Tiến mạnh ra biển, khai thác tiềm năng kinh tế biển xanh

04/02/2022

TN&MTViệt Nam được thiên nhiên ưu ái ban tặng tài nguyên “biển bạc” nhưng “vẫn đói”, bởi rất đáng tiếc là những giá trị từ biển, đảo vẫn chỉ được khai thác một cách sơ sài, bỏ ngỏ. Các nhà đầu tư lớn hiện nay khi có điều kiện, họ đi trước một bước và muốn giúp đỡ đất nước. Vì thế, khi họ làm thì các bên liên quan nên đồng thuận ủng hộ, nhất là khi đất nước muốn “mạnh về biển, làm giàu từ biển”.

Tiến mạnh ra biển, khai thác tiềm năng kinh tế biển xanh

Ảnh minh họa.

Nỗi niềm, trăn trở: “Bám bờ nhiều hơn bám biển”

Biển Việt Nam của chúng ta rất giàu và đẹp. Với gần 3.000 hòn đảo lớn nhỏ tập trung ở vùng biển ven bờ và các quần đảo ngoài khơi thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, nước ta có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế đảo. Mỗi hòn đảo quý giá như một “thỏi bạc lớn” cũng là một “cột mốc chủ quyền” và là một “chiến hạm” không thể đánh chìm trên vùng biển của đất nước. Không ít đảo có lợi thế địa lý, có thể xây dựng thành trung tâm kinh tế đảo với cơ sở hậu cần nghề cá và dịch vụ biển xa hiện đại, giúp Việt Nam tiến ra đại dương, hội nhập với thế giới.

Bên cạnh các giá trị cảnh quan nổi, nhiều đảo trên vùng biển nước ta còn quy tụ các hệ sinh thái quan trọng đối với nguồn lợi hải sản, đối với phát triển nghề cá và du lịch sinh thái biển. Trên đảo có các làng cá, di tích văn hóa và lịch sử thuần Việt phản ánh “văn hóa làng chài” và “văn minh biển cả”, hay còn gọi chung là “văn hóa ứng xử biển cả”, góp phần tạo ra các giá trị du lịch nghề cá.

Đô thị biển hiểu theo lý thuyết cũng như nhìn vào thực tiễn cho thấy chúng ta có rất nhiều tiềm năng phát triển. Tính đến nay, chúng ta mới chỉ có 10 huyện đảo ven bờ, 2 huyện đảo ngoài khơi. Ở 10 huyện đảo ven bờ, trong số 3.000 đảo nói trên, mới có 66 đảo có người sinh sống. Như vậy, đánh giá tỷ lệ rõ ràng là quá thấp. Điều này cho thấy, người Việt vẫn bám bờ nhiều hơn là bám biển. Sống trên “bạc” mà đói bởi không tích tụ được dân số, không đầu tư, không đánh thức được các giá trị từ biển, không tạo được liên kết biển - bờ. Vì thế, không gian đô thị biển phải được đặt vào vị trí xứng đáng trong bình đồ “Quy hoạch không gian biển quốc gia” trong thời gian tới.

Tất yếu phải như vậy, bởi từ thời cổ, các luồng dân cư chính yếu của Việt Nam sống tụ tập ở đồng bằng trù phú đã quen. Lúc đó dân số không đông, không có nhu cầu lớn, dựa vào khai thác tiềm năng tại chỗ là đủ, nên “xa rừng, nhạt biển”. Nếu chỉ đi chơi “ngắm rừng, nhìn biển” một chút thì họ làm được, còn bảo đến những nơi ấy mà khai thác kinh tế là ngại.

Trong tư duy ngày xưa, những đường biển khúc khuỷu, những cồn cát trải dài, nhất là dải miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận, nắng nhiều hơn mưa, đều được cho là khó khăn, thách thức, cản trở. Thậm chí, trong mắt các nhà ra quyết định đều cho đó là những “yếu thế”, còn các nhà hoạch định chính sách thì xem các đảo và ven biển thuộc nhóm “vùng sâu, vùng xa”,...

Chủ động lấn biển Cần Giờ làm khu đô thị sinh thái

Cần Giờ chính là khu vực doi/giồng cát cổ ở cửa sông xuất hiện theo quy luật tiến hóa của các châu thổ khi tiến ra biển. Quá trình tích tụ trầm tích của các dòng chảy sông hội tụ với dòng chảy dọc bờ biển đã chuyển hoá thành một vùng đồng đất. Kéo theo đó là sự tích tụ dân cư và hiện đang là một thị trấn cấp huyện, chứ không phải một khu vực ven biển “không người”.

Nếu Cần Giờ không làm khu đô thị sinh thái như phê duyệt của Chính phủ và không đầu tư cải tạo theo kế hoạch tiến biển của TP. Hồ Chí Minh thì nơi đây tương lai cũng sẽ trở thành một khu dân cư nhếch nhác, tiềm năng không được khai thác tương xứng và quỹ đất đó cũng không có giá, có thể lại rơi vào cảnh đất bị “chia lô, bán nền”. Mặt khác, nếu biết khai thác, Cần Giờ sẽ tạo ra một vị thế mới cho TP. Hồ Chí Minh và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Vị thế sẽ tạo ra tiềm năng, yếu thế sẽ chuyển thành lợi thế và lợi thế sẽ chuyển thành lợi ích. Ai cũng hiểu, mảnh đất này bình thường “không có giá” nhưng nếu quy hoạch thành khu đô thị thì mảnh đất đó sẽ tạo giá trị mới. Song, giá trị gia tăng đó không phải là do mảnh đất sinh ra mà do vị thế mới của mảnh đất đó sinh ra. Vị thế, phần lớn là do con người tổ chức lại lãnh thổ, tạo ra một vị thế mới, tạo ra lợi ích vượt trội.

Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, Cần Giờ bị ảnh hưởng rất lớn, sự dâng ngập đã hiện hữu, phải chăng nên có phương án chủ động giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Cần có những kiến trúc sư và các nhà khoa học trong và ngoài nước đồng hành vào cuộc, cùng tính toán và cộng hệ số an toàn cho nhà đầu tư yên tâm. Bài toán lo lắng cho Cần Giờ của dư luận nhân dân bao lâu nay và hiện tại có lý do và phần đúng, nhưng các nhà quả lý, các chuyên gia hoàn toàn có cách giải.

Đối với cách nhìn mới, khi chúng ta sống trong bối cảnh hội nhập quốc tế về kinh tế biển, đại dương ngày càng sâu rộng và cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 có thể giúp chúng ta khắc phục được rất nhiều rào cản, thách thức thì việc chuyển yếu thế thành lợi thế và từ lợi thế chuyển thành lợi ích như nói trên sẽ dễ dàng hơn nhiều. Những điều mà nước ta lo lắng, công nghệ sẽ giải quyết. Nếu chúng ta đặt công nghệ như một niềm tin, một giải pháp hữu ích thì không có gì phải quá lo lắng, khát vọng làm giàu từ biển của chúng ta sẽ trở thành sự thật.

Các nhà đầu tư lớn hiện nay khi họ có điều kiện, họ đi trước một bước và muốn giúp đỡ đất nước. Vì thế, khi họ làm thì nên tìm cách ủng hộ, nhất là khi đất nước muốn “mạnh về biển, làm giàu từ biển” nhưng nguồn lực còn hạn chế. Đặc biệt, việc đầu tư cho phát triển biển, đảo tốn kém hơn nhiều so với trên đất liền nhưng cho hiệu quả lớn và lâu dài hơn. Hơn lúc nào hết, giới khoa học sẽ “đồng hành cùng doanh nghiệp”, hỗ trợ doanh nghiệp cách khắc phục bằng những chỉ dẫn cụ thể, không “ngáng chân, cản trở” sự phát triển.

Đôi lời khuyến nghị

Khi khai thác lợi thế của một vùng lãnh thổ thường chú ý đến 3 yếu tố then chốt:

Thứ nhất, “tính trội”, tức là vùng lãnh thổ đó có “lợi thế so sánh” gì so với các vùng khác? Khi phát hiện ra tính trội, chúng ta sẽ tránh được bệnh “hội chứng”, không phải bắt chước trong phương án phát triển. Tức là tạo ra “thương hiệu” cho vùng lãnh thổ khi phát huy đúng lợi thế này.

Thứ hai, “tính đa dụng”, vì một hệ thống tự nhiên biển thường là đối tượng khai thác, sử dụng liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực (như có thể làm cảng, làm du lịch, nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thiên nhiên,...). Cho nên, bảo đảm hài hòa lợi ích, đặc biệt ngay từ giai đoạn sớm (quy hoạch hài hòa, thích ứng) của quá trình phát triển là một yêu cầu cấp thiết.

Thứ ba, “tính liên kết” của vùng dự kiến phát triển với các khu vực lân cận, nếu không chú trọng đúng mức vấn đề này thì khi khai thác, sử dụng dễ phá vỡ liên kết vùng, thậm chí giữa các yếu tố cấu trúc không gian nội vùng. Khi thiết kế phải nghĩ đến tính liên kết vùng, tìm ra động lực lan tỏa và giải pháp duy trì liên kết vùng.

Ví dụ, Cần Giờ phát triển sẽ tiếp sức cho TP. Hồ Chí Minh phát triển kinh tế biển theo tinh thần của Chiến lược Phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tạo chuỗi giá trị mới cho TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh lân cận và tạo vị thế mới của thành phố đối với vùng lãnh thổ phía Nam và cả nước.

Phát huy liên kết tự nhiên, chính là “độ mở” của cơ chế, chính sách phát triển. Tự nhiên cho chúng ta các lợi thế “tĩnh”, còn cơ chế, chính sách mới tạo ra lợi thế “động”, mới đánh thức tiềm năng “ngủ say”. Đánh thức tiềm năng vùng ven biển và biển chỉ có thể là cơ chế, chính sách mở, có tính “đột phá” về tư duy, tầm nhìn, được thực thi nghiêm túc và hiệu quả.

Yếu tố con người đóng vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy quá trình liên kết vùng nhanh hơn, đúng hướng hơn. Đó là chính sách ưu tiên phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, trước hết phải đầu tư mạng lưới giao thông và BVMT hợp lý, thích ứng. Nếu hạ tầng đi trước một bước và làm tốt thì quy hoạch phát triển trên nền tảng hạ tầng đó có thể giải quyết được các vấn đề môi trường, bao gồm ô nhiễm ngay từ giai đoạn sớm của phát triển.

Đà Nẵng có thể là một ví dụ điển hình, xưa kia nhỏ bé, hạ tầng yếu kém, chưa phải là thành phố phát triển. Nhưng khi có một quy hoạch tổng thể tốt, “thổi” văn hoá vào kiến trúc và quy hoạch thì lập tức tạo ra được một thành phố ven biển “đáng sống” với các công trình văn hoá, trở thành điểm đến mới hấp dẫn của du khách (như sông Hàn, các cây cầu, một số khu vực ven biển,...). Làm được như vậy thì tiềm năng của một vùng đất ven biển đã “thay da đổi thịt” với giá trị vị thế mới. Khi đất ngày càng chật, người ngày càng đông, hệ thống hạ tầng bắt buộc phải có sự đa dụng hoá, chọn lọc và được sử dụng đa mục đích.

PGS.TS. NGUYỄN CHU HỒI

Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Nhật Bản triển khai mô hình sản xuất sắn tuần hoàn đầu tiên tại Việt Nam

Tân Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam: 'Vì Việt Nam, với Việt Nam và từ Việt Nam'

Phát huy vai trò nòng cốt trong quy hoạch và bảo vệ tài nguyên nước

Khẩn trương hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho đường sắt tốc độ cao

Nông nghiệp

Người mang lại giá trị sản phẩm chè Tân Cương, Thái Nguyên

Kết quả hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo Dự án 5

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Tài nguyên

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Môi trường

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UNDP ra mắt cơ chế chính sách đa bên chống ô nhiễm nhựa

Thúc đẩy hành động từ dữ liệu: Hướng tiếp cận mới cho quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam

Quảng Ninh: Nhiều kết quả nổi bật trong bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Khánh Hòa: Nhóm Môi trường xanh Đại Lãnh cùng nhau dọn rác, giữ màu xanh cùng biển

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Đắk Lắk: Du lịch biển rừng, hội tụ giao thoa hướng tới phát triển kinh tế sau sát nhập

Phía sau vết dầu loang: Hành trình trả ơn thiên nhiên của ông Phạm Văn Sơn

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn

Thời tiết ngày 10/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa rào và dông, cục bộ mưa rất to

Thời tiết ngày 9/7: Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa - Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Đắk Lắk, Khánh Hòa nắng nóng

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông