Phục hồi đất - Gieo mầm sự sống, kiến tạo tương lai

16/06/2025

TN&MTNgày 17/6 hằng năm được Liên hợp quốc chọn là Ngày Quốc tế phòng chống sa mạc hóa và hạn hán nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về nguy cơ suy thoái đất, mất rừng, biến đổi khí hậu và khan hiếm tài nguyên, những vấn đề đang đe dọa trực tiếp tới sự sống còn của con người và hành tinh.

Phục hồi đất - Gieo mầm sự sống, kiến tạo tương lai

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, suy thoái đất và mất rừng ngày càng gia tăng, tuổi trẻ Trường Đại học Lâm nghiệp chung tay bảo vệ tài nguyên đất - rừng, phục hồi sinh thái bằng việc trồng cây

Sa mạc hóa - thách thức toàn cầu chưa từng có

Trên nền đất khỏe, sự sống nảy mầm, sinh kế được bảo đảm, cộng đồng phát triển và hệ sinh thái được nuôi dưỡng bền vững. Nhưng hôm nay, nền tảng ấy đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Theo Liên hợp quốc, hiện có tới 40% diện tích đất toàn cầu đang bị suy thoái, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của hơn 3,2 tỷ người. Mỗi năm, thế giới mất khoảng 100 triệu ha đất màu mỡ. Nếu không hành động, chi phí toàn cầu do suy thoái đất và hạn hán có thể vượt 1.000 tỷ USD mỗi năm, còn tổn thất sinh thái và con người thì không gì đo đếm được.

Công ước chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc được thành lập từ năm 1994, Chính phủ Việt Nam đã ký tham gia, trở thành thành viên thứ 134 của Công ước chống sa mạc hóa (ngày 19/8/1998). Việt Nam luôn nỗ lực cam kết thực hiện Khung hành động của Công ước cũng như trách nhiệm của nước thành viên. Mục tiêu của Công ước là chống sa mạc hóa, suy thoái đất và giảm thiểu tác hại của hạn hán ở các vùng bị sa mạc hóa và suy thoái đất nghiêm trọng

Việt Nam tuy không có sa mạc tự nhiên, nhưng lại đang chịu tác động nặng nề của suy thoái đất trên diện rộng. Theo thống kê, khoảng 12 triệu ha đất đang bị thoái hóa, từ các vùng đất cát di động ven biển, đất dốc xói mòn ở miền núi phía Bắc, đến đất bạc màu ở Tây Nguyên. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh lương thực, nguồn nước, đa dạng sinh học và chất lượng sống của người dân.

Phục hồi đất, mở ra cơ hội

Trước thực trạng đó, chủ đề của Ngày Quốc tế phòng chống sa mạc hóa và hạn hán năm 2025 là “Phục hồi đất - Mở ra cơ hội”, không chỉ là một lời kêu gọi toàn cầu, mà là một định hướng hành động cấp bách và đầy triển vọng. Phục hồi đất là cơ hội để chúng ta tái thiết sinh kế, khôi phục rừng, thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo ra việc làm xanh và định hình tương lai bền vững.

Phục hồi đất - Gieo mầm sự sống, kiến tạo tương lai

Trồng cây trên Núi Luốt không chỉ là hoạt động phủ xanh đất trống mà là hành trình của tri thức gắn với hành động của sinh viên Nhà trường

Chia sẻ về vấn đề này, GS.TS.NGƯT. Phạm Văn Điển - Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp nhấn mạnh: “Phục hồi đất chính là phục hồi sự sống, nơi con người gìn giữ sinh kế, tái sinh hệ sinh thái và hành tinh tìm lại trạng thái cân bằng bền vững. Trong một thế giới có tới 40% diện tích đất đang suy thoái, phục hồi đất không chỉ là mệnh lệnh sinh thái, mà còn là cơ hội để phát triển kinh tế xanh, tạo việc làm xanh và củng cố an ninh lương thực, nguồn nước, khí hậu. Tại Việt Nam, nơi đất đang bị thoái hóa, Trường Đại học Lâm nghiệp đã tiên phong đồng hành với cộng đồng và quốc gia bằng tri thức, công nghệ và hành động, đào tạo nhân lực, nghiên cứu giải pháp, lan tỏa cảm hứng sống xanh. Chống sa mạc hóa không chỉ là bảo vệ đất, mà là bảo vệ tương lai, khẳng định trách nhiệm của nền giáo dục tiên phong trước những thách thức toàn cầu.”

Phục hồi đất - Gieo mầm sự sống, kiến tạo tương lai

Nỗ lực truyền thông môi trường, trồng cây, phục hồi cảnh quan, lan tỏa cảm hứng sống xanh…

Xác định rõ vai trò và trách nhiệm tiên phong của một cơ sở giáo dục hàng đầu trong lĩnh vực lâm nghiệp, tài nguyên và môi trường, Trường Đại học Lâm nghiệp tập trung đào tạo, xây dựng đội ngũ kỹ sư, chuyên gia có khả năng làm việc tại hiện trường, từ cải tạo đất bạc màu, trồng rừng phòng hộ, đến thiết kế mô hình nông lâm kết hợp bền vững.

Cùng đó Nhà trường, thực hiện đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, viễn thám, hệ thống thông tin địa lý và dữ liệu lớn trong đánh giá suy thoái đất, lập bản đồ phục hồi, cảnh báo sớm và giám sát kết quả.

Song song đó, Nhà trường đẩy mạnh truyền thông môi trường, trồng cây, phục hồi cảnh quan, phối hợp với các tổ chức quốc tế như UNCCD, FAO, AFoCO, JICA,... để mang giải pháp đến các vùng dễ tổn thương nhất.

Thực tế, các mô hình như Farm thông minh, Vườn cảnh quan, Rừng trong Trường và chương trình Việc làm xanh không chỉ là không gian đào tạo - trải nghiệm - khởi nghiệp, mà còn là nơi Nhà trường chuyển đổi tri thức thành hành động, tạo tác động tích cực đến môi trường và xã hội.

T.L
 

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Nhật Bản triển khai mô hình sản xuất sắn tuần hoàn đầu tiên tại Việt Nam

Tân Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam: 'Vì Việt Nam, với Việt Nam và từ Việt Nam'

Phát huy vai trò nòng cốt trong quy hoạch và bảo vệ tài nguyên nước

Khẩn trương hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho đường sắt tốc độ cao

Nông nghiệp

Người mang lại giá trị sản phẩm chè Tân Cương, Thái Nguyên

Kết quả hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo Dự án 5

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Tài nguyên

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Môi trường

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UNDP ra mắt cơ chế chính sách đa bên chống ô nhiễm nhựa

Thúc đẩy hành động từ dữ liệu: Hướng tiếp cận mới cho quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam

Quảng Ninh: Nhiều kết quả nổi bật trong bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Khánh Hòa: Nhóm Môi trường xanh Đại Lãnh cùng nhau dọn rác, giữ màu xanh cùng biển

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Đắk Lắk: Du lịch biển rừng, hội tụ giao thoa hướng tới phát triển kinh tế sau sát nhập

Phía sau vết dầu loang: Hành trình trả ơn thiên nhiên của ông Phạm Văn Sơn

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn

Thời tiết ngày 10/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa rào và dông, cục bộ mưa rất to

Thời tiết ngày 9/7: Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa - Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Đắk Lắk, Khánh Hòa nắng nóng

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông