Báo chí tích cực tuyên truyền dự thảo luật đất đai (sửa đổi) đến nhân dân

29/10/2022

TN&MTĐất đai và chính sách, pháp luật liên quan đến đất đai; là những vấn đề được Nhân dân quan tâm hàng đầu; có tầm ảnh hưởng quan trọng, sâu sắc đến đời sống kinh tế - xã hội của từng hộ dân.

Ngày 20/10/2022 Kỳ họp thứ 4, quốc hội khóa XV diễn ra, vấn đề cho ý kiến về 07 dự thảo Luật, đặc biệt trong đó dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) liên quan đến chính sách, pháp luật của Đảng - Nhà nước đến tài nguyên đất được công chúng đặc biệt quan tâm. Bên cạnh đó, Nghị quyết 18 NQ/TW (2022)  Quyền sử dụng đất về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao" do Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành. Cho thấy được ý nghĩa và sự cần thiết của việc báo chí tăng cường tuyên truyền dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) đến Nhân dân. Theo đó, Bộ TN & MT xác định báo chí, truyền thông là kênh thông tin quan trọng hàng đầu, có sức lan toả và hiệu ứng thông tin rộng lớn tới nhiều đối tượng công chúng nhằm tăng cường thông tin tương tác, phổ biến kiến thức, cơ chế chính sách, pháp luật về đất đai, nâng cao nhận thức cho cộng đồng xã hội.

 

Báo chí tích cực tuyên truyền dự thảo luật đất đai (sửa đổi) đến nhân dân

Ảnh minh họa.

Đối tượng tuyên truyền của Luật đất đai (Sửa đổi)

Báo chí tích cực tuyên truyền dự thảo luật đất đai (sửa đổi) đến nhân dân

Ảnh minh họa.

Các đối tượng sẽ được thông tin, truyền thông gồm cả hệ thống chính trị; các cơ quan thông tấn, báo chí từ trung ương đến địa phương; các chuyên gia, nhà khoa học, luật gia, người có ảnh hưởng trong xã hội, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế; Hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp chịu ảnh hướng trực tiếp từ các chính sách, pháp luật về đất đai; quần chúng nhân dân, cộng đồng dân cư. Do đó truyền thông về Luật đất đai (sửa đổi) phải được vận dụng đa dạng nhằm đạt được sự hiểu biết chung dẫn đến thay đổi nhận thức, hành vi, thái độ tiếp thu những thay đổi trong Luật đất đai (sửa đổi). Quá trình truyền thông về Luật đất đai (sửa đổi) cần đơn giản, nhanh chóng, chú trọng vào những điểm mới - điểm thay đổi, nhằm đơn giản hoá nội dung đến các đối tượng liên quan về đất đai. Thông tin cho người bị tác động bởi Luật đất đai (sửa đổi) những điểm mới thay đổi, từ đó thu thập ý kiến phản hồi từ người dân; đồng thời thu thập những đề xuất, kinh nghiệm của người dân về một số vấn đề liên quan đến đất đai, quyền sử dụng đất .v.v liên quan trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội. Báo chí luôn tạo điều kiện, cơ hội cho mọi đối tượng tham gia đóng góp ý kiến, phản biện, trong công tác xây dựng các bộ luật nói chung và Luật đất đai (sửa đổi) nói riêng, phản biện trong công tác đưa Luật đất đai (2013) vào thực tiễn cuộc sống.

Truyền thông về Luật đất đai (sửa đổi) là quá trình tương tác xã hội hai chiều. Một chiều nhằm cung cấp thông tin, những thay đổi, đóng góp, ý kiến .v.v trong dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) đang đi dần vào hoàn thiện; những người liên quan đến hiểu và nhận thức sâu sắc được những thay đổi cơ bản trong Luật đất đai (sửa đổi). Mặt thứ hai là tác động truyền thông từ những vấn đề về đất đai trong thực tiễn còn tồn động, đến dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) nhằm hoàn thiện, góp ý .v.v thực hiện quyền giám sát, phản ánh, phản biện của báo chí đối với dự thảo Luật đất đai; xây dựng khả năng giải quyết, phản ánh một số vấn đề về Luật đất đai hiện hành do người dân cung cấp.

Báo chí tăng cường tuyên truyền dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)

Báo chí tích cực tuyên truyền dự thảo luật đất đai (sửa đổi) đến nhân dân

Ảnh minh họa.

Báo chí Việt Nam thực hiện chức năng thông tin đến toàn thể Nhân dân về dự thảo Luật đất đai (sửa đổi). Những thay đổi, điểm mới, cuộc họp trình Quốc hội về dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) .v.v đều được báo chí thông tin rõ ràng với nhiều bài đăng trên nhiều mặt báo khác nhau. Nhằm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Luật đất đai (sửa đổi) đến công chúng, đến những người sử dụng đất; hơn thế là tập hợp những phản hồi của công chúng về vấn đề sửa đổi dự thảo Luật đất đai, sau đó có những phản biện, phản ánh về ý kiến của người dân về dự thảo Luật.

Báo chí thực hiện chức năng tạo lập dư luận xã hội nhằm thay đổi nhận thức và hành động của công chúng về Luật đất đai (sửa đổi). Những vấn đề liên quan đến đất đai ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội của Nhân dân vậy nên khi báo chí phản ánh tin tức về Luật đất đai, cũng như các vấn đề liên quan đến đất đai luôn được công chúng tiếp nhận, công chúng tham gia vào quá trình truyền thông, từ đó là cơ sở báo chí tạo lập dư luận xã hội. Định hướng thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của công chúng về dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), tránh những vi phạm trong Luật đất đai (sửa đổi). Nhân dân tham gia vào quá trình truyền thông bằng việc phản hồi thông tin qua phần email, bình luận .v.v tin tức được đưa trên báo chí buộc các nhà chức trách phải vào cuộc, đưa ra các biện pháp xử lý. Sức mạnh của báo tạo định hướng dư luận loại bỏ hành vi sai trái hướng tới những mục đích đúng đắn. Báo chí thể hiện dư luận xã hội qua 3 cách:

Thứ nhất, phản ánh trực tiếp ý kiến người dân phản hồi về dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) thông qua cách tiếp nhận ý kiến người dân dưới phần bình luận, thư điện tử, gọi điện .v.v lắng nghe những ý kiến của người dân đóng góp; tuy nhiên trong quá trình lắng nghe báo chí truyền thông cần có những chọn lọc và xác minh thông tin chính xác, nhằm đưa ra bài viết, những phản hồi đến cơ quan phù hợp.

Thứ hai, Báo chí truyền thông đăng tải thông tin trên các mặt báo, kèm theo đó là những chính sách Luật trước đây đã đưa vào thực tế còn tồn tại những hạn chế được người dân phản hồi về cơ quan báo chí truyền thông. Hoặc những bài đăng phân tích sâu về thay đổi của dự thảo luật, tăng thêm tính khách quan, chân thực; và tác động đến công chúng hiệu quả.

Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu tập hợp, phân tích các ý kiến về một vấn đề nào đó, các nhà báo viết bài; sản xuất những chương trình số đặc biệt góp phần tăng tính tương tác giữa báo chí truyền thông với công chúng báo chí về dự thảo Luật. Trên diễn đàn trực tiếp tạo thành nhiều ý kiến phản ánh mang tính lợi ích cho xã hội về vấn đề luật pháp từ đó tạo nên sự cạnh tranh và đồng thuận trong vấn đề tranh luận.

  Báo chí tích cực tuyên truyền dự thảo luật đất đai (sửa đổi) đến nhân dân

Ảnh minh họa.

Báo chí chức năng phản biện xã hội. Báo chí là kênh thông tin chính thống góp phần phản ánh kịp thời và toàn diện những vấn đề liên quan đến môi trường nói chung và vấn đề về đất đai nói riêng, khơi dậy định hướng pháp luật của Luật đất đai (sửa đổi); phát hiện và phổ biến thông tin về công tác về Luật đất đai. Đồng thời, báo chí cũng phát hiện những bất cập còn tồn tại và tìm cách khắc phục, khi đó báo chí có vai trò phản biện xã hội nhằm thúc đẩy chính sách hoàn thiện dự thảo Luật đất đai (sửa đổi). Báo chí với bản chất thông tin mang tính truyền thông đại chúng, tính công khai minh bạch, từ đó làm tăng thêm sự quan tâm của công chúng đối với Luật đất đai (sửa đổi).

PGS, TSDương Xuân Sơn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Nhật Bản triển khai mô hình sản xuất sắn tuần hoàn đầu tiên tại Việt Nam

Tân Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam: 'Vì Việt Nam, với Việt Nam và từ Việt Nam'

Phát huy vai trò nòng cốt trong quy hoạch và bảo vệ tài nguyên nước

Khẩn trương hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho đường sắt tốc độ cao

Nông nghiệp

Người mang lại giá trị sản phẩm chè Tân Cương, Thái Nguyên

Kết quả hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo Dự án 5

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Tài nguyên

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Môi trường

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UNDP ra mắt cơ chế chính sách đa bên chống ô nhiễm nhựa

Thúc đẩy hành động từ dữ liệu: Hướng tiếp cận mới cho quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam

Quảng Ninh: Nhiều kết quả nổi bật trong bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Khánh Hòa: Nhóm Môi trường xanh Đại Lãnh cùng nhau dọn rác, giữ màu xanh cùng biển

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Đắk Lắk: Du lịch biển rừng, hội tụ giao thoa hướng tới phát triển kinh tế sau sát nhập

Phía sau vết dầu loang: Hành trình trả ơn thiên nhiên của ông Phạm Văn Sơn

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn

Thời tiết ngày 10/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa rào và dông, cục bộ mưa rất to

Thời tiết ngày 9/7: Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa - Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Đắk Lắk, Khánh Hòa nắng nóng

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông