Bảo vệ lợi ích người nông dân trong luật Đất đai sửa đổi

31/10/2022

TN&MTLuật Đất đai đề ra nguyên tắc sử dụng đất phải bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho an ninh lương thực nhưng lại thiếu vắng cơ chế điều tiết giữa các địa phương, vùng miền để đảm bảo lợi ích cho các địa phương có tỷ lệ đất nông nghiệp lớn.

Các tỉnh làm nông thụt lùi

Tại hội nghị liên quan dự án luật Đất đai (sửa đổi) do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức gần đây, tôi rất ấn tượng với phần trình bày của ông Lê Tiến Châu, Tổng thư ký UB TƯ Mặt trận Tổ quốc về vấn đề sử dụng đất trồng lúa của người nông dân. Từ kinh nghiệm làm Bí thư ở tỉnh Hậu Giang - vựa lúa của cả nước, ông Châu nói rằng cần có chính sách hỗ trợ cho các địa phương có diện tích đất trồng lúa lớn, phải ưu tiên nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực quốc gia nên không thể chuyển mục đích sang sản xuất phi nông nghiệp.

Bảo vệ lợi ích người nông dân trong luật Đất đai sửa đổi

Nông dân xã Thạnh An, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An thu hoạch lúa vụ hè thu năm 2022

Cá nhân tôi tán thành với ý kiến của ông Châu. Cùng một thửa đất nhưng nếu cho phép chuyển mục đích sang đất sản xuất phi nông nghiệp có thể mang lại giá trị gấp cả trăm lần so với trồng lúa. Vì thế, thời gian qua, các tỉnh có trào lưu chuyển mục đích đất trồng lúa sang làm khu công nghiệp, khu đô thị, sân golf... Những tỉnh, thành thuộc top đầu về thu ngân sách đều có rất nhiều khu công nghiệp, khu đô thị, chứ không phải các tỉnh trồng lúa.

Trong khi đó, mức thu ngân sách và thu nhập, đời sống của người dân trong lĩnh vực nông nghiệp thấp hơn nhiều so với các địa phương có các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Đây là vấn đề mà luật Đất đai hiện nay còn bỏ ngỏ.

Mới đây, báo chí phản ánh hiện tượng bùng phát ao nuôi tôm nước lợ trái phép ở Đồng Tháp Mười. Lợi nhuận từ việc nuôi tôm cao gấp khoảng 25 lần trồng lúa đã khiến các hộ nông dân bỏ lúa, chuyển sang nuôi tôm tự phát. Để nuôi tôm nước lợ, người dân tự khoan giếng lấy nước mặn hoặc rải thêm muối khoáng, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm, khiến các hộ lân cận lo lắng trước nguy cơ nước mặn xâm nhập không thể trồng lúa hoặc cây ăn trái.

Rõ ràng nhu cầu tìm hướng sản xuất kinh doanh hiệu quả, cải thiện thu nhập là nhu cầu chính đáng của mọi người dân mà Nhà nước cần có chính sách bảo đảm.

Nhưng luật Đất đai năm 2013 mặc dù đề ra nguyên tắc sử dụng đất phải “bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho an ninh lương thực” (điều 35) lại hoàn toàn thiếu vắng cơ chế điều tiết giữa các địa phương, vùng miền để đảm bảo lợi ích cho các địa phương có tỷ lệ đất nông nghiệp lớn. Người nông dân trồng lúa chưa được bảo đảm quyền lợi một cách thỏa đáng.

Hài hòa lợi ích và công bằng xã hội

Thật may, nghị quyết số 18 của Ban chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách đất đai, với trọng tâm đảm bảo “hài hòa lợi ích” và “công bằng xã hội”, đã đề ra giải pháp khắc phục. Cụ thể, nghị quyết đề ra nhiệm vụ hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính về đất đai để “có cơ chế điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa Trung ương và địa phương”.

Nhiệm vụ ấy được thể chế trong dự thảo luật Đất đai (sửa đổi). Dự thảo quy định “Nhà nước điều tiết nguồn thu từ đất của các tỉnh, thành về ngân sách trung ương để phân bổ cho các địa phương thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo đảm an ninh, quốc phòng...” (điều 158).

Như vậy, Đảng và Nhà nước đã nắm bắt thực trạng các địa phương “thiệt thòi” về điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội, có mức độ đầu tư kết cấu hạ tầng chưa cao hoặc ở vị trí có tính chiến lược về quốc phòng, an ninh dẫn đến không thể triển khai các dự án phát triển kinh tế; hoặc là “vựa lúa”, có nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực cho cả nước mà điển hình là đồng bằng sông Cửu Long.

Để đảm bảo công bằng, cần điều tiết nguồn thu từ đất của các tỉnh, thành phát triển nhiều khu công nghiệp, khu đô thị, du lịch... nhằm phân bổ cho các địa phương chưa có điều kiện phát triển kinh tế.

Đây là một nội dung rất mới trong chính sách đất đai, thể hiện tầm nhìn của Đảng và Nhà nước trước vấn đề thời cuộc. Bởi thời gian qua xuất hiện tình trạng các địa phương “chạy đua” triển khai dự án khu công nghiệp, khu đô thị, sân golf... theo phong trào, dẫn đến đầu tư tràn lan, dàn trải, cạnh tranh lẫn nhau, tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp thấp.

Luật Quy hoạch năm 2017 đã tạo ra công cụ quản lý mới là quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, đề ra yêu cầu phát triển liên kết vùng, phát huy tiềm năng mỗi địa phương. Ngân sách nhà nước sẽ được điều tiết giữa các tỉnh để đảm bảo công bằng xã hội.

Nhưng chỉ điều tiết ngân sách (“cho con cá”) thôi chưa đủ, điều quan trọng là cần tạo cơ chế, động lực để người nông dân có thể tự tăng gia sản xuất, cải thiện thu nhập trên đất của mình (“cho cần câu”).

Nghị quyết 18 đã gợi mở hướng đi mới thông qua chính sách “đất kết hợp sử dụng nhiều mục đích”. Nghị quyết nêu giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp theo hướng “tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch”; “xây dựng các quy định pháp luật đối với quản lý và sử dụng đất kết hợp đa mục đích: bổ sung các quy định về đất ở kết hợp với thương mại, dịch vụ; đất nông nghiệp kết hợp với thương mại, dịch vụ”.

Ngân hàng đất nông nghiệp

Tinh thần đổi mới của dự án luật Đất đai (sửa đổi) là chuyển từ chế độ sử dụng đất đơn nhiệm (mỗi thửa đất chỉ có một mục đích) sang đa nhiệm (kết hợp nhiều mục đích). (1)

Với riêng đất trồng lúa, dự thảo một mặt quy định Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp; nhưng một mặt cũng cho phép chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, được sử dụng một tỷ lệ đất để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp (điều 186).
Chính sách sử dụng đất đa mục đích rõ ràng sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng đất, tạo công ăn việc làm, đảm bảo sinh kế cho người nông dân, giúp cải thiện thu nhập; đồng thời bổ sung nguồn thu từ tiền sử dụng đất nộp thêm cho ngân sách nhà nước.

Một giải pháp ích nước - lợi nhà nếu được triển khai hiệu quả; giúp khắc phục tình trạng bỏ hoang đồng ruộng để đưa đất nông nghiệp vào khai thác, sử dụng với hiệu quả cao nhất.

Chính sách mới này hứa hẹn tạo điều kiện thúc đẩy các loại hình du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm khám phá miệt vườn..., đặc biệt là mô hình “Farmstay” (trang trại kết hợp du lịch nghỉ dưỡng) nở rộ thời gian gần đây; tạo động lực phát triển cho vùng đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long - những “vựa lúa”.

