Bảo vệ đất lúa trước thách thức biến đổi khí hậu

18/03/2024

TN&MTNhiều năm trở lại đây, Việt Nam liên tục phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ biến đổi khí hậu. Thống kê cho thấy, có trên 2 triệu người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long (khoảng 12% dân số vùng) chịu ảnh hưởng của hạn mặn, biến đổi khí hậu.

Bảo vệ đất lúa trước thách thức biến đổi khí hậu

Thu hoạch lúa trên cánh đồng mẫu lớn tại xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang

Đây là con số chỉ tính trên nông dân sản xuất lúa bị thiệt hại và thiếu nước ngọt. Nếu tính cả diện tích nuôi trồng thủy sản, cây ăn quả và chăn nuôi, thì gần 1/3 dân số của vùng gánh chịu những hậu quả ở mức độ khác nhau. Nói như thế để thấy, việc tìm ra phương thức để hạn chế hậu quả của hạn mặn đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đang là một đòi hỏi và trở thành thách thức lớn.

Thực tế trong nhiều năm gần đây, hạn mặn, biến đổi khí hậu đã đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực của đất nước và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Không những thế, có khoảng 1,5 triệu nông dân trồng lúa và trên 500.000 người dân cuộc sống bị ảnh hưởng do thiếu nước ngọt sinh hoạt.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề hạn mặn khi diện tích sản xuất lúa đứng trước nguy cơ giảm sút nghiêm trọng. Chính phủ đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch thực hiện nhiều chủ trương, chính sách về quy hoạch đất trồng lúa, bằng mọi giá giữ ổn định trên 3,5 triệu ha đất lúa, sản lượng lúa hàng năm bảo đảm ít nhất 35 triệu tấn, làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; sử dụng hiệu quả quỹ đất lúa gắn với quy hoạch đất lâm nghiệp hơn 15,8 triệu ha. Nhiều dự án, công trình thủy lợi quan trọng của đất nước đã được đầu tư xây dựng nhằm giảm thiểu thiệt hại từ hạn mặn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng cũng như của đất nước.

Tuy nhiên, vấn đề quản lý, sử dụng đất nông nghiệp đã bộc lộ nhiều bất cập, nhất là việc tuân thủ các quy định pháp luật về phân cấp quản lý, giám sát, sử dụng đất trồng lúa có hiệu quả... Bên cạnh đó, trong quá trình đô thị hóa, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp bị lợi dụng, khiến diện tích sản xuất lúa tại một số địa phương ngày một giảm sút.

Trong nhiều năm trở lại đây, một số địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long đã triển khai nhiều giải pháp có hiệu quả ứng phó với hạn mặn, như điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi; thực hiện chuyển từ cơ cấu sản xuất 3 vụ sang 2 vụ, bố trí dịch chuyển khung thời vụ cho phù hợp để tránh hạn; đẩy mạnh chuyển đổi những vùng thiếu nước sang cây trồng cạn ngắn ngày để tăng hiệu quả sản xuất và tiết kiệm nước tưới…

Dù đã có nhiều giải pháp để thích ứng, “sống chung” với hạn mặn, nhưng chưa có gì để bảo đảm rằng, hạn mặn sẽ không lặp lại và hậu quả của nó sẽ được giảm thiểu. Do vậy, ứng phó với hạn, mặn không phải là câu chuyện ngày một ngày hai, mà phải tính toán dài hạn.

Trước mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu, yêu cầu bảo vệ, kiểm soát chặt chẽ diện tích đất trồng lúa đang là yêu cầu đặt ra, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ Trung ương tới các địa phương.

Với người dân vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long, thì nước mặn xâm nhập là cơ hội để phát triển nuôi thủy sản, thực hiện mô hình tôm - lúa để có thêm thu nhập. Vấn đề cần có cơ chế chính sách rõ ràng, minh bạch về đầu tư cơ sở hạ tầng và chuyển đổi cơ cấu, mô hình sản xuất phù hợp, đồng thời chú trọng giải quyết sinh kế bảo đảm đời sống cho người dân trong điều kiện hạn mặn.

Thực tế, trong nhiều năm trở lại đây, nhiều công trình phòng chống hạn mặn tại một số địa phương trong vùng còn manh mún, lãng phí, hiệu quả hạn chế; địa phương nào biết địa phương đó, mỗi nơi yêu cầu một khác, thiếu các công trình mang tính liên tỉnh, liên vùng. Đơn cử, một số vùng thì cần cần nước mặn nuôi tôm, số khác lại cần nước ngọt trồng lúa, nên việc đầu tư xây dựng, khai thác các công trình thủy lợi ít hiệu quả ... Trong bối cảnh như vậy, đã đặt ra yêu cầu cần phải rà soát, đánh giá lại hiệu quả của các công trình phòng chống hạn mặn; từ đó mạnh dạn loại bỏ công trình không phát huy tác dụng; tập trung đầu tư cho công trình có khả năng thích ứng cao và đáp ứng tối đa nhu cầu khai thác sử dụng của nhiều địa phương.

Với phương châm “sống chung” với hạn mặn và hạn chế thấp nhất thiệt hại từ biến đổi khí hậu, cùng với những giải pháp thích ứng với từng vùng, khi Luật Đất đai sửa đổi chính thức có hiệu lực, các địa phương (nhất là vùng trực tiếp chịu ảnh hưởng của hạn mặn) cần thực hiện nghiêm các quy định về chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; xác định cụ thể trách nhiệm của từng địa phương, cấp, ngành liên quan trong việc chuyển đổi, sử dụng đất nông nghiệp kém hiệu quả, sai mục đích.

Theo baotintuc.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam là đối tác tiên phong trong nền tảng NPAP chống ô nhiễm nhựa

Ngành Thú y phải chủ động, chuyên nghiệp, bền vững hơn

Cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam vào thị trường Halal Pakistan

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp xã giao Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam

Nông nghiệp

Người mang lại giá trị sản phẩm chè Tân Cương, Thái Nguyên

Kết quả hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo Dự án 5

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Tài nguyên

Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Môi trường

Bệnh viện Đa khoa Hà Đông: Tận tâm chữa bệnh, trách nhiệm với môi trường

Kiểm lâm Sơn Động: Chủ động ứng phó, nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Việt Nam tham vấn chiến lược cho Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa

Lâm trường Lục Ngạn: Đổi thay từ chuyển đổi mô hình

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Hội thảo Tăng cường huy động khu vực tư nhân trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm tại Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai trao Bằng khen cho YeaH1 vì đóng góp phát triển du lịch qua chương trình “Gia đình Haha”

Quảng Trị: Làm việc cùng các nhà đầu tư - động lực phát triển kinh tế trong thời gian tới

Đắk Lắk: Du lịch biển rừng, hội tụ giao thoa hướng tới phát triển kinh tế sau sát nhập

Phía sau vết dầu loang: Hành trình trả ơn thiên nhiên của ông Phạm Văn Sơn

Diễn đàn

Thời tiết ngày 11/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa có nơi mưa rất to

Thời tiết ngày 10/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa rào và dông, cục bộ mưa rất to

Thời tiết ngày 9/7: Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa - Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Đắk Lắk, Khánh Hòa nắng nóng

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to