại đảo Phú Quý

Bình Thuận: Hiến kế về giảm rác thải nhựa tại đảo Phú Quý

Nhằm tuyên truyền, hiến kế cho đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận về việc phân loại, giảm rác thải nhựa trên đảo, các chuyên gia, nhà quản lý về môi trường đã chia sẻ những kinh nghiệm, bài học và ý kiến góp ý,… Tạp chí Tài nguyên và Môi trường xin lược ghi những ý kiến của chuyên gia về vấn đề này tại Hội nghị "Nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa" tại đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận do Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và UBND huyện Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ngày 1-3/8/2024.

Ông Nguyễn Hưng Thịnh, Vụ trưởng Vụ Môi trường: Phân cấp giải quyết thủ tục hành chính về môi trường

Ông Nguyễn Hưng Thịnh, Vụ trưởng Vụ Môi trường: Phân cấp giải quyết thủ tục hành chính về môi trường

Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 131/NQ-CP ngày 06/10/2022 về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng, Bộ TN&MT đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

Giảm túi ni-lông dùng một lần và kiến nghị lộ trình thực thi thu phí tại Đà Nẵng và Phú Yên

Giảm túi ni-lông dùng một lần và kiến nghị lộ trình thực thi thu phí tại Đà Nẵng và Phú Yên

Sự ra đời của túi nilon đã mang lại nhiều tiện lợi, nhất là trong việc bao gói hàng hóa, song đến thời điểm này “sự lạm dụng thái quá” túi nilon của con người đang là một vấn nạn toàn cầu, nhiều quốc gia đang tìm mọi cách để loại bỏ, trong đó có Việt Nam. Các nhà khoa học đã chỉ rõ, vứt bỏ một túi nilon chỉ tốn 1 giây, nhưng nếu không có sự tác động bởi nhiệt độ cao của ánh sáng mặt trời thì phải mất từ 500-1.000 năm mới có thể phân hủy được. Ước tính, mỗi năm nhân loại sử dụng khoảng 500 -1.000 tỷ chiếc túi nilon.

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt và vai trò của doanh nghiệp

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt và vai trò của doanh nghiệp

Đó là chủ đề của Diễn đàn Môi trường lần thứ 3 năm 2024 do Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới hơn 60 điểm cầu trên toàn quốc. Diễn đàn nhằm tích cực phổ biến và truyền thông hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, để định hướng cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương trong quản lý, đầu tư và phân loại rác tại nguồn, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) hướng đến phát triển bền vững.

Trước 1 2 3 4 5 Tiếp Cuối