Ngoài ra, cần giúp nông dân trở thành “nông dân chuyên nghiệp” bằng cách thúc đẩy tích tụ, tập trung đất nông nghiệp để triển khai các dự án nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn, khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, tự phát (số liệu của báo Nhân Dân năm 2017 cho thấy cả nước có 14 triệu hộ nông dân sản xuất trên khoảng 70 triệu thửa đất nông nghiệp, tổng diện tích hơn 10 triệu ha đất; trên 80% số hộ có diện tích canh tác dưới 1ha).

Chủ trương khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp thông qua mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và hình thành khu vực chuyên canh sản xuất hiện đại, chuyên môn hóa gắn với thị trường đã được nêu từ nghị quyết số 06 của Bộ Chính trị khóa 8 (năm 1998) về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Phải sau gần 25 năm, chính sách tích tụ, tập trung đất nông nghiệp mới được luật hóa trong dự thảo luật Đất đai (sửa đổi).

Nghị quyết 18 và dự thảo luật Đất đai đã đề ra cơ chế hữu hiệu để đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất nông nghiệp: thông qua Ngân hàng đất nông nghiệp - là doanh nghiệp nhà nước do Chính phủ thành lập, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận và có chức năng tạo lập quỹ đất nông nghiệp thông qua việc thuê quyền sử dụng, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng, nhận ký gửi quyền sử dụng đất nông nghiệp để cho nhà đầu tư thuê lại.

Khi Ngân hàng đất nông nghiệp ra đời, người nông dân muốn chuyển đổi sang lĩnh vực phi nông nghiệp có thể gửi đất vào ngân hàng để vừa yên tâm chuyển đổi nghề nghiệp, duy trì thu nhập từ đất của mình mà không phải lo lắng việc bị thu hồi do bỏ hoang.

Người nông dân cũng có thể trở thành “công nhân nông nghiệp” trong dự án nông nghiệp trên phần đất của mình.

Có thể tin rằng những đổi mới đột phá của nghị quyết 18 và dự thảo luật Đất đai sẽ đề ra cơ chế để sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp, đặc biệt đất trồng lúa, giúp khắc phục tình trạng bỏ hoang hoặc sử dụng sai mục đích (qua câu chuyện nuôi tôm nước lợ) và cải thiện sinh kế người dân. Luật dự kiến ban hành năm 2023 có thể trở thành bản lề trong xây dựng thể chế nhằm bảo vệ lợi ích người nông dân trên đất nước ta.

ThS Nguyễn Văn Đỉnh (Chuyên gia pháp lý độc lập)
Theo vietnamnet.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Nhật Bản triển khai mô hình sản xuất sắn tuần hoàn đầu tiên tại Việt Nam

Tân Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam: 'Vì Việt Nam, với Việt Nam và từ Việt Nam'

Phát huy vai trò nòng cốt trong quy hoạch và bảo vệ tài nguyên nước

Khẩn trương hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho đường sắt tốc độ cao

Nông nghiệp

Người mang lại giá trị sản phẩm chè Tân Cương, Thái Nguyên

Kết quả hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo Dự án 5

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Tài nguyên

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Môi trường

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UNDP ra mắt cơ chế chính sách đa bên chống ô nhiễm nhựa

Thúc đẩy hành động từ dữ liệu: Hướng tiếp cận mới cho quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam

Quảng Ninh: Nhiều kết quả nổi bật trong bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Khánh Hòa: Nhóm Môi trường xanh Đại Lãnh cùng nhau dọn rác, giữ màu xanh cùng biển

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Đắk Lắk: Du lịch biển rừng, hội tụ giao thoa hướng tới phát triển kinh tế sau sát nhập

Phía sau vết dầu loang: Hành trình trả ơn thiên nhiên của ông Phạm Văn Sơn

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn

Thời tiết ngày 10/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa rào và dông, cục bộ mưa rất to

Thời tiết ngày 9/7: Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa - Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Đắk Lắk, Khánh Hòa nắng nóng

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông