Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường hợp tác với Viện Nghiên cứu Phát triển nữ doanh nhân Quốc tế

04/07/2025

TN&MTSáng ngày 3/7/2025 tại TP. Hà Nội, buổi làm việc giữa Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường và Viện Nghiên cứu Phát triển nữ doanh nhân Quốc tế (IWEDI) đã chính thức diễn ra trong không khí trang trọng và cởi mở. Buổi làm việc là dịp để hai bên thảo luận và thống nhất ký kết “Biên bản ghi nhớ hợp tác” nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác lâu dài, toàn diện, phát huy thế mạnh và bổ trợ lẫn nhau trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, truyền thông, đào tạo, xây dựng thương hiệu và phát triển cộng đồng.

Thúc đẩy hợp tác trong nghiên cứu, truyền thông và phát triển bền vững

Tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo của cả hai cơ quan. Về phía Viện IWEDI có bà Lê Thị Minh Hoa – Viện trưởng; bà Hoàng Thị Hạnh – Chuyên gia cố vấn, Nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Chủ tịch Hội đồng Khoa học IWEDI; cùng các Phó Viện trưởng, thành viên Hội đồng khoa học, Hội đồng cố vấn và các đơn vị trực thuộc Viện. Về phía Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường, đoàn do Tiến sĩ Đào Xuân Hưng – Tổng Biên tập Tạp chí dẫn đầu, cùng với các lãnh đạo Ban Trị sự, Ban Nội dung và đội ngũ phóng viên, biên tập viên.


TS. Đào Xuân Hưng – Tổng Biên tập Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường khẳng định việc hợp tác với Viện IWEDI là một bước đi chiến lược và đầy tiềm năng

Kế thừa tinh thần hợp tác và các nội dung đã được trao đổi trong buổi làm việc trước ngày 27/6, cuộc gặp gỡ lần này đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa hai bên. Nội dung hợp tác tập trung vào những lĩnh vực cả hai cơ quan có thế mạnh như tổ chức hội thảo, hội nghị khoa học, triển khai đề tài nghiên cứu liên quan đến nông nghiệp, môi trường, phát triển sản phẩm OCOP, du lịch xanh, xây dựng văn hoá vùng miền, thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh và bảo vệ môi trường.

Đặc biệt, các nội dung hợp tác đều gắn với các chương trình phát triển cộng đồng bền vững, trong đó phụ nữ, đặc biệt là nữ doanh nhân quốc tế, giữ vai trò then chốt. Việc gắn nghiên cứu khoa học với thực tiễn và nhu cầu của xã hội là phương châm chung được hai bên thống nhất xuyên suốt buổi làm việc.

Nhiều ý kiến phát biểu tại buổi làm việc đều ghi nhận tinh thần hợp tác tích cực, trách nhiệm và cầu thị của cả hai cơ quan. Đại diện các bên đều cho rằng việc ký kết Biên bản ghi nhớ lần này không chỉ có ý nghĩa biểu tượng, mà còn là hành động cụ thể hóa mối quan hệ gắn bó giữa Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường và Viện IWEDI, vì mục tiêu phát triển chung của xã hội và cộng đồng doanh nghiệp nữ trong nước và quốc tế.


Bà Lê Thị Minh Hoa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển nữ Doanh nhân Quốc tế (IWEDI) phát biểu tại buổi làm việc

Tăng cường phối hợp để nâng cao giá trị khoa học và cộng đồng

Phát biểu tại buổi làm việc, TS. Đào Xuân Hưng – Tổng Biên tập Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường khẳng định: việc hợp tác với Viện IWEDI là một bước đi chiến lược và đầy tiềm năng. Đồng thời, đánh giá cao tinh thần làm việc chuyên nghiệp, thiện chí và sáng tạo của đội ngũ lãnh đạo và chuyên gia của IWEDI.

Theo TS. Đào Xuân Hưng, nếu muốn phát triển bền vững và lâu dài, các tổ chức cần đồng hành cùng nhau, biết tận dụng thế mạnh của nhau và hướng tới những giá trị chung: “Tôi tin rằng, với sự phối hợp chặt chẽ giữa hai bên, chúng ta có thể triển khai được nhiều chương trình có chiều sâu, thiết thực và mang lại giá trị cao cho cộng đồng.”

Tổng Biên tập Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường cũng nhấn mạnh rằng Tạp chí hiện đang vận hành tám ấn phẩm chuyên biệt, trong đó có các ấn phẩm khoa học song ngữ, ấn phẩm điện tử, ấn phẩm về OCOP, du lịch nông nghiệp... Đây sẽ là nền tảng truyền thông và học thuật rất quan trọng để đồng hành cùng IWEDI trong các dự án nghiên cứu và truyền thông sắp tới.


TS. Đào Xuân Hưng, Tổng Biên tập Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường và bà Lê Thị Minh Hoa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển nữ doanh nhân Quốc tế (IWEDI), ký kết Biên bản thống nhất về các nội dung về chương trình tác giữa hai cơ quan

Liên quan đến việc triển khai các đề tài khoa học, TS. Đào Xuân Hưng cho biết, hằng năm Bộ Nông nghiệp và Môi trường có những khoản kinh phí đáng kể dành cho các đề tài nghiên cứu có tính khả thi cao, có đề tài lên tới 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, Tổng Biên tập Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường nhấn mạnh rằng kinh phí không phải là yếu tố then chốt quyết định thành công của đề tài. “Quan trọng là chúng ta triển khai đề tài như thế nào, nội dung có chất lượng ra sao, và giá trị thực tiễn mang lại cho cộng đồng như thế nào,” ông nói.

Cũng tại buổi làm việc, bà Lê Thị Minh Hoa – Viện trưởng Viện IWEDI – cho rằng: Buổi làm việc là minh chứng cho sự đồng lòng và quyết tâm hợp tác giữa hai bên. Bà cho biết, IWEDI luôn đề cao việc kết nối với các cơ quan nghiên cứu, truyền thông và cơ quan quản lý để tạo ra mạng lưới phát triển toàn diện, lấy phụ nữ làm trung tâm của các hoạt động đổi mới, sáng tạo và phát triển cộng đồng.

Bà Hoa chia sẻ thêm: IWEDI mong muốn cùng Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường triển khai các hoạt động cụ thể, đặc biệt là chuỗi sự kiện sẽ diễn ra ngay trong tháng 7/2025. Đây là những hoạt động có tính biểu tượng và chiều sâu văn hóa cao, bao gồm: dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ nhân ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7); trồng cây xanh tại chùa Trúc Lâm Thiên Phú (xã Phù Nham, thị xã Nghĩa Lộ cũ) trong khuôn khổ chương trình “Chùa xanh”; tổ chức tọa đàm “Văn hoá thương hiệu trà Suối Giàng” và trao tặng quà tri ân các gia đình chính sách qua chương trình “Ký ức màu xanh”.

Riêng với chương trình “Chùa xanh”, Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường (trước đây là Tạp chí Tài nguyên và Môi trường) triển khai từ năm 2021 với mục tiêu phủ xanh không gian tâm linh, gắn cây xanh với sinh kế cộng đồng. Hàng nghìn cây xanh đã được trồng tại các ngôi chùa trên cả nước, gồm các loại cây ăn quả (bưởi, xoài) và cây lấy gỗ (lim, lát). Hoạt động này không chỉ mang tính môi trường mà còn góp phần vào phát triển du lịch sinh thái và gìn giữ bản sắc văn hóa.


Buổi làm việc đã diễn ra trong không khí thân tình, cởi mở, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc gắn kết truyền thông, nghiên cứu, hành động thực tiễn giữa hai đơn vị có nhiều điểm chung về tầm nhìn và giá trị

Buổi tọa đàm “Văn hoá thương hiệu trà Suối Giàng” là một điểm nhấn quan trọng trong chuỗi sự kiện. Đây là dịp để các chuyên gia, nhà quản lý, người dân và doanh nghiệp cùng thảo luận, tìm giải pháp xây dựng thương hiệu cho sản phẩm trà Suối Giàng – một trong những đặc sản có giá trị của vùng cao Lào Cai. Sự kiện được kỳ vọng sẽ góp phần khơi dậy giá trị truyền thống, đưa trà Suối Giàng đến gần hơn với thị trường trong nước và quốc tế.

Theo hai bên, việc học hỏi từ kinh nghiệm phát triển văn hóa trà của Nhật Bản và Trung Quốc cũng là một nội dung được đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, điểm mấu chốt là cần khai thác sâu hơn vào bản sắc văn hóa bản địa: người dân sống với cây trà như thế nào, cách họ thu hái, chế biến, thưởng thức và gìn giữ cây trà cổ thụ ra sao… Những câu chuyện mang tính “di sản sống” này chính là yếu tố nền tảng để xây dựng và phát triển thương hiệu văn hóa trà Suối Giàng một cách bền vững.

Việc ký kết “Biên bản ghi nhớ hợp tác” giữa Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường và Viện IWEDI không chỉ là cột mốc ghi nhận tinh thần đoàn kết, hợp tác giữa hai tổ chức, mà còn là khởi đầu cho một giai đoạn mới – nơi các giá trị tri thức, văn hóa và trách nhiệm xã hội cùng hòa quyện để phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. Với nền tảng vững chắc về chuyên môn, sự đồng hành của các nhà khoa học, chuyên gia và đội ngũ truyền thông uy tín, hai bên tin tưởng sẽ gặt hái được nhiều thành công trong thời gian tới.

Việt Tùng

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Nhật Bản triển khai mô hình sản xuất sắn tuần hoàn đầu tiên tại Việt Nam

Tân Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam: 'Vì Việt Nam, với Việt Nam và từ Việt Nam'

Phát huy vai trò nòng cốt trong quy hoạch và bảo vệ tài nguyên nước

Khẩn trương hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho đường sắt tốc độ cao

Nông nghiệp

Người mang lại giá trị sản phẩm chè Tân Cương, Thái Nguyên

Kết quả hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo Dự án 5

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Tài nguyên

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Môi trường

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UNDP ra mắt cơ chế chính sách đa bên chống ô nhiễm nhựa

Thúc đẩy hành động từ dữ liệu: Hướng tiếp cận mới cho quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam

Quảng Ninh: Nhiều kết quả nổi bật trong bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Khánh Hòa: Nhóm Môi trường xanh Đại Lãnh cùng nhau dọn rác, giữ màu xanh cùng biển

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Đắk Lắk: Du lịch biển rừng, hội tụ giao thoa hướng tới phát triển kinh tế sau sát nhập

Phía sau vết dầu loang: Hành trình trả ơn thiên nhiên của ông Phạm Văn Sơn

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn

Thời tiết ngày 10/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa rào và dông, cục bộ mưa rất to

Thời tiết ngày 9/7: Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa - Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Đắk Lắk, Khánh Hòa nắng nóng

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông