TS. Đỗ Ngọc Chung: Người hồi sinh vỏ đỗ xanh, thức tỉnh niềm tin tiêu dùng sạch

18/07/2025

TN&MTTrong khi thực phẩm bẩn vẫn len lỏi trên mâm cơm, thức uống kém chất lượng vẫn âm thầm gặm nhấm sức khỏe người Việt, thì đâu đó vẫn có những người lặng lẽ khơi nguồn hy vọng, gieo hạt mầm thay đổi. Từ những cốc trà vỏ đỗ xanh, từ chai nước Kombucha lên men tự nhiên, TS. Đỗ Ngọc Chung - Đại diện Dự án Sạch hóa giá đỗ Việt cùng các cộng sự đang viết tiếp câu chuyện về một Việt Nam sạch hơn - khoẻ mạnh hơn, bắt đầu từ người tiêu dùng trẻ.

TS. Đỗ Ngọc Chung - Nhà sáng chế, có 10 năm công tác tại Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam, 07 năm làm giảng viên Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, hiện là tác giả của nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch được truyền hình và báo chí đưa tin rộng rãi (VTV, VTC, VnExpress, ...) TS. Chung từng có hơn 10 sản phẩm khoa học công nghệ đang được thương mại hóa và 5 bằng Sở hữu trí tuệ đã được Cục SHTT Việt Nam công nhận. Anh cũng là diễn giả của nhiều chương trình, hội thảo và đã nhận được nhiều giải thưởng, vinh danh tại các sự kiện lớn.

Dây chuyền sản xuất hiện đại, quy trình khép kín và minh bạch - cam kết chất lượng từ nhà máy đến tay người tiêu dùng. Một hành trình mang tâm huyết của TS. Đỗ Ngọc Chung và niềm tin của cộng đồng

Thực phẩm bẩn: Gióng hồi chuông cảnh tỉnh thói quen tiêu dung

Những năm gần đây, cụm từ “thực phẩm bẩn”, “nước uống kém chất lượng” đã trở thành nỗi ám ảnh thường trực của người tiêu dùng Việt. Theo Cục An toàn Thực phẩm - Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam ghi nhận hàng ngàn vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Không ít trong số đó liên quan đến các sản phẩm vốn tưởng chừng “vô hại” như giá đỗ, rau xanh, hay nước giải khát - thứ chúng ta vẫn vô tư ăn uống mỗi ngày.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã từng công bố: Mỗi năm, ước tính hơn 600 triệu người trên toàn cầu bị ngộ độc thực phẩm, trong đó Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ cao. Từ những vụ ngộ độc cấp tính đến những bệnh lý mạn tính, ung thư, hệ lụy của thực phẩm bẩn không chỉ là những con số vô hồn mà là nỗi đau hiện hữu, đang âm thầm bào mòn sức khỏe cộng đồng.

Những phóng sự điều tra từng phơi bày quy trình giá đỗ “kích mầm” bằng hóa chất, thịt bơm nước, rau tẩm thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng, hay nước giải khát pha trộn hương liệu không rõ nguồn gốc. Đó không còn là chuyện lạ. Chỉ cần một cú click từ khóa “giá đỗ bẩn”, hàng trăm clip hướng dẫn “kích trắng, mập mạp” bằng chất cấm sẽ hiện ra những thứ đã từng ngang nhiên len lỏi vào bữa cơm của nhiều gia đình.

Nhưng điều đáng lo hơn, đó là thói quen tiêu dùng dễ dãi, cả tin - mảnh đất màu mỡ cho thực phẩm bẩn tồn tại. Nhiều người sẵn sàng chi tiền cho đồ uống “trend” trôi nổi, trà sữa pha bột, nước ngọt không rõ nguồn gốc, nhưng lại đắn đo trước những sản phẩm sạch, minh bạch, được kiểm định nghiêm ngặt.

Một khảo sát của Viện Nghiên cứu Phát triển Bền vững Vùng cho thấy: Hơn 60% người Việt từng lo lắng về nguồn gốc thực phẩm, nhưng chỉ khoảng 25% sẵn sàng trả thêm tiền để chọn sản phẩm sạch. Rõ ràng, người tiêu dùng vẫn còn dễ dãi với chính sức khỏe của mình.

Các chiến dịch truyền thông về an toàn thực phẩm vẫn được triển khai, những băng rôn, khẩu hiệu vẫn giăng khắp phố chợ. Các cuộc thanh kiểm tra vẫn có kết quả xử phạt nghiêm. Nhưng sau tất cả, thói quen tiêu dùng chưa thực sự thay đổi nếu người tiêu dùng không được “chạm tay” vào những mô hình tiêu dùng sạch – minh bạch, tin cậy ngay quanh mình.

TS. Đỗ Ngọc Chung, một nhà khoa học đã dành hơn 10 năm nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam, đã nhìn thấy tận gốc rễ: “Chỉ khi người tiêu dùng thay đổi thói quen biết chọn, biết hỏi, biết từ chối thực phẩm bẩn - thì thực phẩm bẩn mới không còn đất sống”.

Từ đó, ông và các cộng sự đã phát triển Dự án “Sạch hóa giá đỗ Việt”, bắt đầu từ thứ đơn giản nhất, hạt đỗ xanh. Từ vỏ đỗ tưởng chừng bỏ đi, nhóm nghiên cứu đã tạo ra trà vỏ đỗ xanh, Doza Kombucha lên men tự nhiên, minh bạch quy trình - trao vào tay sinh viên ngay trong khuôn viên trường học. Mô hình này không chỉ mang đến một thức uống lành mạnh, mà quan trọng hơn, nó gieo vào thế hệ trẻ hạt mầm: Tiêu dùng có trách nhiệm, chọn sạch từ những thứ nhỏ nhất.

Thực phẩm bẩn sẽ không tự biến mất. Nó sẽ biến mất khi người tiêu dùng dám nói “không”. Và hành trình thay đổi ấy, giờ đây bắt đầu từ những ly trà vỏ đỗ xanh - minh bạch, sạch, giàu giá trị - do chính người Việt làm ra vì sức khỏe cộng đồng Việt.

Máy bán hàng tự động với các sản phẩm sạch, an toàn - mang trà vỏ đỗ xanh, kim chi giá và thực phẩm tiện lợi đến gần hơn với người tiêu dùng hiện đại.

Từ vỏ đỗ xanh - Hành trình “hồi sinh” một phụ phẩm bị lãng quên

Nếu hỏi người Việt quen thuộc nhất với loại đỗ nào, hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay tới đỗ xanh - thứ hạt bé nhỏ gắn bó từ bát chè đỗ, bánh đỗ, bánh chưng, xôi, tới bữa ăn gia đình. Mỗi năm, Việt Nam tiêu thụ hàng trăm nghìn tấn đỗ xanh. Nhưng ít ai để ý: phần vỏ đỗ xanh chiếm gần 15% khối lượng hạt và hầu hết bị coi như… rác thải.

Với hơn 10 năm nghiên cứu, TS. Đỗ Ngọc Chung nhận ra điều tưởng chừng vô lý: Vỏ đỗ xanh không hề vô dụng. Trong vỏ chứa nhiều chất xơ hòa tan, polyphenol, flavonoid - những hợp chất chống oxy hóa tự nhiên, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, thanh lọc cơ thể, tăng cường miễn dịch. Ở nhiều quốc gia phát triển, phụ phẩm này được dùng làm nguyên liệu thực phẩm chức năng, dược phẩm hoặc chiết xuất trà.

Thế nhưng ở Việt Nam, vỏ đỗ xanh sau khi tách thường chỉ được tận dụng làm thức ăn chăn nuôi giá rẻ hoặc đổ bỏ. Mỗi năm, hàng ngàn tấn vỏ đỗ xanh âm thầm “chết yểu” ngay từ khi ra khỏi máy bóc tách.

Chính câu hỏi đơn giản ấy đã thôi thúc TS. Chung cùng các cộng sự nghiên cứu nhiều năm trời: “Tại sao không biến thứ đang bị vứt bỏ thành sản phẩm có giá trị cao hơn? Tại sao người Việt không được uống trà sạch - từ chính nguyên liệu Việt - do chính nhà khoa học Việt sáng tạo?”

Bằng quy trình chiết xuất, sấy lạnh, lên men kiểm soát nghiêm ngặt, nhóm nghiên cứu đã biến vỏ đỗ xanh thành trà vỏ đỗ xanh, giữ được các hoạt chất quý, mùi vị thanh mát, dễ uống. Không dừng lại ở đó, họ tiếp tục phát triển Doza Kombucha - nước uống lên men 100% tự nhiên, kết hợp vỏ đỗ xanh với nước cốt giá đỗ sạch và cỏ ngọt, tạo ra một sản phẩm giàu probiotic, hỗ trợ tiêu hóa, tăng sức đề kháng.

Điều khiến câu chuyện vỏ đỗ xanh trở nên đặc biệt không chỉ nằm ở quy trình công nghệ, mà ở cách TS. Chung lựa chọn con đường thương mại hóa sản phẩm sạch.
Không ký gửi độc quyền cho doanh nghiệp lớn, không biến sáng chế thành hàng xa xỉ đắt đỏ, ông và các cộng sự quyết định mang trà vỏ đỗ xanh, kombucha ra tận sân trường tới tay người trẻ bán bằng mô hình booth khởi nghiệp.

Mỗi cốc trà, mỗi chai nước không chỉ chứa giá trị dinh dưỡng, mà còn chứa cả giá trị tinh thần: Biến phụ phẩm thành tài nguyên; Biến nghiên cứu khoa học thành sản phẩm hữu dụng; Biến người tiêu dùng trẻ thành người lan tỏa tinh thần sống sạch - uống xanh - tiêu dùng có trách nhiệm.

Hành trình hồi sinh vỏ đỗ xanh chưa dừng lại ở trà và kombucha. TS. Chung và nhóm dự án đang tiếp tục mở rộng nghiên cứu: chiết xuất hoạt chất từ vỏ đỗ xanh để ứng dụng vào mỹ phẩm tự nhiên, viên uống hỗ trợ tiêu hóa, các sản phẩm tăng giá trị nông sản Việt.
Mục tiêu lớn nhất: Không để bất cứ phần nào của hạt đỗ xanh bị lãng phí. Tất cả phải được hồi sinh - sạch - minh bạch - an toàn và phục vụ chính người Việt.

Từ một phụ phẩm bị lãng quên, nay trở thành biểu tượng nhỏ bé nhưng mạnh mẽ của tinh thần sáng tạo Việt, tinh thần sống sạch của thế hệ mới.
Và hành trình này chỉ có thể tiếp tục khi mỗi người tiêu dùng đồng hành: Một cốc trà hôm nay - Một Việt Nam sạch ngày mai.

Những chai Doza Kombucha, những gói trà vỏ đỗ xanh chính là kết tinh của khát vọng “tạo nên sản phẩm sạch - thực sự sạch - minh bạch nguồn gốc - tốt cho sức khỏe”. Và quan trọng hơn, đó là cách biến nghiên cứu hàn lâm thành giá trị thiết thực, lan toả đến tận bàn ăn, ly nước của người Việt.

Một chai Kombucha nguyên bản - thức uống lên men tự nhiên, thanh mát và tốt cho sức khỏe, sẵn sàng mang lại trải nghiệm sảng khoái giữa thiên nhiên xanh mát.

Biến trường học thành “vườn ươm thói quen tiêu dùng sạch”

Sau khi hồi sinh giá trị của vỏ đỗ xanh, TS. Đỗ Ngọc Chung cùng các cộng sự lại tiếp tục đi tìm lời giải cho câu hỏi: Làm sao để sản phẩm sạch, ý thức sạch không chỉ nằm trên giấy hay trong phòng lab, mà thực sự “chạm” vào cuộc sống?

Câu trả lời của ông và nhóm dự án có lẽ giản dị mà táo bạo: Đem trà vỏ đỗ xanh và Doza Kombucha ra khỏi phòng thí nghiệm, đặt ngay giữa sân trường - nơi các bạn sinh viên học tập, sinh hoạt mỗi ngày.

Không phải ngẫu nhiên mà trường đại học được chọn là điểm khởi đầu. Với TS. Chung, trường học không chỉ là nơi dạy kiến thức, mà còn là môi trường tốt nhất để ươm mầm lối sống, thói quen, niềm tin mới.

Mỗi năm, hàng triệu sinh viên Việt Nam bước ra từ giảng đường. Họ mang theo không chỉ bằng cấp, mà cả nếp nghĩ tiêu dùng, thói quen lựa chọn sản phẩm. Một sinh viên hiểu thế nào là tiêu dùng sạch, biết yêu cầu nguồn gốc minh bạch, biết nói “không” với thực phẩm bẩn - đó là một hạt mầm lan tỏa ra gia đình, cộng đồng.

Với cách tiếp cận này, booth trà vỏ đỗ xanh và Doza Kombucha không chỉ là một quầy bán nước giải khát. Nó là “lớp học đặc biệt”, nơi sinh viên được thực hành tinh thần khởi nghiệp bền vững, được chạm tay vào mô hình tiêu dùng - kinh doanh - đổi mới sáng tạo ngay chính trong khuôn viên trường.

Khác với việc mở một chuỗi quán café hay nhượng quyền cửa hàng lớn, mô hình này có 3 giá trị cốt lõi: (1) Đồ uống sạch - quy trình minh bạch - giá cả sinh viên. (2) Sinh viên trực tiếp vận hành - bán hàng - quảng bá. (3) Lợi nhuận công bằng - sinh viên có thêm thu nhập - học được cách kinh doanh nhân văn.

Điều này biến một cốc trà thành tấm vé thực chiến cho các bạn trẻ: (1) Học cách lập kế hoạch bán hàng. (2) Học cách truyền thông sản phẩm sạch. (3) Hiểu ý nghĩa kinh doanh không chỉ là lợi nhuận, mà còn là trách nhiệm xã hội.

Một mô hình nhỏ, nhưng TS. Chung và cộng sự kỳ vọng sẽ tạo hiệu ứng cộng hưởng. Khi một nhóm sinh viên tin vào trà vỏ đỗ xanh, họ sẽ kể cho bạn bè, gia đình. Khi hàng nghìn sinh viên chia sẻ câu chuyện “từ vỏ đỗ xanh bỏ đi thành trà sạch”, đó là cách truyền thông thuyết phục nhất mà không cần hô hào, áp đặt.

Điều đáng quý là, thay vì đứng ngoài quan sát, sinh viên chính là chủ thể làm thay đổi: Vừa tiêu dung, vừa kinh doanh vừa lan tỏa. Một “hệ sinh thái tiêu dùng sạch” được gieo ngay từ ghế giảng đường, đúng tinh thần giáo dục đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững.

Không dừng ở một vài ngôi trường, nhóm nghiên cứu đặt mục tiêu mở rộng mạng lưới booth sinh kế xanh tại nhiều trường đại học, ký túc xá, thậm chí cả bệnh viện, thư viện, tòa nhà văn phòng. Mỗi booth nhỏ chính là một “vườn ươm”, nơi sản phẩm sạch kết nối con người có trách nhiệm, gieo niềm tin vào sản phẩm Việt - sáng chế Việt - vì sức khỏe người Việt.

“Chúng tôi không bán trà, chúng tôi trao niềm tin. Chúng tôi không dạy khởi nghiệp, chúng tôi cùng sinh viên khởi nghiệp sạch”, TS. Đỗ Ngọc Chung chia sẻ, ông hy vọng mô hình này sẽ trở thành “chất xúc tác” để người trẻ thay đổi cách tiêu dùng, cách kinh doanh và quan trọng nhất: thay đổi cách nhìn về thực phẩm sạch - điều đã từng bị bào mòn vì niềm tin mong manh. Và hạt mầm ấy đang nảy nở, lan tỏa từ giảng đường ra cộng đồng, từng bước góp phần biến giấc mơ Việt Nam tiêu dùng sạch” thành hiện thực - bắt đầu từ chính những người trẻ tiên phong.

TS. Đỗ Ngọc Chung đã trực tiếp giới thiệu sản phẩm nghiên cứu của mình tại Nga năm 2017

Một thế hệ trẻ dám nói “KHÔNG” với thực phẩm bẩn

Sẽ là vô nghĩa nếu chúng ta chỉ hô hào “tiêu dùng sạch” trong khi người trẻ - lực lượng tiêu dùng lớn nhất, năng động nhất lại thiếu thông tin, thiếu công cụ để thực hành ngay trong đời sống hằng ngày.

Nhiều khảo sát chỉ ra, phần lớn sinh viên, học sinh rất quan tâm đến sức khỏe, nhưng lại lúng túng khi lựa chọn thực phẩm, đồ uống. Họ dễ bị thu hút bởi hình thức bắt mắt, giá rẻ, trào lưu “trend” hơn là câu chuyện nguồn gốc minh bạch, quy trình sản xuất nghiêm ngặt. Chính vì thế, nếu không có những mô hình cụ thể, việc “nói Không với thực phẩm bẩn” sẽ mãi chỉ nằm trên băng rôn, khẩu hiệu.

Đây là điểm then chốt mà TS. Đỗ Ngọc Chung và Dự án Sạch hóa giá đỗ Việt muốn chạm vào: Làm sao để sinh viên không chỉ nghe mà nhìn thấy chạm tay, bán và chính họ lan tỏa.

Một cốc trà vỏ đỗ xanh, một chai Doza Kombucha trên tay không chỉ là một thức uống lạ miệng. Nó đại diện cho cả một thông điệp ngầm nhưng mạnh mẽ: (1) Tôi hiểu tôi đang uống gì. (2) Tôi biết ai làm ra nó. (3) Tôi sẵn sàng trả giá đúng cho chất lượng thật. (4) Tôi tự tin chia sẻ điều này với bạn bè, người thân.

Mỗi quyết định tiêu dùng như vậy chính là một lá phiếu “bỏ phiếu” cho thực phẩm sạch, và đồng thời là một “cú tát” vào thực phẩm bẩn, vốn đã tồn tại bền bỉ nhờ thói quen tiêu dùng dễ dãi.

Điểm đáng quý của mô hình booth sinh kế xanh là biến sinh viên từ khách hàng thụ động thành người kiến tạo, người lan tỏa. Khi sinh viên trực tiếp bán trà vỏ đỗ xanh, họ trở thành “người kể chuyện”, chia sẻ về quy trình sản xuất, tiêu chuẩn ISO, cách biến phụ phẩm thành tài nguyên xanh. Họ không chỉ mang về thu nhập bán thời gian mà còn thu về “tài sản lớn hơn” - đó là sự tự tin dám khẳng định: (1) “Tôi chọn tiêu dùng sạch”. (2) “Tôi sẵn sàng chia sẻ điều sạch với cộng đồng”. 

Từ quầy trà nhỏ ở sân trường, câu chuyện ấy sẽ đi xa: lên mạng xã hội, về tận quê nhà, lan ra quán café, nhóm bạn. Dần dần, nó thay thế thói quen “uống gì cũng được, miễn rẻ, miễn nhanh” bằng ý thức “phải biết rõ mình đang uống gì, ăn gì”. Hãy nhớ, thế hệ trẻ hôm nay chính là khách hàng trung thành của ngày mai. Một khi họ đã quen lựa chọn sản phẩm sạch, họ sẽ hình thành văn hóa tiêu dùng có trách nhiệm, ép buộc nhà sản xuất minh bạch, tử tế hơn. Đó chính là sức ép thị trường bền vững nhất để “diệt” thực phẩm bẩn.

TS. Chung tin rằng, một thế hệ trẻ đủ dũng cảm nói “Không”, đủ hiểu “Có” - tức là có kiến thức, có giải pháp thay thế thì thực phẩm bẩn sẽ không còn đất sống. Tất nhiên, để biến những quầy trà sinh viên thành cú hích lan tỏa, cần nhiều hơn sự dấn thân của TS. Chung hay nhóm nghiên cứu. Cần thêm sự ủng hộ của nhà trường, Đoàn Thanh niên, cần truyền thông trách nhiệm và đặc biệt là tinh thần ủng hộ từ chính người tiêu dùng trẻ.

Nhưng bước đầu tiên “một thế hệ trẻ dám nói KHÔNG với thực phẩm bẩn” đã và đang được nhóm Dự án gieo mầm. Họ bắt đầu từ những điều nhỏ nhất: một cốc trà an toàn, một chai kombucha minh bạch, một booth sinh kế xanh, một sinh viên tự hào đứng sau quầy và hàng trăm, hàng ngàn người khác sẽ tiếp bước.

Tách trà vỏ đỗ xanh - tinh hoa từ phụ phẩm tự nhiên, mang đến hương vị thanh mát, an lành và tròn đầy dưỡng chất cho sức khỏe mỗi ngày

Một cốc trà hôm nay - Một tương lai xanh mai sau

Không dừng lại ở mô hình thử nghiệm, nhóm nghiên cứu mong muốn mở rộng mạng lưới booth đồ uống sạch đến nhiều trường đại học, khu ký túc xá, thậm chí khu dân cư, siêu thị, bệnh viện…
Để rồi, mỗi cốc trà, mỗi chai kombucha đều trở thành “tờ rơi sống” tuyên truyền cho thông điệp:
Hãy quan tâm đến nguồn gốc thực phẩm.
Hãy ưu tiên sản phẩm Việt Nam - minh bạch, an toàn.
Hãy tiêu dùng vì sức khỏe chính mình - đừng để thực phẩm bẩn quyết định số phận.

Một người gieo - Triệu người hưởng

Có thể hôm nay, những chai nước từ vỏ đỗ xanh của TS. Chung vẫn còn lạ lẫm với nhiều người. Nhưng mỗi cốc trà bán ra, mỗi sinh viên trải nghiệm bán hàng - mỗi người tiêu dùng lựa chọn uống sạch sẽ góp thêm một viên gạch cho hành trình “Sạch hoá giá đỗ Việt - Xanh hoá thói quen tiêu dùng Việt”.

Thay đổi không đến từ lời kêu gọi sáo rỗng, mà bắt đầu từ hành động nhỏ, lựa chọn nhỏ - ngay trong bữa ăn, cốc trà, chai nước mỗi ngày. Vì sức khỏe của bạn. Vì sức khoẻ cộng đồng. Vì một Việt Nam sạch từ gốc.

Hồng Minh

 

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Đồng chí Trần Đức Thắng được giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường khẳng định vai trò cơ quan báo chí - khoa học đầu ngành

Tập trung tháo gỡ những vấn đề "nghẽn nhất, khó nhất, phức tạp nhất" trong lĩnh vực nông nghiệp, môi trường

Bảo vệ môi trường là yếu tố sống còn

Nông nghiệp

Gấp rút hoàn thiện thể chế, ứng phó kịp thời với biến động nông vụ

Sức mạnh cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững ở Thanh Hóa

Triển vọng từ giống đậu đũa ngồi chịu nhiệt

Điện Biên quyết liệt xây dựng nông thôn mới: Tăng tốc về đích, giữ vững tiêu chí

Tài nguyên

Tập trung điều tra địa chất và khoáng sản biển

Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Khát vọng quốc gia biển

Môi trường

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phân công cán bộ xuống địa bàn túc trực phòng chống bão WIPHA

Quảng Trị: Cá chết bất thường ở hồ Nam Lý

Hướng tới Công ước toàn cầu về ô nhiễm nhựa: Trách nhiệm quốc gia - Cam kết quốc tế

Giảm gánh nặng bệnh tật từ ô nhiễm không khí

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường đạt điểm cao trong Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng Giáo sư nhà nước

Hội thảo Tăng cường huy động khu vực tư nhân trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm tại Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Chính sách

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẵn sàng cho mùa tuyển sinh 2025 với nhiều điểm mới

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Phát triển

TS. Đỗ Ngọc Chung: Người hồi sinh vỏ đỗ xanh, thức tỉnh niềm tin tiêu dùng sạch

Vietnam Disability Fashion Show 2025: Thời trang nhân văn cho một tương lai xanh

Ra mắt tập truyện ngắn “Linh hồn ký ức” của tác giả Phạm Công Thắng

Tạp chí Thanh niên được Hội đồng Giáo sư Nhà nước phê duyệt lên 0,75 điểm cho bài báo khoa học

Diễn đàn

Hội thảo “Mô hình kinh tế tuần hoàn: Hiệu quả cho doanh nghiệp và môi trường”

Thời tiết ngày 18/7: Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng gay gắt, Nam Bộ chiều tối mưa to

Xây dựng Sàn giao dịch tín chỉ carbon: Bước đệm cho nền kinh tế xanh

Nhiều điểm sáng trong hoạt động Công đoàn Nông nghiệp và Môi trường