Tháo gỡ vướng mắc trong giao khoán đất lâm nghiệp

02/06/2025

TN&MTNhững năm qua, chính sách giao khoán đất lâm nghiệp đã tạo sinh kế cho người dân, giảm áp lực lên rừng tự nhiên, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, quá trình sử dụng đất lâm nghiệp cũng phát sinh một số bất cập cần sớm khắc phục.

Tháo gỡ vướng mắc trong giao khoán đất lâm nghiệp

Hội thảo "Hiện trạng và đề xuất giải pháp giao khoán đất lâm nghiệp trong các công ty lâm nghiệp", ngày 25/4, tại Hà Nội. (Ảnh: Báo Nhân Dân)

Theo Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), việc giao khoán rừng và đất lâm nghiệp đã tạo động lực cho các cá nhân, hộ gia đình chủ động tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế. Chủ trương này mang lại những thành quả đáng ghi nhận, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Hiệu quả thiết thực

Với hơn 15 triệu ha đất lâm nghiệp, chính sách giao khoán trên cả nước hiện áp dụng cho 7 nhóm đối tượng: hộ gia đình, cá nhân trong nước; tổ chức kinh tế; cơ quan, đơn vị nhà nước; tổ chức sự nghiệp công lập; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; tổ chức phát triển quỹ đất; cộng đồng dân cư. Tại Bắc Giang, nơi có hơn 161 nghìn ha rừng và đất lâm nghiệp, phần lớn rừng sản xuất là rừng trồng, được các công ty lâm nghiệp giao khoán cho cán bộ, hộ gia đình, cá nhân chăm sóc và khai thác theo hướng bền vững.

Những năm qua, nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa, năng suất gỗ tăng từ 75-80 m³/ha/chu kỳ lên 110-125 m³. Đồng thời, các công ty đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai, tài sản và lập phương án sử dụng hiệu quả.

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bắc Giang, bốn công ty lâm nghiệp gồm Yên Thế, Lục Ngạn, Mai Sơn và Lục Nam đã được phê duyệt phương án sử dụng đất, hoàn tất đo đạc, lập bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hơn 6.000 ha. Chính sách giao khoán đất lâm nghiệp những năm qua giúp tạo việc làm, tăng thu nhập cho hàng trăm lao động địa phương. Tuy nhiên, hiện vẫn có sự chồng chéo khi áp dụng đồng thời nhiều nghị định (số 01/CP năm 1995, số 135/2005/NĐ-CP, số 168/2016/NĐ-CP) với các hình thức khoán khác nhau: theo chu kỳ cây trồng, công đoạn sản xuất, hoặc kéo dài đến 50 năm.

Cũng như Bắc Giang, Cà Mau được xác định là vùng trọng điểm phát triển lâm nghiệp, có quy mô lớn về diện tích rừng và đất lâm nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ hiện đang quản lý hơn 24 nghìn ha đất lâm nghiệp trải dài trên địa bàn 7 xã. Chính sách giao khoán đất lâm nghiệp đã giải quyết vấn đề đất sản xuất, canh tác cho hộ nghèo, hộ chính sách có công, đồng bào dân tộc thiểu số.

Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ Trần Ngọc Thảo cho biết, thu nhập nông hộ ngày càng tăng nhờ năng suất rừng trồng đạt từ 90-180 m³/ha/chu kỳ, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu chế biến gỗ. Việc chuyển đổi từ rừng tràm quảng canh sang mô hình kê liếp giúp giảm ngập úng, tăng gấp đôi sản lượng.

Ngoài nguồn thu từ trồng, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ lâm sản, các hộ còn kết hợp mô hình lâm nghiệp-ngư nghiệp: lấy mật ong, trồng cây dược liệu, rau màu, nuôi thủy sản dưới tán rừng… giúp tăng thu nhập trung bình thêm 3 triệu đồng/ha/năm, ổn định sinh kế cho 2.418 hộ. Giao khoán đất lâm nghiệp còn góp phần nâng độ che phủ rừng lên 70%, bảo tồn đa dạng sinh học, điều hòa khí hậu và tạo điều kiện phát triển nông-lâm-ngư nghiệp kết hợp du lịch sinh thái.

Nâng cao hiệu quả giao khoán đất lâm nghiệp

Thực hiện chủ trương sắp xếp, đổi mới và phát triển các công ty lâm nghiệp, công tác tổ chức sản xuất, giao nhận khoán đất thời gian qua đã có chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đất đai, tài nguyên rừng. Tuy nhiên, việc thay đổi chính sách giao khoán qua các Nghị định số 01-CP, số 135/2005/NĐ-CP và số 168/2016/NĐ-CP còn vướng mắc do thiếu hướng dẫn chi tiết, gây khó khăn trong quá trình chuyển tiếp.

Theo chuyên gia Tổ chức Forest Trends Tô Xuân Phúc, hiện nhiều công ty lâm nghiệp vẫn áp dụng đa dạng hình thức khoán, trong đó có cả những hình thức đã hết hiệu lực. Nhiều hộ dân không hợp tác ký kết hợp đồng theo quy định mới tại Nghị định số 168/2016/NĐ-CP, do từng đầu tư dài hạn trên diện tích khoán theo Nghị định số 01-CP và số 135/2005/NĐ-CP nhưng chưa có cơ chế đền bù tài sản, cây trồng.

Trong khi đó, các công ty lâm nghiệp thiếu cơ sở pháp lý để thanh lý hợp đồng cũ. Một số hộ có tâm lý chờ bàn giao đất về địa phương để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc xây dựng, quản lý và giám sát hợp đồng ở một số công ty còn lỏng lẻo, xử lý vi phạm chưa nghiêm, kéo dài trong nhiều năm.

Hội thảo "Hiện trạng và đề xuất giải pháp giao khoán đất lâm nghiệp trong các công ty lâm nghiệp", ngày 25/4, tại Hà Nội.

Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho biết, một số hộ dân chưa chấp hành đúng quy định hợp đồng, nhiều diện tích rừng trồng đặc dụng, phòng hộ không đủ mật độ cây gỗ lớn hoặc chất lượng thấp do bị cây phù trợ, cây công nghiệp, cây ăn quả lấn át; thậm chí có trường hợp cây gỗ lớn bị hủy hoại. Một số hộ còn tự ý khai thác rừng để chuyển sang trồng sai loài như sầu riêng, cà-phê. Trong khi đó, chính sách hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn hiện chưa đủ sức hấp dẫn: mức hỗ trợ chỉ 8 triệu đồng/ha đối với cây đa mục đích, cây bản địa (khai thác sau 10 năm), và 5 triệu đồng/ha cho cây gỗ nhỏ, cây phân tán (khai thác trước 10 năm).

Phó Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn Dương Xuân Triệu đề xuất sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định số 168/2016/NĐ-CP theo hướng tăng quyền chủ động sản xuất, kinh doanh cho các công ty lâm nghiệp nhà nước; đồng thời, quy định rõ việc xử lý vi phạm hợp đồng nhận khoán, đơn phương chấm dứt hợp đồng với diện tích đã bị thu hồi chuyển về địa phương. Bên cạnh đó, cần ban hành hướng dẫn cụ thể về định giá, bồi thường tài sản trên đất như cây trồng, nhà tạm, sân phơi, giếng nước, chuồng trại khi thanh lý hợp đồng.

Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ Trần Ngọc Thảo kiến nghị, cần có chính sách mới theo hướng trao quyền cho doanh nghiệp lựa chọn đối tượng nhận khoán; cho phép chuyển nhượng thành quả lao động để ký kết hợp đồng mới, tạo cơ sở pháp lý và ổn định sản xuất; đồng thời, đề xuất bỏ quy định bắt buộc đấu giá lâm sản trong một số trường hợp, bởi quy trình hồ sơ phức tạp, kéo dài thời gian, gây lỡ cơ hội thị trường, ảnh hưởng đến giá bán và tiến độ trồng rừng.

Theo nongnghiep.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Nhật Bản triển khai mô hình sản xuất sắn tuần hoàn đầu tiên tại Việt Nam

Tân Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam: 'Vì Việt Nam, với Việt Nam và từ Việt Nam'

Phát huy vai trò nòng cốt trong quy hoạch và bảo vệ tài nguyên nước

Khẩn trương hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho đường sắt tốc độ cao

Nông nghiệp

Người mang lại giá trị sản phẩm chè Tân Cương, Thái Nguyên

Kết quả hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo Dự án 5

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Tài nguyên

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Môi trường

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UNDP ra mắt cơ chế chính sách đa bên chống ô nhiễm nhựa

Thúc đẩy hành động từ dữ liệu: Hướng tiếp cận mới cho quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam

Quảng Ninh: Nhiều kết quả nổi bật trong bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Khánh Hòa: Nhóm Môi trường xanh Đại Lãnh cùng nhau dọn rác, giữ màu xanh cùng biển

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Đắk Lắk: Du lịch biển rừng, hội tụ giao thoa hướng tới phát triển kinh tế sau sát nhập

Phía sau vết dầu loang: Hành trình trả ơn thiên nhiên của ông Phạm Văn Sơn

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn

Thời tiết ngày 10/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa rào và dông, cục bộ mưa rất to

Thời tiết ngày 9/7: Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa - Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Đắk Lắk, Khánh Hòa nắng nóng

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông