Việt Nam hướng đến kinh tế biển xanh

24/10/2021

TN&MTKinh tế đại dương bền vững hay kinh tế canh (Blue Economy), là một khái niệm mới nổi dùng để chỉ sự phát triển của các hoạt động kinh tế biển một cách tổng hợp và bền vững.

Xu hướng kinh tế biển xanh

Kinh tế đại dương bền vững hay kinh tế canh (Blue Economy), là một khái niệm mới nổi dùng để chỉ sự phát triển của các hoạt động kinh tế biển một cách tổng hợp và bền vững. Kinh tế biển bao gồm các lĩnh vực kinh tế khác nhau: năng lượng tái tạo, du lịch biển và ven biển, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, vận tải biển, quản lý chất thải và bảo tồn biển.

Cách tiếp cận kinh tế biển bền vững thường vượt ra ngoài việc coi đại dương là nơi cung cấp các nguồn lực kinh tế duy nhất, mà còn kêu gọi bảo vệ và phục hồi các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khi tìm cách cải thiện phúc lợi của con người và công bằng xã hội. Cách tiếp cận như vậy phải lường trước và kết hợp đầy đủ các tác động của biến đổi khí hậu và đảm bảo rằng các hoạt động ứng phó với COVID-19 (kể cả các gói cứu trợ kinh tế) sẽ đóng góp vào việc phục hồi tốt hơn, vì một nền kinh tế biển công bằng, bền vững và có khả năng chống chịu hơn.

Đối với các quốc gia đang phát triển và dễ bị tổn thương, việc xây dựng các chiến lược thích ứng đầy đủ và nâng cao khả năng chống chịu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương là điều vô cùng quan trọng do những cộng đồng này phải chịu tác động của BĐKH và khủng hoảng COVID-19; đồng thời họ cũng bị tổn thương do thiếu nguồn tài chính, sinh kế thay thế hạn chế, thiếu mạng lưới an sinh xã hội và an ninh lương thực. Nếu không tiến hành các biện pháp thích ứng, theo các số liệu dự báo, mực nước biển dâng sẽ làm tăng rủi ro bão, lũ và ngập úng làm hàng triệu người phải di dời, gây thiệt hại đáng kể đến mạng sống, tài sản, cơ sở hạ tầng, sinh kế và môi trường sống, đe dọa an ninh lương thực do đứt gãy chuỗi cung ứng thực phẩm và các hệ thống phân phối.

Tiếp cận nguồn tài chính là điều vô cùng quan trọng để phát triển tốt hơn sau khủng hoảng COVID-19 và giải quyết các vấn đề BĐKH nhằm đảm bảo một nền kinh tế biển có khả năng chống chịu khí hậu và đạt được các mục tiêu SDG 13 và 14. Các quốc gia đã phát triển cam kết huy động nguồn tài chính khí hậu 100 tỷ USD mỗi năm tới năm 2020 cho các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, các hoạt động đầu tư trên thực tế vẫn chưa đạt được mức này. Kinh tế biển thường bị sao lãng trong các biện pháp kích cầu COVID-19 cho tới nay, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch đang có các tác động nghiêm trọng đối với người lao động, các cộng đồng và các lĩnh vực phụ thuộc vào Kinh tế biển. Trong thập kỷ này, các quốc gia sẽ cần tìm hiểu các cơ hội và nguồn tài chính khí hậu khác nhau, ví dụ huy động nguồn tài chính đòn bẩy từ khu vực tư nhân, nghiên cứu trái phiếu xanh và triển khai các chương trình bảo hiểm rủi ro khí hậu.

Việt Nam hướng đến kinh tế biển xanh

Ảnh minh hoạ

Việt Nam phát triển bền vững kinh tế đại dương

Theo các số liệu từ Tổng cục Thống kê và Ngân hàng thế giới, Việt Nam có hơn 70 triệu người (khoảng 72% tổng dân số) sống ở 28 tỉnh, thành phố ven biển của cả nước, đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. 83% sản lượng gạo trong nước cũng tập trung ở các tỉnh đồng bằng và ven biển thấp. Đây cũng là khu vực phát triển năng động của cả nước.

Tuy nhiên, hiện nhiều thành phố và đồng bằng ven biển đang bị sụt lún ở tốc độ đôi khi còn cao hơn nhiều tốc độ mực nước biển dâng do các nguyên nhân tự nhiên và con người, và cơ sở hạ tầng đô thị đang gặp áp lực lớn. Các rủi ro an ninh liên quan đến khí hậu cũng là một vấn đề đáng quan ngại mới quan trọng. BĐKH đã làm trầm trọng hơn và tạo ra các rủi ro an ninh toàn cầu, khu vực và quốc gia bao gồm các áp lực di cư, tái định cư và xung đột tranh giành các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng khan hiếm.

Chính trong bối cảnh đó, Việt Nam đã chọn phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững, có sự liên kết chặt chẽ với cộng đồng quốc tế.

Với vai trò là thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021 cùng với cam kết trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc đảm bảo hòa bình, an ninh, phục hồi và xây dựng lại tốt hơn sau đại dịch COVID-19, giải quyết vấn đề ô nhiễm đại dương và rác thải nhựa đại dương vì một nền kinh tế biển bền vững và có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu (BĐKH). Đồng thời tiếp tục khẳng định Việt Nam là thành viên tích cực, đối tác tin cậy và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Tháng 12 tới đây, Việt Nam đăng cai chủ trì tổ chức hội nghị quốc tế về kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với BĐKH nhằm thể hiện vai trò của mình trong phát triển bền vững kinh tế đại dương, thích ứng với BĐKH; chung tay giải quyết các vấn đề thách thức chung toàn cầu./.

Theo Bộ Công thương

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Nhật Bản triển khai mô hình sản xuất sắn tuần hoàn đầu tiên tại Việt Nam

Tân Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam: 'Vì Việt Nam, với Việt Nam và từ Việt Nam'

Phát huy vai trò nòng cốt trong quy hoạch và bảo vệ tài nguyên nước

Khẩn trương hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho đường sắt tốc độ cao

Nông nghiệp

Người mang lại giá trị sản phẩm chè Tân Cương, Thái Nguyên

Kết quả hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo Dự án 5

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Tài nguyên

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Môi trường

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UNDP ra mắt cơ chế chính sách đa bên chống ô nhiễm nhựa

Thúc đẩy hành động từ dữ liệu: Hướng tiếp cận mới cho quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam

Quảng Ninh: Nhiều kết quả nổi bật trong bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Khánh Hòa: Nhóm Môi trường xanh Đại Lãnh cùng nhau dọn rác, giữ màu xanh cùng biển

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Đắk Lắk: Du lịch biển rừng, hội tụ giao thoa hướng tới phát triển kinh tế sau sát nhập

Phía sau vết dầu loang: Hành trình trả ơn thiên nhiên của ông Phạm Văn Sơn

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn

Thời tiết ngày 10/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa rào và dông, cục bộ mưa rất to

Thời tiết ngày 9/7: Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa - Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Đắk Lắk, Khánh Hòa nắng nóng

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông